Vì sao giới đầu tư lo lắng về cuộc trưng cầu dân ý thứ 2 của Scotland?

16/03/2017 20:00
16-03-2017 20:00:00+07:00

Vì sao giới đầu tư lo lắng về cuộc trưng cầu dân ý thứ 2 của Scotland?

Trong thời gian gần đây, nhà đầu tư ngày càng gia tăng mối lo ngại về khả năng Scotland sẽ tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý thứ 2 để đòi lại độc lập chủ quyền.

Trong ngày thứ Hai, Thủ hiến Scotland, Nicola Sturgeon, cho biết bà sẽ tìm cách thông qua một cuộc trưng cầu dân ý ngay trong tuần tới. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến nỗ lực chuẩn bị cho việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) của Anh.

Bà Sturgeon, lãnh đạo của Đảng Quốc gia, cho rằng việc Scotland bị buộc phải rút khỏi EU là trái với ý muốn của quốc gia này. Còn nhớ, có tới 62% người dân Scotland đã bỏ phiếu chống lại việc rời khỏi EU trong tháng 6/2016.

Lời tuyên bố này được đưa ra chỉ vài tiếng trước khi Quốc hội Anh chính thức thông qua dự luật Brexit, theo đó cho phép Chính phủ Anh chính thức bắt đầu tiến trình rời khỏi EU.

Trong cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề độc lập của Scotland năm 2014, người dân của quốc gia này đã bỏ phiếu với tỷ lệ 55% - 45%, ủng hộ việc ở lại với vương quốc Anh, cùng với nước Anh, xứ Wales và Bắc Ireland. Tuy nhiên, bà Sturgeon cho hay mọi thứ giờ đã thay đổi rất nhiều. Chẳng hạn như việc Anh sẽ rời khỏi thị trường chung châu Âu.

Chính phủ của bà May tỏ ra không đồng tình với lời kêu gọi cho cuộc trưng cầu dân ý lần 2 của bà Sturgeon, đồng thời cho rằng điều này sẽ gây chia rẽ nội bộ và gia tăng bất ổn kinh tế trong thời điểm tồi tệ nhất.

Dĩ nhiên, lần trưng cầu dân ý này sẽ dẫn đến sự bất ổn về mặt kinh tế. Cụ thể, Scotland sẽ giải quyết nhiều bài toán khó như việc sử dụng đồng tiền nào, làm sao để giao thương với phần còn lại của Vương quốc Anh và phải làm gì với khoản nợ quốc gia của mình.

Sau đây, CNNMoney đã dẫn ra những sự bất ổn lớn nhất đối với Scotland:

1. Bài toán về đồng tiền

Nếu Scotland giành được độc lập thì họ sẽ phải quyết định đồng tiền nào được phép sử dụng tại quốc gia này. Dựa trên những chiến dịch đòi lại chủ quyền trong năm 2014, Scotland nên tiếp tục sử dụng đồng bảng Anh (GBP) trong liên minh tiền tệ với Anh. Tuy nhiên, các nhà làm luật ở Anh lại cho biết họ chưa sẵn sàng sử dụng chung đồng tiền với Scotland.

Tại thời điểm đó, đồng GBP dao động gần mức 1.65 đổi 1 USD. Cho đến nay, đồng tiền này đã sụt hơn 26% và rơi xuống mức thấp nhất trong 8 tuần tại 1.21 USD trong ngày thứ Ba (14/03).

Một phương án khả thi khác là Scotland sẽ gia nhập vào khu vực đồng tiền chung Euro. Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra vì rất có khả năng Scotland sẽ phải đăng ký gia nhập EU với tư cách là một quốc gia mới.

2. Ngành tài chính

Vẫn chưa rõ điều gì sẽ xảy ra với ngành tài chính của Scotland nếu quốc gia này quyết định tách ra khỏi Anh.

Thủ đô của Scotland, Edinburgh, được xem như trung tâm tài chính lớn thứ 2 ở vương quốc Anh chỉ sau Luân Đôn, và là nơi giao dịch của hàng loạt các công ty quản lý tài sản. Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương Scotland (RBS) cũng đặt trụ sở chính ở đó.

Nhiều ngân hàng lớn nhất đã đe dọa rời khỏi Scotland nếu quốc gia này quyết định giành được độc lập về chủ quyền trong năm 2014. Tuy nhiên, tình thế giờ đã thay đổi.

Nếu Scotland độc lập có thể ở lại EU thì quốc gia này nhiều khả năng sẽ trở thành một phương án lựa chọn đầy hấp dẫn dành cho các ngân hàng muốn bảo vệ hoạt động ở châu Âu sau khi Anh rời khỏi EU.

3. Dầu

Anh là nhà sản xuất dầu lớn nhất ở châu Âu và có khoảng 90% lượng dầu đến từ những khu vực có khả năng thuộc về Scotland.

Trong năm 2014, Chính phủ Scotland đã ước tính lượng dầu còn lại của quốc gia có tổng trị giá khoảng 1.5 ngàn tỷ GBP. Tuy nhiên, cũng trong thời điểm này, Chính phủ Anh đã cho biết lượng dầu trên chỉ có giá trị bằng 1/10 con số mà Scotland đã công bố. Và sẽ còn thấp hơn nữa vì giá dầu đã giảm từ 100 USD/thùng xuống dưới mức 50 USD/thùng.

4. Nợ quốc gia

Scotland đã bị thâm hụt ngân sách nặng nề với gần 10% GDP, dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Tài khóa (IFS) cho thấy. Đối mặt với giá dầu thấp và không có sự hỗ trợ từ phần còn lại của vương quốc Anh, một Scotland độc lập sẽ phải tìm kiếm doanh thu ở các lĩnh vực khác hoặc sẽ phải cắt giảm chi tiêu ngân sách.

Ngoài ra, Scotland còn phải tìm ra lời giải đáp cho bài toán về cách thức giải quyết phần nợ của mình trong tổng nợ của vương quốc Anh. Nếu Scotland giành được chủ quyền, thì quốc gia này có thể nợ Anh khoảng 150 tỷ GBP./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.

Các ngân hàng trung ương châu Á chật vật 'chế ngự' đô la

Các ngân hàng trung ương châu Á đang chuẩn bị ứng phó nhiều bất ổn hơn từ sự trỗi dậy của đồng đô la Mỹ khi triển vọng giảm lãi suất không chắc chắn của Mỹ trong...

Đợt tăng vốn lớn nhất cho Ngân hàng Thế giới kể từ năm 2022

Phần lớn khoản cam kết tài trợ mới nhất, khoảng 9 tỷ USD, là của Mỹ dành cho Nền tảng bảo lãnh danh mục đầu tư mới, giúp hỗ trợ các khoản vay tư nhân và đầu tư vốn...

Doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường tích trữ đô la

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ đô la Mỹ khi họ dự đoán đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ mất giá hơn nữa. Thực trạng này càng làm trầm trọng thêm đà...

Bê bối tài chính Wirecard: Kiểm toán EY rất cẩu thả

Theo các nguồn thạo tin liên quan tới cuộc điều tra, cơ quan giám sát kiểm toán Đức (Apas) nhận định hoạt động kiểm toán của EY đối với công ty thanh toán Wirecard...

Nội tệ mất giá, Hàn Quốc phát cảnh báo hiếm thấy

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cảnh báo hiếm hoi đối với những người tham gia thị trường ngoại hối sau khi đồng won nhanh chóng chạm mốc 1,400 won đổi 1 USD lần đầu tiên...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98