“Chuyển giao bắt buộc” thay cho “mua bắt buộc 0 đồng”

20/04/2017 07:42
20-04-2017 07:42:38+07:00

“Chuyển giao bắt buộc” thay cho “mua bắt buộc 0 đồng”

Nếu không am hiểu tường tận về các thuật ngữ tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang sử dụng, có lẽ đa số người đọc đã có một phen ngơ ngác và nghĩ rằng NHNN sẽ chấm dứt biện pháp mua bắt buộc, đồng nghĩa với khả năng cho ngân hàng phá sản đã rất gần kề.

* Từ nay, không mua bắt buộc 0 đồng với ngân hàng yếu kém

Ngân hàng Xây dựng là một trong ba ngân hàng đã bị mua lại với giá 0 đồng. Ảnh: T.L

Trang web chinhphu.vn trích nội dung tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 4-2017: “Về biện pháp chuyển giao bắt buộc, từ nay, Nhà nước không áp dụng biện pháp mua bắt buộc 0 đồng. Đối với trường hợp các TCTD được kiểm soát đặc biệt sau khi đã thực hiện phương án phục hồi mà không thể phục hồi, thì sẽ ưu tiên phương án chuyển nhượng cho nhà đầu tư mới, cho TCTD có năng lực tài chính tốt. Chính phủ quyết định việc chuyển giao bắt buộc TCTD được kiểm soát đặc biệt. Trường hợp không chuyển giao được mà không thể phá sản thì thu hẹp dần hoạt động để xử lý, giải thể, chấm dứt hoạt động”.

“Chuyển giao bắt buộc” là phương án gì?

“Chuyển giao bắt buộc” là khái niệm khá mới, có lẽ chỉ mới được nói nhiều trong cuộc họp Chính phủ kỳ tháng 4-2017. Dự thảo Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu (dự thảo luật) mà NHNN đang lấy ý kiến hoàn toàn không có khái niệm “chuyển giao bắt buộc”. Thay vào đó là khái niệm “mua bắt buộc” hay “mua 0 đồng”.

Dự thảo luật này giải thích: “Phương án mua bắt buộc” là phương án NHNN Việt Nam hoặc TCTD được chỉ định tham gia, góp vốn mua cổ phần bắt buộc của TCTD yếu kém. Nội dung mua bắt buộc bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây: a) Chủ thể mua; b) Giá mua 0 đồng.

Theo đó, giá mua được quy định rõ là 0 đồng bởi một trong những điều kiện để áp dụng biện pháp mua bắt buộc là “Giá trị thực của vốn điều lệ nhỏ hơn 0 đồng”. Giá trị đang âm thì không thể mua với mức giá dương (dù chỉ là tượng trưng một đồng), cũng không thể mua với mức giá âm vì không thể hạch toán kế toán. Như vậy, dự thảo luật đã nêu rõ: Mua bắt buộc TCTD thực chất là mua với giá 0 đồng.

Vậy còn “chuyển giao bắt buộc” cần được hiểu như thế nào? Theo NHNN, phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của TCTD được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ phần vốn góp, cổ phần cho TCTD được chỉ định hoặc NHNN. Đây là biện pháp áp dụng cho TCTD có thực trạng yếu kém nhất, điều kiện, quy trình, thẩm quyền cũng được quy định chặt chẽ nhất.

Trong phương án chuyển giao bắt buộc, quyền sở hữu của cổ đông sẽ được chuyển giao cho NHNN hoặc TCTD được chỉ định một cách bắt buộc, đơn vị nhận chuyển giao không phải trả chi phí gì. Như vậy, bản chất của chuyển giao bắt buộc cũng là mua bắt buộc 0 đồng. Sự khác nhau có lẽ chỉ ở chỗ mối quan hệ trong giao dịch “mua bắt buộc 0 đồng” là quan hệ mua bán, còn trong giao dịch “chuyển giao bắt buộc” là quan hệ mệnh lệnh hành chính.

Các điều kiện áp dụng biện pháp chuyển giao bắt buộc (hay mua bắt buộc)

Quay lại với các điều kiện áp dụng biện pháp mua bắt buộc TCTD, điều 28 dự thảo luật quy định có bốn điều kiện chính: 1) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 6, điều 16 và khoản 3, điều 21 luật này; 2) TCTD được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại (NHTM); 3) Việc mua bắt buộc TCTD được kiểm soát đặc biệt để tránh ảnh hưởng an toàn hoạt động của hệ thống; 4) Giá trị thực của vốn điều lệ nhỏ hơn 0 đồng.

Trong đó, điều kiện đầu tiên “thuộc trường hợp quy định tại khoản 6, điều 16 và khoản 3, điều 21 luật này” được hiểu nôm na như sau: Sau khi NHNN xác định TCTD yếu kém và áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt, TCTD sẽ được đánh giá thực trạng và ưu tiên cho xây dựng phương án phục hồi (bao gồm bán cổ phần cho nhà đầu tư mới hoặc TCTD khác). Lúc này có thể xảy ra hai trường hợp có thể dẫn đến phương án mua bắt buộc:

Thứ nhất, nếu TCTD không xây dựng được phương án phục hồi trong thời gian quy định hoặc phương án phục hồi không được NHNN và Chính phủ phê duyệt thì NHNN sẽ trình Chính phủ quyết định phương án xử lý pháp nhân (sáp nhập, hợp nhất, bán toàn bộ vốn điều lệ, giải thể, phá sản) hoặc mua bắt buộc.

Thứ hai, nếu được duyệt phương án phục hồi nhưng hết thời hạn thực hiện mà TCTD không phục hồi theo các tiêu chí nêu tại phương án hoặc NHNN xét thấy TCTD được kiểm soát đặc biệt không có khả năng phục hồi theo phương án đã được phê duyệt thì NHNN quyết định hoặc trình Chính phủ quyết định việc thực hiện phương án xử lý pháp nhân (giải thể, phá sản) hoặc mua bắt buộc.

Như vậy, trình tự xử lý các TCTD yếu kém mà NHNN đề xuất đã được Chính phủ đồng tình, chỉ thay đổi khái niệm “mua bắt buộc” bằng “chuyển giao bắt buộc”.

Ngân hàng quá tệ, nếu không cho phá sản thì phải chuyển giao bắt buộc

Theo giải trình của NHNN, về nguyên tắc, biện pháp chuyển giao bắt buộc là biện pháp cuối cùng để xử lý khi NHTM yếu kém không thể thực hiện được phương án phục hồi, cũng không thể thực hiện được phương án giải thể (do không có khả năng thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ nợ) và không thể thực hiện được phương án phá sản do tác động quá lớn đến an ninh tài chính, nền kinh tế và trật tự, an toàn xã hội.

Ai cũng biết việc giải thể hay phá sản là thuận theo quy luật thị trường và cũng đã được Chính phủ nhiều lần đề nghị cho nghiên cứu thử nghiệm. Mặc dù vậy, phá sản ngân hàng có lẽ chưa thể thực hiện trong vài năm tới do sự thiếu vắng các hành lang pháp lý, các kịch bản xử lý, nguồn lực tài chính (bảo hiểm tiền gửi) và tâm lý ỷ lại của người gửi tiền. Đấy là chưa kể đến các tác động dây chuyền sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín, vị thế của kinh tế Việt Nam đối với phần còn lại của thế giới. Tất cả các mối lo ngại ấy khiến Chính phủ và NHNN sẽ phải rất đắn đo khi tính đến biện pháp phá sản ngân hàng...

http://www.thesaigontimes.vn/159182/Chuyen-giao-bat-buoc-thay-cho-mua-bat-buoc-0-dong.html





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LPBank triển khai ngay Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 về việc tăng vốn điều lệ

LPBank vừa thông qua Nghị quyết Hội đồng Quản trị (HĐQT) về việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2024.

TPBank đặt kế hoạch lợi nhuận 7,500 tỷ tăng 34% năm 2024, kết quả tích cực ngay từ quý đầu

Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023...

Lạm phát và câu chuyện đánh đổi trong điều hành chính sách tiền tệ

Lạm phát và chính sách điều hành lãi suất từ Fed là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia...

Tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do vẫn nóng

Sức nóng của USD trên thị trường quốc tế duy trì ở mức cao khiến tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do tiếp tục leo dốc dù Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo sẵn...

Áp lực tỷ giá USD và 'bàn tay' hữu hình

Từ cuối tháng 3-2024 tới nay, đồng đôla Mỹ tiếp tục tăng giá so với nhiều đồng tiền trên thế giới, đã gây áp lực lên chính sách điều hành của nhiều nước, đặc biệt...

TS. Phạm Xuân Hòe: Tiền chạy sang vàng, ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất để thu hút tiền gửi

TS. Phạm Xuân Hòe khẳng định tiền gửi ngân hàng giảm trong quý 1 chính là do dịch chuyển sang vàng khi lợi nhuận từ việc nắm vàng từ đầu năm đã tăng lên rất cao.

Công ty tài chính đua nhau báo lỗ, thị trường tài chính tiêu dùng còn cửa sáng?

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân dự báo, trong năm nay, tình hình thị trường tài chính tiêu dùng khó có thể khởi sắc ngay, cần thêm thời gian để tạo sự đột phá.

VIB: Doanh thu tăng 8%, lợi nhuận quý 1 đạt hơn 2,500 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (HOSE: VIB) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với kết quả tích cực, bảng tổng kết tài sản vững mạnh và hiệu quả hoạt động duy...

Giá USD “nóng rực”

Tuần qua (15-19/04/2024), sức nóng của đồng USD trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng do nhu cầu nắm giữ tài sản an toàn được đẩy mạnh khi căng thẳng địa chính trị...

Bac A Bank đặt kế hoạch lãi trước thuế 2024 đạt 1,100 tỷ đồng, tăng vốn lên 11,524 tỷ

Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank, HNX: BAB) dự kiến trình ĐHĐCĐ được tổ chức vào ngày 27/04 tới đây kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng vốn...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98