ĐHĐCĐ Masan Resources: Lãi ròng 2017 tối đa 290 tỷ đồng, có thể sản xuất sản phẩm có chứa vàng

17/04/2017 19:00
17-04-2017 19:00:00+07:00

ĐHĐCĐ Masan Resources: Lãi ròng 2017 tối đa 290 tỷ đồng, có thể sản xuất sản phẩm có chứa vàng

Sáng ngày 17/04, CTCP Tài Nguyên Masan - Masan Resources (UPCoM: MSR) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2017 thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 với doanh thu thuần tối đa 5,600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tối đa 290 tỷ đồng, tăng trong khoảng 36-164% so năm 2016.

ĐHĐCĐ thường niên 2017 của MSR diễn ra vào sáng ngày 17/4/2017

Cụ thể, Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần năm 2017 dao động từ 5,380-5,600 tỷ đồng, tăng trong khoảng 33-38% so với kết quả thực hiện 2016. Lợi nhuận sau thuế dự kiến từ 150-290 tỷ đồng, tăng từ 36-164% so với năm 2016.

Theo Ban lãnh đạo, các đơn đặt hàng đối với các sản phẩm của Công ty từ các khách hàng lâu năm và các khách hàng mới đã vượt xa sản lượng của Công ty. Do đó, Công ty tự tin rằng sản lượng sản phẩm dự kiến tăng thêm trong năm 2017 sẽ được tiêu thụ hết.

Thị trường Vonfram đã tái cân bằng nhanh hơn dự báo trước đây và các khách hàng cần sản phẩm chế biến sâu đang ngày càng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung đáng tin cậy và có chất lượng bên ngoài Trung Quốc. Năm 2017 được dự báo sẽ dẫn đến giá cả hàng hóa tốt hơn nhưng vẫn còn những rủi ro bất lợi đáng lưu tâm, đó là lý do Công ty tiếp tục giữ lại lợi nhuận chưa phân phối trong năm 2016 (2,552 tỷ đồng) và không chia cổ tức để dự trù vốn cho các sự kiện khó lường trước và đầu tư vào các chương trình sáng kiến nâng cao sản lượng, cụ thể là đối với Vonfram và Flourit.

Các khoản đầu tư lớn theo kế hoạch vào các tài sản cố định trong năm 2017 dự kiến sẽ vào khoảng 800-1,000 tỷ đồng, không bao gồm các giao dịch mua bán và sáp nhập tiềm năng.

Tại đại hội, một số cổ đông đã có thái độ bức xúc trước kế hoạch lợi nhuận của MSR. Theo cổ đông, mặc dù giá Vonfram tăng 10% nhưng biên lợi nhuận kế hoạch của công ty vẫn chỉ là 2.8%, bằng năm 2016.

Ban lãnh đạo chia sẻ, hiện tại công ty đang lạc quan một cách thận trọng với việc giá Vonfram đang tăng. Năm 2017, EBITDA dự kiến khoảng 600 tỷ đồng và đang có một số dự án được kỳ vọng sẽ đem lại kết quả tốt hơn ở các năm tiếp theo.

Chia sẻ thêm về kế hoạch 2017 của MSR, Ban lãnh đạo Công ty cho biết, hiện tại doanh thu từ Vonfram chiếm khoảng 50%, sắp tới sẽ có quy trình thứ 5 để sản xuất các sản phẩm có chứa vàng.

Điểm qua về kết quả kinh doanh 2016 của MSR, mặc dù doanh thu thuần đạt khoảng 4,048 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2015 nhưng do giá vốn và chi phí tài chính tăng cao đã làm cho lãi ròng của Công ty chỉ đạt 1,153 tỷ đồng, tăng 37% so với 2016 và bằng 52% kế hoạch đặt ra. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt gần 110 tỷ đồng.

Được biết, trong năm 2016, Công ty đạt kỷ lục về sản lượng đối với tất cả các mặt hàng. Quy về cơ sở tương đương đối với Vonfram, tổng sản lượng đã tăng 26% so với năm trước, trong đó, sản lượng Vonfram tăng 24%, đồng tăng 17% và Florit cấp axit tăng 34%.

Đang chờ kết quả thanh tra từ Bộ Tài nguyên môi trường

Theo lãnh đạo của Masan Resources, ngày 23/09/2016, Bộ Tài nguyên môi trường đã ra quyết định thanh tra pháp luật môi trường về khoáng sản môi trường, đất đai và tài nguyên nước. Việc thanh tra được tiến hành dựa trên đề nghị của TUBND tỉnh Thái Nguyên và người dân xóm 3, xóm 4 tại tỉnh Thái Nguyên.

Đoàn thanh tra được thành lập gồm 31 thành viên của các Bộ: Bộ Môi trường, Bộ công thương, Công Nghệ, Bộ Công an, Sở TNMT của Thái Nguyên, các chuyên gia, cơ quan không thuộc Bộ TNMT.

Ngay sau khi công bố quyết định thanh tra, đoàn đã liên tục làm việc tại các khu vực của dự án và các cơ quan chính quyền của tỉnh, huyện. Đoàn cũng đã lấy trên 100 mẫu từ chất thải rắn, lỏng, khí tại các địa điểm khác nhau, thời gian khác nhau để phân tích. Hiện nay, công ty vẫn đang chờ thông báo kết quả từ Bộ TNMT.

Về phía MSR, công ty cho biết, đã tuân thủ mọi quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình từ xây dựng đến khai thác, vận hành dự án, tuân thủ quy định của Việt Nam về bảo vệ môi trường và áp dụng quy chuẩn quốc tế như IFC.

Báo cáo bảo vệ môi trường đều được lập thực hiện đúng quy định và gửi đúng thời gian đến các cơ quan chức năng. MSR cũng đã có kế hoạch bồi thường, hỗ trợ tái định cư, cộng đồng, cải thiện sin kế, các vấn đề an toàn cho dự án và cộng đồng./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán SSI đặt kế hoạch lãi trước thuế 2024 gần 3,400 tỷ 

HĐQT CTCP Chứng khoán SSI (HOSE: SSI) vừa thông qua kế hoạch kinh doanh trình ĐHĐCĐ thường niên 2024.

EVNGENCO3 làm việc với tập đoàn Wartsila Phần Lan về dự án Nhà máy điện linh hoạt

Sáng ngày 14/3/2024, Tổng Công ty Phát điện 3 – CTCP (EVNGENCO3) và Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình có buổi làm việc với Tập đoàn Wartsila (Phần Lan) về đề...

Doanh thu tháng 2 của VHC đạt 801 tỷ, tăng 6%

CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 2/2024 với tổng doanh thu đạt 801 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Chủ dự án Cát Bà Amatina kỳ vọng lãi 100 tỷ đồng trong năm 2024

Vinaconex-ITC, chủ dự án Cát Bà Amatina, lên kế hoạch 526 tỷ đồng doanh thu cùng mức lãi sau thuế 96 tỷ đồng trong năm 2024 dù dự báo thị trường bất động sản nghỉ...

Sonadezi Châu Đức đặt kế hoạch lãi 228 tỷ, tỷ lệ cổ tức 10%

CTCP Sonadezi Châu Đức (HOSE: SZC) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2024, với chỉ tiêu doanh thu hơn 881 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 228 tỷ đồng, lần lượt...

Bị đồn đóng cửa vì doanh số liên tục giảm, nhà sách Fahasa đang kinh doanh ra sao?

Bị tung tin thất thiệt về việc đóng cửa vì doanh số giảm, lãnh đạo nhà sách Fahasa cho rằng hành động này nhằm câu view của một số tài khoản mạng xã hội. Vậy thực...

Chứng khoán KAFI đặt mục tiêu tổng tài sản 10,000 tỷ đồng năm 2024, lãi trước thuế 300 tỷ 

CTCP Chứng khoán KAFI (KAFI) công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 với nhiều nội dung.

CEO đặt kế hoạch lãi sau thuế tăng 24%

Dù kết quả kinh doanh năm 2023 không mấy khả quan, Tập đoàn C.E.O vẫn đặt kế hoạch 2024 lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2023.

Chính thức khai trương tổ hợp khoáng nóng Nhật Bản giữa lòng Ecopark, cách hồ Hoàn Kiếm 14km

Tổ hợp khoáng nóng Mori Onsen nằm giữa lòng thành phố xanh Ecopark, rộng 2,000m2, gồm 15 bể tắm khoáng, spa, xông hơi, nhà hàng, bể bơi chính thức khai trương giúp...

ICON4 đã sử dụng hết 320 tỷ đồng của đợt chào bán năm 2022

ICON4 cho hay đã sử dụng hết số tiền 320 tỷ đồng huy động được từ đợt chào bán cách đây hơn 1 năm, trong đó dành 170 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động thực hiện các gói...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98