Điều gì đã khiến Donald Trump thay đổi quan điểm về Trung Quốc?

10/04/2017 14:32
10-04-2017 14:32:09+07:00

Điều gì đã khiến Donald Trump thay đổi quan điểm về Trung Quốc?

Trước đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa trừng phạt Trung Quốc về thương mại. Thế nhưng, giờ đây những lời đe dọa này lại được thay thế bằng một cam kết thương lượng sau khi lắng nghe quan điểm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sau đây, Bloomberg đã dẫn ra 5 biểu đồ có thể giải thích vì sao Donald Trump lại thay đổi giọng điệu của mình.

Khung cảnh chung

  • Cuộc gặp gỡ giữa Donald Trump với ông Tập tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago đã tạo ra “thiện chí cũng như tình hữu nghị”, ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter vào ngày thứ Bảy. Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cũng cho biết 2 bên đã nhất trí dành ra 100 ngày để bàn luận về thương mại.
  • Các quốc gia đồng ý giải quyết các va chạm về thương mại một cách hợp lý, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
  • Trên đường tới hội nghị thượng đỉnh tại Palm Beach, ông Trump nói với các phóng viên rằng Mỹ đã bị đối xử “không công bằng” và đã ký kết các thỏa thuận thương mại tồi tệ với Trung Quốc.

Ít phụ thuộc hơn

Quốc gia xuất khẩu lớn nhất trên thế giới ngày càng trở nên ít phụ thuộc vào nhu cầu bên ngoài vì các nhà lập pháp đang sử dụng lượng tiêu thụ trong nước làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

  • Có 40 triệu người hiện làm việc ở các lĩnh vực liên quan đến xuất khẩu tại Trung Quốc, tương ứng với 7% trong tổng số người có việc làm phi nông nghiệp, theo một ước tính của các nhà kinh tế thuộc UBS Group AG.
  • Tỷ lệ người làm trong các lĩnh vực liên quan đến xuất khẩu đã bị thu hẹp bởi lĩnh vực dịch vụ. Được biết, lĩnh vực này chiếm tới 43.5% trong tổng số lượng việc làm trong năm 2016, tăng từ mức 36.1% trong năm 2012, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho hay.

Mối liên kết

Với tư cách là nhà nhập khẩu lớn thứ 2 trên thế giới, Trung Quốc liên kết chặt chẽ với hàng loạt quốc gia trên toàn cầu. Do đó, cuộc chiến thương mại do Mỹ gây ra sẽ tác động tiêu cực đến các đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc.

  • Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với nhiều nền kinh tế. Trong đó, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Việt Nam và Singapore là những quốc gia sẽ bị tác động tiêu cực bởi bất kỳ sự bất ổn tại Trung Quốc, vốn được gây ra bởi sự va chạm về thương mại, theo UBS.
  • Các tác động của các hàng rào thuế quan mà Mỹ áp đặt lên Trung Quốc sẽ lan xa hơn ra các quốc gia như Đức và các quốc gia khác ở châu Âu thông qua các chuỗi cung ứng trong và ngoài Trung Quốc, theo một báo cáo Oxford Economics trong tháng 2/2017.

Phản tác dụng

Một cuộc chiến thương mại sẽ đe dọa đến mối liên kết chuỗi cung ứng giữa Trung Quốc với các nhà sản xuất thiết bị điện tử của Mỹ.

  • Mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Trung Quốc tới Mỹ và các quốc gia khác là các sản phẩm điện tử, bao gồm điện thoại di động và máy tính, theo UBS.
  • Còn Mỹ là nhà cung ứng quan trọng nhất tới Trung Quốc. Theo báo cáo của Oxford Economics: “Điều này minh họa cho bản chất 2 chiều của các chuỗi cung ứng và cho thấy việc bảo hộ thương mại có thể quay trở lại tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất của Mỹ”.

Các công ty đa quốc gia

Một cuộc chiến thương mại sẽ gây tổn thương đến các công ty đa quốc gia đang nhắm tới Trung Quốc là động lực chính để tăng trưởng doanh thu.

  • Các công ty đa quốc gia chủ chốt của Mỹ có thể là những người vận động hành lang cho Trung Quốc, Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa (CCG) cho biết trong một báo cáo tháng 1/2017.
  • Các công ty Mỹ đã vận động Quốc hội Mỹ để trao sự đãi ngộ tối huệ quốc (Most Favoured Nation) cho Trung Quốc mỗi năm trước khi quốc gia này tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới trong năm 2001, CCG cho biết. Hiện nay, Trung Quốc vẫn có thể làm việc với những công ty đa quốc gia để đẩy mạnh mối quan hệ song phương bền vững.

Trường hợp tội tệ nhất

Thậm chí trong kịch bản tồi tệ nhất, các tác động lên nền kinh tế Trung Quốc vẫn có thể được kiểm soát.

  • Ngay cả trong trường hợp Mỹ áp đặt thuế suất 15% lên hàng xuất khẩu từ Trung Quốc, thì tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc chỉ giảm bớt 0.5%, UBS ước tính.
  • Với việc Trung Quốc đang theo đuổi mục tiêu tăng trưởng ổn định hơn ở mức 6.5% (hoặc cao hơn nếu có thể), những tác động từ hàng rào thuế quan của Mỹ tới Trung Quốc vẫn có thể được kiểm soát.

Những biểu đồ trên có thể giúp giải thích sự tự tin của các quan chức Trung Quốc trong những ngày viếng thăm Mỹ. Jiang Shan, cựu Tổng Giám đốc khu vực Châu Mỹ và Châu Đại dương tại Bộ Thương mại Trung Quốc, cho hay: “Chúng tôi không muốn một cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên, nếu chiến tranh thương mại có xảy ra thì chúng tôi cũng không sợ”./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đợt tăng vốn lớn nhất cho Ngân hàng Thế giới kể từ năm 2022

Phần lớn khoản cam kết tài trợ mới nhất, khoảng 9 tỷ USD, là của Mỹ dành cho Nền tảng bảo lãnh danh mục đầu tư mới, giúp hỗ trợ các khoản vay tư nhân và đầu tư vốn...

Doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường tích trữ đô la

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ đô la Mỹ khi họ dự đoán đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ mất giá hơn nữa. Thực trạng này càng làm trầm trọng thêm đà...

Bê bối tài chính Wirecard: Kiểm toán EY rất cẩu thả

Theo các nguồn thạo tin liên quan tới cuộc điều tra, cơ quan giám sát kiểm toán Đức (Apas) nhận định hoạt động kiểm toán của EY đối với công ty thanh toán Wirecard...

Nội tệ mất giá, Hàn Quốc phát cảnh báo hiếm thấy

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cảnh báo hiếm hoi đối với những người tham gia thị trường ngoại hối sau khi đồng won nhanh chóng chạm mốc 1,400 won đổi 1 USD lần đầu tiên...

Các đồng tiền ở thị trường mới nổi rơi xuống đáy mới trong năm 2024

Sự trở lại mạnh mẽ của đồng USD đã giáng đòn nặng nề tới các đồng tiền trên toàn cầu trong ngày 16/04, làm suy yếu nhiều đồng tiền châu Á và có thể buộc các quan...

Nhật Bản: Đồng yen giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ năm 1990

Trong bối cảnh đồng USD tăng mạnh sau khi Fed công bố dữ liệu kinh tế, trong phiên giao dịch ngày 15/4, 154,28 yen đổi 1 USD, mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng...

Giới chuyên gia nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2024

Tờ The Wall Street Journal (WSJ) ngày 14/4 dẫn kết quả thăm dò quý mới nhất cho thấy giới lãnh đạo doanh nghiệp và học giả kinh tế đã hạ nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào...

Các nền kinh tế mới nổi và phát triển thận trọng trước đồng USD tăng giá

Trước sức mạnh của đồng USD, ngay cả các nền kinh tế có quy mô như Australia, Canada và EU cũng chứng kiến đồng nội tệ suy yếu với tốc độ mất giá lần lượt là 4,4%...

Triển vọng tín dụng toàn cầu năm 2024 ngày càng tồi tệ

Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội các nhà quản lý danh mục tín dụng quốc tế (IACPM), các nhà quản lý danh mục đầu tư và tài sản tại một số tổ chức tài chính lớn...

Đồng USD vẫn giữ vị trí ổn định trong dự trữ ngoại hối của nhiều nước

Khảo sát của IMF cho thấy tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối của các nước tăng 0,2 điểm phần trăm, lên 58,4% trong năm 2023, tuy khiêm tốn nhưng là mức...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98