Donald Trump áp đặt thuế lên gỗ từ Canada, NAFTA sẽ ra sao?

25/04/2017 13:33
25-04-2017 13:33:09+07:00

Donald Trump áp đặt thuế lên gỗ từ Canada, NAFTA sẽ ra sao?

Chính quyền Donald Trump đang dội một gáo nước lạnh vào Canada với việc áp đặt thuế suất lên tới 24% vào lượng gỗ xẻ nhập vào Mỹ, CNNMoney cho hay.

Đây là hàng rào thuế quan đầu tiên được áp đặt dưới thời Donald Trump – người đã lên tiếng đe dọa áp đặt thuế lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Mexico trong suốt chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ. Quyết định hôm thứ Hai chắc chắn sẽ dẫn đến xung đột và có thể làm dấy lên nỗi lo sợ về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Canada.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ, Wilbur Ross, cho biết hàng rào thuế quan trên đã được đưa ra sau thất bại của cuộc đàm phán thương mại về các sản phẩm làm từ sữa.

“Đây là một tuần tồi tệ đối với mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Canada”, ông Ross cho biết.

Các hàng rào thuế quan của Donald Trump được đưa ra trong bối cảnh Mỹ, Canada và Mexico chuẩn bị tái thương lượng Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Trước đó, ông Trump đã hướng gần như tất cả mọi sự chỉ trích về NAFTA vào Mexico – điều này làm quyết định ngày thứ Hai (hướng vào Canada) trở nên bất ngờ hơn nữa.

Khi Thủ tướng Canada, Justin Trudeau, viếng thăm Donald Trump vào tháng 2/2017, ông Trump cho biết ông chỉ muốn “điều chỉnh” quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia.

Được biết, mức thuế nhập khẩu từ 3-24% áp dụng đối với 5 công ty sản xuất gỗ xẻ Canada (West Fraser Mills, Tolko Marketing and Sales, J.D. Irving, Canfor Corporation và Resolute FP Canada. Trong đó, West Fraser Mills sẽ phải trả mức thuế cao nhất là 24%). Còn các công ty sản xuất gỗ xẻ khác ở Canada bị áp mức thuế gần 20%.

Việc áp đặt thuế nhập khẩu được cho là nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các công ty sản xuất gỗ Mỹ.

Các công ty gỗ xẻ Mỹ đã cáo buộc các công ty Canada đã được Chính phủ Canada hỗ trợ, qua đó tạo ra sân chơi không công bằng với các công ty Mỹ.

Tổng giá trị của lượng gỗ xẻ mềm nhập khẩu vào Mỹ từ Canada lên tới con số 5.6 tỷ USD trong năm 2016, Bộ Thương mại Mỹ cho biết.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết mức thuế nhập khẩu này chỉ mới là quyết định ban đầu và quyết định cuối cùng sẽ được công bố vào tháng 9/2017. Liên minh giữa các công ty sản xuất gỗ xẻ Mỹ (U.S. Lumber Coalition) – đại diện cho cả ngành gỗ - cho biết thuế nhập khẩu trên có thể có hiệu lực vào tuần tới. Tuy nhiên, Bộ Thương mại Mỹ vẫn chưa làm rõ thông tin trên.

Chính quyền Mỹ vẫn chưa giải thích tại sao họ lại áp đặt thuế suất từ 3-24% lên 5 công ty trên hoặc tại sao các công ty còn lại phải đóng thuế nhập khẩu 20%. Bộ Thương mại Mỹ chỉ cho biết rằng các mức thuế trên tương xứng với khoản hỗ trợ mà các công ty gỗ nhận được từ Chính quyền Canada.

Ngay lập tức, các công ty Canada lên tiếng phản đối kịch liệt đối với quyết định trên.

Một phát ngôn viên của Resolute (1 trong 5 công Canada kể trên) cho biết: “Hoạt động thương mại bị kiểm soát theo hướng có lợi cho các ông lớn sản xuất gỗ ở Mỹ, nhưng lại tác động tiêu cực đến người tiêu dùng Mỹ và hàng triệu người Mỹ đang làm việc chăm chỉ trong lĩnh vực nhà ở”.

Các nhà lãnh đạo Canada cũng lên tiếng chỉ trích động thái của Mỹ.

Bộ trưởng Ngoại giao Canada, Chrystia Freeland, và Bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên, Jim Carr, cho biết trong một tuyên bố chung rằng: “Chính phủ Canada kịch liệt phản đối với quyết định áp đặt thuế hải quan của Bộ Thương mại Mỹ”.

Các xung đột về ngành gỗ không có gì mới lạ cả, và đây không phải là lần đầu tiên Mỹ áp đặt thuế hải quan lên gỗ từ Canada.

Trên thực tế, thuế hải quan đánh trên gỗ xẻ từ Canada đã có từ vài thập kỷ trước. Trong thập niên 80, các công ty gỗ ở Mỹ đã bắt đầu cáo buộc rằng các công ty Canada được Chính quyền nước này hỗ trợ. Năm 2002, Mỹ đã áp đặt thuế 30% lên gỗ xẻ mềm từ Canada. Điều này đã khiến các công ty gỗ xẻ Canada mất 30,000 việc làm tại thời điểm đó.

Chính quyền Canada đã liên tục phủ nhận việc hỗ trợ các công ty gỗ xẻ. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đứng về phía của Canada vào năm 2004, hai bên Mỹ và Canada đã tiến tới một thỏa thuận tạm thời trong năm 2006 và thỏa thuận này đã hết hạn từ tháng 10/2016.

Bất chấp thỏa thuận trên, các công ty gỗ ở Mỹ tiếp tục cáo buộc rằng các đối thủ Canada có một lợi thế không công bằng, qua đó cho phép họ bán gỗ ở thị trường Mỹ ở mức giá mà các công ty Mỹ không thể bán được.

Các công ty gỗ ở Mỹ đã tỏ ra vui mừng ngay sau quyết định ngày thứ Hai.

Cameron Krauss, Phó Chủ tịch phụ trách pháp lý của Liên minh các công ty sản xuất gỗ Mỹ, cho biết: “Quyết định hôm nay đã xác nhận rằng các nhà sản xuất gỗ của Canada đã được Chính phủ hỗ trợ và hưởng lợi từ các chính sách xác định giá gỗ”.

Về phía Canada, Resolute phản đối lời cáo buộc trên. Các quan chức Canada đã gọi cáo buộc đó là “vô căn cứ”.

Động thái trên diễn ra khi không có bước đột phá nào trong cuộc đàm phán giữa Mỹ và Canada về hàng rào thuế quan đối với các sản phẩm làm từ sữa. Từ lâu, Canada đã đánh thuế lên các sản phẩm từ sữa của Mỹ. Theo Bộ Nông nghiệp Canada, một số hàng hóa sữa xuất khẩu của Mỹ, phụ thuộc vào hàm lượng chất béo, phải đối mặt với mức thuế cao tới 292%.

Hàng rào thuế quan của Canada lên các sản phẩm sữa đã được miễn trừ trong NAFTA. Đây cũng là một trong số vài lĩnh vực vẫn còn tồn tại hàng rào thuế quan.

Điều này có thể thay đổi khi Canada, Mexico và Mỹ bắt đầu tái thương lượng NAFTA./.







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kế hoạch đánh thuế người giàu vẫn tiến triển chậm trên quy mô toàn cầu

Vào cuối năm 2021, hơn 140 quốc gia đã nhất trí áp thuế tối thiểu đối với các tập đoàn đa quốc gia theo đề xuất của OECD, nhưng tới nay tiến triển vẫn còn hạn chế.

Chứng khoán thăng hoa, tài sản của giới siêu giàu ở Mỹ tăng lên 44,600 tỷ đô

Top 1% những người giàu nhất nước Mỹ sở hữu khối tài sản lên tới 44,600 tỷ USD vào cuối quý 4/2023, chủ yếu là nhờ sự thăng hoa của thị trường chứng khoán.

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98