Hơn 15 tỷ USD đã đổ bộ vào các thị trường mới nổi châu Á trong tháng 3

11/04/2017 14:27
11-04-2017 14:27:47+07:00

Hơn 15 tỷ USD đã đổ bộ vào các thị trường mới nổi châu Á trong tháng 3

Nhà đầu tư nước ngoài đang đổ xô rót vốn vào các thị trường mới nổi ở khu vực châu Á, đặc biệt là thị trường chứng khoán, Business Insider cho hay.

Theo một nghiên cứu mới của ANZ được công bố trong ngày 11/04, dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi châu Á đã lên tới con số 15.3 tỷ USD trong tháng 3/2017, qua đó đánh dấu tháng hút vốn mạnh nhất kể từ giữa năm 2016.

Đây cũng là tháng hút vốn thứ 3 liên tiếp và góp phần bù đắp cho làn sóng rút vốn trong 3 tháng cuối năm 2016.

Như được mô tả trong biểu đồ của ANZ ở dưới đây, đà suy yếu kéo dài của đồng USD so với các đồng tiền của châu Á dường như đã làm gia tăng tính hấp dẫn của khu vực này.

Chưa hết, mẫu hình quá khứ cho thấy đồng USD có xu hướng dịch chuyển nghịch chiều với dòng vốn chảy vào khu vực châu Á.

Trump trade là chiến lược đầu tư dựa vào niềm tin rằng Donald Trump sẽ làm tăng lạm phát và lợi suất trái phiếu cũng leo dốc , theo đó nhà đầu tư sẽ bán ra trái phiếu và mua vào cổ phiếu.

Theo ông Khoon Goh, Trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á tại ANZ, dòng vốn vào trong tháng 3/2017 không chỉ do nhà đầu tư đã mất tin tưởng vào cái gọi là “Trump trade” mà còn xuất phát từ tâm lý lạc quan về triển vọng kinh tế của khu vực châu Á. Được biết,  Trump trade đã góp phần thúc đẩy đồng bạc xanh, chứng khoán cũng như lợi suất trái phiếu tăng cao sau chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

“Sự mất niềm tin của nhà đầu tư vào Trump trade là một phần lý do đằng sau dòng vốn chảy vào châu Á. Và còn nhiều lý do khác nữa”, ông cho biết.

“Theo quan điểm của chúng tôi, đà hút vốn của khu vực châu Á cũng là một dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư đã phản ánh các kỳ vọng về đà tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực này, bao gồm cả khả năng các ngân hàng trung ương châu Á sẽ sớm gia nhập vào chu kỳ thắt chặt chính sách giống như Fed”.

“Đà hồi phục mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu cũng như dữ liệu PMI lạc quan chắc chắn đã gia tăng hy vọng của nhà đầu tư”.

Khớp với quan điểm lạc quan trên, nhà đầu tư rõ ràng đang ủng hộ các tài sản biến động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là cổ phiếu. Trong đó, thị trường cổ phiếu châu Á hút vốn gấp 4 lần so với thị trường trái phiếu.

“Thị trường cổ phiếu dẫn đầu đà hút vốn với tổng cộng 12.4 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với mức hút vốn 2.9 tỷ USD của thị trường trái phiếu”, ông Goh cho hay.

Bảng dưới đây của ANZ cho thấy cụ thể hơn về dòng vốn ròng đã chảy vào chứng khoán ở các thị trường mới nổi châu Á trong 6 tháng qua.

Cụ thể, trong tháng 3/2017, lượng vốn chảy vào thị trường cổ phiếu đạt kỷ lục ở mọi thị trường ngoại trừ Philippines. Về phía thị trường trái phiếu, dòng vốn chảy vào tất cả thị trường ngoại trừ Malaysia. Cổ phiếu trên thị trường Malaysia bị bán ròng 5.9 tỷ USD.

Điều này có khả năng là do việc áp dụng kỷ luật nghiêm khắc của Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) nhằm hạn chế độ biến động của đồng ringgit.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán ở Ấn Độ lại tỏ ra khá thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, họ đã rót 9.1 tỷ USD vào thị trường này trong tháng 3/2017, tháng tăng mạnh nhất trong lịch sử ghi nhận của ANZ.

Đà hồi phục của Ấn Độ đã hấp dẫn sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài. Được biết, vào ngày 08/11/2016, Thủ tướng Ấn Độ đã quyết định cấm lưu hành tờ tiền mệnh giá 500 rupee và 1,000 rupee nhằm hạn chế nạn tham nhũng cũng như chống việc sử dụng tiền giả.

Tuy rằng không phải tất cả thị trường đều thu hút dòng vốn vào trong tháng 3/2017, nhưng nhìn chung nhà đầu tư nước ngoài đã tỏ ra lạc quan hơn về triển vọng của khu vực châu Á.

Mặc cho tâm lý lạc quan đang hiện diện ở khắp châu Á, nhưng ông Goh cho rằng vẫn còn đó lý do để tỏ ra cẩn trọng trong tương lai.

“Vẫn còn quá sớm để kỳ vọng sẽ có sự hồi phục trong hoạt động xuất khẩu ở thời điểm này”, ông cho biết. “Để dòng vốn vào được bền vững, dữ liệu cần phải cho thấy đà hồi phục trên phạm vi rộng hơn chứ không chỉ là trong ngắn hạn. Các tình trạng căng thẳng địa chính trị gần đây cũng là một lời nhắc nhở rằng thị trường đã quá lạc quan về các rủi ro gần đây”./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ông trùm điện thoại Huawei hồi sinh trong năm 2023, lãi tăng gấp đôi

Gã khổng lồ Trung Quốc Huawei Technologies cho biết lãi ròng tăng hơn 114% trong năm 2023, với toàn bộ mảng kinh doanh đều tăng trưởng.

S&P 500 ghi nhận quý 1 tăng tốt nhất kể từ năm 2019

Chỉ số S&P 500 tăng điểm vào ngày thứ Năm (28/03), ghi nhận quý đầu tiên tăng tốt nhất trong 5 năm.

JPMorgan: Thị trường chứng khoán Mỹ đã quá đông đúc, có thể lao dốc bất kỳ lúc nào

Đi ngược với xu hướng lạc quan trên Phố Wall, vị chuyên gia tại JPMorgan cảnh báo chứng khoán Mỹ có thể quay đầu bất kỳ lúc nào khi giá cả đã phản ánh nhiều yếu tố...

Dow Jones tăng hơn 450 điểm, S&P 500 lập kỷ lục mới

Chỉ số S&P 500 khởi sắc vào ngày thứ Tư (27/03), khép phiên tại mức cao kỷ lục khi chỉ số này hướng đến ghi nhận quý đầu tiên tăng tốt nhất kể từ năm 2019.

Bán tháo hơn 6 tỷ USD, khối ngoại tháo chạy khỏi chứng khoán Thái Lan

Thị trường chứng khoán Thái Lan vẫn chưa thể hồi sinh như kỳ vọng của nhiều chuyên gia.

S&P 500 giảm 3 phiên liên tiếp

Chỉ số S&P 500 đã giảm phiên thứ 3 liên tiếp vào ngày thứ Ba (26/03).

Hàng loạt lãnh đạo Boeing từ chức giữa khủng hoảng về dòng máy bay 737 Max

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng an toàn của dòng máy bay 737 Max, Dave Calhoun sẽ rời vị trí CEO của Boeing vào cuối năm nay.

Dow Jones giảm hơn 150 điểm vào đầu tuần

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Hai (25/03) để khởi đầu một tuần giao dịch rút ngắn, khi đà leo đốc đưa Phố Wall lên các mức cao kỷ lục tạm dừng.

Thị trường IPO Hồng Kông chờ được ‘hâm nóng’ bởi các chuỗi trà sữa

Sau nhiều năm suy giảm, thị trường chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Hồng Kông trông chờ vào các thương vụ niêm yết sắp tới của nhiều chuỗi cửa hàng...

Dow Jones giảm hơn 300 điểm

Chỉ số Dow Jones giảm điểm vào ngày thứ Sáu (22/03), nhưng vẫn ghi nhận tuần tăng tốt nhất từ đầu năm đến nay sau những phiên lập kỷ lục liên tiếp.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98