IMF: Triển vọng tăng trưởng của Mỹ có thể thay đổi

19/04/2017 14:00
19-04-2017 14:00:00+07:00

IMF: Triển vọng tăng trưởng của Mỹ có thể thay đổi

Nền kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng mạnh hơn trong năm nay, nhưng dự báo lạc quan này có thể thay đổi nếu các lời cam kết cải cách thuế của Tổng thống Donald Trump không trở thành hiện thực, CNNMoney cho hay.

Trước thềm cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo tài chính thế giới tại Washington trong tuần này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công bố báo cáo quan trọng nhất của họ về nền kinh tế thế giới. Trong đó, IMF dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2.3% trong năm nay và 2.5% trong năm 2018, cao hơn nhiều so với mức 1.6% trong năm trước.

Việc IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2017 được thúc đẩy bởi kỳ vọng Mỹ sẽ cắt giảm thuế suất và sự cải thiện của niềm tin người tiêu dùng lẫn các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, IMF cũng dự báo 5 nền kinh tế lớn nhất châu Âu cũng sẽ tăng trưởng nhanh hơn. Đáng chú ý nhất, nền kinh tế toàn cầu được IMF dự báo tăng trưởng 3.5% trong năm 2017.

Kể từ khi Donald Trump thắng cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2016, các kỳ vọng về việc nới lỏng chính sách tài khóa ở Mỹ đã góp phần nhấc bổng giá trị đồng USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ.

Các lời cam kết theo đuổi các chính sách thúc đẩy tăng trưởng của Donald Trump - như hủy bỏ quy định tài chính Dodd-Frank, cải cách thuế, cũng như thay thế hoặc phá bỏ đạo luật Obamacare - đã góp phần gia tăng kỳ vọng của nhà đầu tư.

“Chính kỳ vọng về những sự thay đổi chính sách đã thúc đẩy các thị trường tài chính và cải thiện tâm lý doanh nghiệp, qua đó có thể đẩy mạnh đà tăng hiện tại”, báo cáo IMF nói rõ.

Tuy nhiên, dự báo của IMF có thể bị đảo ngược nếu các nỗ lực thay đổi chính sách của chính quyền mới tiếp tục gặp nhiều trắc trở. Được biết, nỗ lực thông qua dự luật chăm sóc sức khỏe mới của Đảng Cộng hòa (GOP) đã thất bại trong tháng trước, và các nhà lập pháp GOP có thể vướng phải một trở ngại khác nếu họ không thể khai thác được khoản tiền tiết kiệm được từ dự luật chăm sóc sức khỏe để hỗ trợ cho kế hoạch thuế.

“Nếu các cam kết không trở thành hiện thực như kỳ vọng, chúng tôi sẽ phải xem xét lại triển vọng tăng trưởng của Mỹ”, Maurice Obstfeld, Chuyên gia kinh tế hàng đầu tại IMF, cho biết trong suốt cuộc họp báo. Bên cạnh đó, ông còn nói thêm rằng các biện pháp kích thích tài khóa cho tới nay vẫn đang trong quá trình thực hiện, trong đó nhiều thành phần của chính sách còn đang tranh cãi.

Theo dự kiến, IMF sẽ đưa ra các dự báo kinh tế kế tiếp vào tháng 7/2017.

Đã có các dấu hiệu cho thấy sự trì hoãn sắp xảy ra. Bằng chứng mới nhất là trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times hôm thứ Hai, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Steven Mnuchin, cho biết kế hoạch tiến hành cải cách thuế vào tháng 8 có khả năng không thực hiện được do thất bại trong việc thông qua dự luật cải tổ hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Dẫu vậy, ông Mnuchin vẫn giữ quan điểm cho rằng kế hoạch cải cách thuế sẽ được hoàn tất trong năm 2017.

Trong những tuần gần đây, chính quyền Donald Trump đã tái ưu tiên các nỗ lực thông qua dự luật chăm sóc sức khỏe trước khi giải quyết kế hoạch cải cách thuế. Trước đó, ông Trump cho biết một trong những lý do cho việc này là ông đang phụ thuộc vào khoản tiền tiết kiệm được từ dự luật chăm sóc sức khoẻ để hỗ trợ cho kế hoạch cải cách thuế.

Nhìn vào nền kinh tế toàn cầu, các chuyên gia kinh tế IMF cho biết đây vẫn là một câu hỏi mở: trong bối cảnh đang diễn ra tranh chấp thương mại, bất ổn chính trị và các vấn đề nợ của Trung Quốc hiện nay thì liệu các dấu hiệu tăng trưởng có tiếp tục được duy trì hay không?

Theo báo cáo của IMF, một số các yếu tố có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế là lập trường bảo hộ thương mại, lộ trình nâng lãi suất nhanh hơn dự kiến của Fed, và kế hoạch nới lỏng quy định ở Mỹ./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nội tệ mất giá, Hàn Quốc phát cảnh báo hiếm thấy

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cảnh báo hiếm hoi đối với những người tham gia thị trường ngoại hối sau khi đồng won nhanh chóng chạm mốc 1,400 won đổi 1 USD lần đầu tiên...

Các đồng tiền ở thị trường mới nổi rơi xuống đáy mới trong năm 2024

Sự trở lại mạnh mẽ của đồng USD đã giáng đòn nặng nề tới các đồng tiền trên toàn cầu trong ngày 16/04, làm suy yếu nhiều đồng tiền châu Á và có thể buộc các quan...

Nhật Bản: Đồng yen giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ năm 1990

Trong bối cảnh đồng USD tăng mạnh sau khi Fed công bố dữ liệu kinh tế, trong phiên giao dịch ngày 15/4, 154,28 yen đổi 1 USD, mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng...

Giới chuyên gia nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2024

Tờ The Wall Street Journal (WSJ) ngày 14/4 dẫn kết quả thăm dò quý mới nhất cho thấy giới lãnh đạo doanh nghiệp và học giả kinh tế đã hạ nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào...

Các nền kinh tế mới nổi và phát triển thận trọng trước đồng USD tăng giá

Trước sức mạnh của đồng USD, ngay cả các nền kinh tế có quy mô như Australia, Canada và EU cũng chứng kiến đồng nội tệ suy yếu với tốc độ mất giá lần lượt là 4,4%...

Triển vọng tín dụng toàn cầu năm 2024 ngày càng tồi tệ

Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội các nhà quản lý danh mục tín dụng quốc tế (IACPM), các nhà quản lý danh mục đầu tư và tài sản tại một số tổ chức tài chính lớn...

Đồng USD vẫn giữ vị trí ổn định trong dự trữ ngoại hối của nhiều nước

Khảo sát của IMF cho thấy tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối của các nước tăng 0,2 điểm phần trăm, lên 58,4% trong năm 2023, tuy khiêm tốn nhưng là mức...

KPMG và Deloitte đối mặt mức phạt lớn nhất trong lịch sử ngành kiểm toán Mỹ

PCAOB đã áp đặt mức phạt 25 triệu USD đối với KPMG chi nhánh Hà Lan và 2 triệu USD đối với các chi nhánh của Deloitte ở Indonesia và Philippines, vì hành vi gian...

Fitch hạ triển vọng tín nhiệm nợ của Trung Quốc xuống mức tiêu cực

Fitch Ratings hạ triển vọng tín nhiệm nợ nước ngoài dài hạn của Trung Quốc từ ổn định xuống mức tiêu cực do rủi ro tài chính công tăng lên khi Bắc Kinh chuyển đổi...

Đồng yen giảm giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Ngay sau diễn biến về việc đồng yen giảm giá kỷ lục, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết Nhật Bản sẽ hành động phù hợp và không loại trừ bất cứ phương án nào...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98