Băn khoăn về sự gấp gáp của nghị quyết xử lý nợ xấu

23/05/2017 15:03
23-05-2017 15:03:30+07:00

Băn khoăn về sự gấp gáp của nghị quyết xử lý nợ xấu

Quốc hội thảo luận tại tổ về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2018 và điều chỉnh chương trình 2017...

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM).

"Có dư luận cho rằng nghị quyết này có thể giúp một số người thoát khỏi trách nhiệm trong những sai phạm vừa rồi, khiến ngân sách nhà nước phải lãnh mấy chục ngàn tỷ đồng nợ xấu".

Ý kiến này được đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) nêu khi Quốc hội thảo luận tại tổ về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2018 và điều chỉnh chương trình 2017 sáng 23/5.

Tại tờ trình về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết Chính phủ đã đề nghị bổ sung vào chương trình năm 2017 nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Đây là các dự án đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để bổ sung vào Chương trình kỳ họp thứ ba nhằm cụ thể hóa nghị quyết của Trung ương và nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.

Theo đó, những quy định để giải quyết những vấn đề tình thế, trong một giai đoạn nhất định sẽ được điều chỉnh trong nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 3. Những quy định nhằm hoàn thiện khung pháp lý tái cơ cấu các tổ chức tín dụng có tính lâu dài sẽ được điều chỉnh trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng và trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ ba, thông qua tại kỳ họp thứ tư.

Chiều 22/5, ngày làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ ba, Quốc hội đã nghe Chính phủ trình cả hai dự án nói trên.

Thảo luận tại tổ, công nhận tháo gỡ về hành lang pháp lý để xử lý nợ xấu là cần thiết, song đại biểu Trương Trọng Nghĩa rất băn khoăn về việc dự thảo nghị quyết về xử lý nợ xấu được bổ sung vào chương trình khá gấp gáp.

 “Vừa rồi vấn đề nợ xấu gây bất ổn lớn cho xã hội, đã có những quyết định gây tranh cãi về việc chủ trương đã hợp lý chưa, tính hết cái giá phải trả hay chưa. Có dư luận cho rằng nghị quyết này có thể giúp một số người thoát khỏi trách nhiệm trong những sai phạm vừa rồi, khiến ngân sách nhà nước phải lãnh mấy chục ngàn tỷ đồng nợ xấu. Làm sao để cử tri và nhân dân tin tưởng là nghị quyết này không nhằm hoặc không vô tình để lọt, không xử lý những sai phạm đó” - ông Nghĩa phát biểu.

Đại biểu Nghĩa cũng cho rằng cần cân nhắc việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này dưới hình thức nghị quyết mà không phải là luật (có tính phổ quát hơn).

Hồ sơ dự án nghị quyết được Chính phủ gửi đến các vị đại biểu Quốc hội cũng cho biết có ý kiến ở Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xem lại quy trình xây dựng nghị quyết vì thời gian gấp nên Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam có công văn trả lời chưa tham gia ý kiến được, Hiệp hội Ngân hàng cũng chưa được lấy ý kiến.

Trong công văn giải trình, cơ quan soạn thảo cũng thừa nhận do thời gian gấp, VCCI không có điều kiện hỏi ý kiến rộng rãi các đối tượng chịu tác động của dự thảo nghị quyết.

Vẫn theo hồ sơ dự án nghị quyết thì Thường trực cơ quan thẩm tra - Uỷ ban Kinh tế Quốc hội - dù nhất trí áp dụng thủ tục rút gọn đối với việc xây dựng nghị quyết “để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn theo quyết định của Quốc hội” nhưng cũng còn không ít băn khoăn.

Uỷ ban Kinh tế cho rằng, trong tờ trình của Chính phủ, cần phản ánh chính xác tình hình nợ xấu, kết quả xử lý nợ xấu thực chất, nêu rõ, ngắn gọn về các bất cập để đại biểu Quốc hội hiểu, đồng thuận. Đồng thời cần đánh giá, dự báo tác động của nghị quyết sau khi thực hiện đối với xử lý nợ xấu và Chính phủ cần cam kết đưa nợ xấu về ngưỡng an toàn. Ngoài ra, cần đánh giá tác động của việc thực hiện nghị quyết với các luật liên quan vì có các quy định khác nhau.

Nhìn nhận về hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật nói chung, nhiều vị đại biểu có chung nhận xét, Chính phủ khi đề nghị bổ sung dự án nào thì lý lẽ rất thuyết phục, khi muốn rút ra khỏi chương trình thì lý do nghe cũng hay ho không kém. Có vị đại biểu cho rằng cần phải xem xét cả trách nhiệm của Quốc hội khi mà luật quy định phải gửi hồ sơ đến đại biểu ít nhất  60 ngày trước khi khai mạc kỳ họp nhưng có dự án chỉ gửi đến trước 6 ngày Quốc hội cũng vẫn chấp nhận.

http://vneconomy.vn/thoi-su/ban-khoan-ve-su-gap-gap-cua-nghi-quyet-xu-ly-no-xau-20170523013239437.htm





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhiều người vội vã hủy thẻ tín dụng sau vụ vay 8,5 triệu 'ôm nợ' 8,8 tỷ đồng

Sau vụ việc một người ở Quảng Ninh vay 8,5 triệu đồng, 11 năm sau ngân hàng gửi công văn báo nợ 8,8 tỷ đồng, nhiều người ở TPHCM lo ngại xảy ra trường hợp tương tự...

Tổ chức tín dụng sẽ phải tuân thủ giới hạn về góp vốn, mua cổ phần từ 1/7/2025

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc xây dựng và thực hiện lộ trình tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức...

Ngân hàng còn phải cạnh tranh cả chính sách cho vay

Hiện đang diễn ra cuộc cạnh tranh lãi suất cho vay khốc liệt, cho nên các ngân hàng không chỉ cạnh tranh về lãi suất mà còn phải cạnh tranh về chính sách cho vay.

Công khai lãi suất cho vay bình quân và cuộc đua tín dụng

Việc công bố lãi suất cho vay bình quân có thể sẽ trở thành một công cụ quan trọng để các ngân hàng cạnh tranh thu hút khách hàng tín dụng trong giai đoạn tới, nhất...

Vì sao vay ngân hàng trên 100 triệu đồng phải cung cấp thông tin người liên quan?

Dư luận xã hội đang quan tâm về việc Ngân hàng Nhà nước dự kiến ban hành quy định người vay trên 100 triệu đồng phải cung cấp thông tin người liên quan.

Đồng USD tăng giá trở lại

Tuần qua (11-15/03/2024), giá USD bật tăng mạnh trên thị trường quốc tế do nhà đầu tư hạ thấp kỳ vọng về việc hạ lãi suất của Mỹ sau khi dữ liệu lạm phát cho thấy...

Làm thế nào để nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ngân hàng?

Thông tin, tư vấn và tuyên truyền các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thẻ ngân hàng nói riêng có vai trò quan trọng các ngân hàng thương mại (NHTM...

Đề xuất gói vay 30 tỷ đồng với lãi suất cố định 4.8% cho người mua nhà ở xã hội

Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tổ chức sáng 16/03, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, HOSE:...

Cho vay nhà ở xã hội bị hạn chế lãi suất sinh lời nên chưa hấp dẫn nhà đầu tư

Đó là chia sẻ của ông Đỗ Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank, CTG) tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã...

SHB đồng loạt giảm lãi suất cho vay chỉ còn từ 5.79%/năm

Tích cực đồng hành cùng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất - kinh doanh, mới đây, Ngân hàng Sài Gòn – Hà...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98