Đã qua rồi cái thời OPEC kiểm soát thị trường dầu mỏ

19/05/2017 10:27
19-05-2017 10:27:11+07:00

Đã qua rồi cái thời OPEC kiểm soát thị trường dầu mỏ

Trong nhiều thập kỷ trước, sức ảnh hưởng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) lên giá dầu là không thể chối cãi, CNNMoney cho hay.

Tuy nhiên, cục diện hiện nay đã thay đổi. Sự ảnh hưởng của tổ chức này đã giảm đáng kể sau cuộc cách mạng đá phiến ở Mỹ.

Trong ngày thứ Tư tại Hội nghị SALT ở Las Vegas, Douglas Rachlin, Giám đốc điều hành tại Rachlin Group, cho hay: “Ả-rập Xê-út và OPEC không còn kiểm soát được giá dầu”.

Các nhà sản xuất dầu đá phiến dần trở thành một thành phần quan trọng trên thị trường dầu toàn cầu và họ có thể bơm dầu ngay cả trong thời kỳ giá ở mức thấp. Điều này có nghĩa là OPEC không còn có khả năng chi phối giá nữa, ông Rachlin cho biết. “Cuộc cách mạng đá phiến đã thay đổi cục diện của thị trường dầu”.

Bằng chứng thể hiện rõ ràng nhất là vào đầu tháng này, OPEC đã gửi một lá thư đề nghị Mỹ ngừng bơm quá nhiều dầu. Nguyên nhân về việc OPEC đưa ra lời đề nghị trên là do các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ đã cung cấp lượng dầu khổng lồ đến thị trường, đặc biệt là ở Texas và New Mexico thuộc khu vực Permian Basin, qua đó làm giảm đáng kể đến khả năng ổn định giá dầu của OPEC.

“Trên thực tế, Mỹ hiện là ‘nhà sản xuất chi phối’ (swing producer)”, Michael Hintze, tỷ phú sáng lập quỹ CQS, cho biết tại hội nghị SALT.

 “Fracking” hay nói cách khác là dùng kỹ thuật thủy lực bẻ gãy, hay là bơm nước áp lực cao trộn với cát và hóa chất để cắt phá đá phiến sét, qua đó giải phóng dầu và khí đốt bị kẹt lại trong lớp đất đá.

 

Ông Hintze chỉ ra năng suất cao từ Permian Basin là nhờ khu vực này có địa chất độc đáo cho phép sử dụng công nghệ khai thác dầu “fracking” qua nhiều lớp đá cùng một lúc. Ngoài ra, các nhà sản xuất ở Permian Basin còn tận dụng các công nghệ tiên tiến nhằm làm giảm chi phí khoan dầu.

Trong những ngày gần đây, OPEC đã phải tìm cách xoa dịu nỗi lo lắng của nhà đầu tư. Ả-rập Xê-út và Nga đã đẩy giá dầu lên cao sau khi cam kết thực hiện bất kỳ điều gì để hỗ trợ thị trường dầu, bao gồm cả việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến tháng 3/2018.

Dẫu vậy, ông Hintze cho biết Ả-rập Xê-út không còn là nhà sản xuất chi phối nữa vì các vấn đề về tài chính. Ả-rập Xê-út đang triển khai kế hoạch “Vision 2030”, một chương trình đầy tham vọng nhằm làm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ và đa dạng hóa nền kinh tế của họ.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNNMoney, Bộ trưởng Tài chính Ả-rập Xê-út, Mohammed Al Jadaan, cho biết: “Chúng tôi sẽ không lo lắng quá nhiều cho dù giá dầu ở mức 40, 45, 50, 55 USD/thùng vào thời điểm 2020 vì lúc đó chúng tôi đã giảm đáng kể sự phụ thuộc của nền kinh tế vào dầu mỏ”.

Ông Al Jadaan nói thêm: “Chúng tôi đang lên kế hoạch sẽ chấm dứt hoàn toàn tình trạng phụ thuộc vào dầu mỏ đã kéo dài trong 40-50 năm qua. Hy vọng là vào năm 2030, tôi sẽ không phải lo lắng cho dù giá dầu rơi xuống mức 0”.

Nếu vậy thì ai sẽ là người có thể chi phối sản lượng toàn cầu? Chính là Mỹ, Ông Hintze cho hay.

Một yếu tố khác cũng tác động đến thị trường dầu chính là Tổng thống Mỹ Donald Trump.

“Chính quyền Mỹ đang tích cực hỗ trợ ngành dầu mỏ”, ông Rachlin cho biết, đồng thời đưa ra dẫn chứng là Rex Tillerson, cựu CEO của ExxonMobil, trở thành Bộ trưởng ngoại giao và Rick Perry, cựu Thống đốc bang Texas, trở thành Bộ trưởng Năng lượng Mỹ.

Ông Rachlin cho biết: “Hiện nay, chúng tôi có người quen ở các vị trí cao trong chính quyền. Tôi cảm thấy rất tốt”.

Tuy nhiên, ông Rachlin thừa nhận rằng các vấn đề gần đây của ông Trump có thể thay đổi môi trường chính trị hiện tại./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dầu giảm mạnh trong tuần qua

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm mạnh trong tuần qua khi nhà đầu tư nhận thấy rủi ro hạn chế rằng cuộc tấn công trả đũa của Israel vào Iran sẽ gây ra một cuộc...

Dầu tăng 4%, vàng thế giới lập đỉnh mới sau thông tin về vụ nổ ở Iran

Giá dầu và vàng tăng vọt sau khi xuất hiện thông tin xảy ra vụ nổ ở gần thành phố Isfahan của Iran.

Điện khí LNG có giá tới 2.800 đồng/kWh, nhiều đề xuất khó cho đàm phán mua điện

Điện khí LNG góp phần giảm phát thải, song giá thành điện khí LNG sẽ ở mức 2.400 - 2.800 đồng/kWh. Trong khi đó tỷ trọng điện khí ngày càng tăng khiến việc đàm phán...

Dầu diễn biến trái chiều khi lo ngại về xung đột giảm bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai diễn biến trái chiều vào ngày thứ Năm (18/04) khi nhà đầu tư giảm bớt lo ngại về một cuộc chiến giữa Israel và Iran có thể làm gián...

Giá dầu thế giới có chạm mốc 100 USD mỗi thùng trong năm nay hay không?

Trong Báo cáo Nghiên cứu Toàn cầu, Ngân hàng Bank of America đã nâng dự báo giá dầu Brent và WTI năm 2024, với lý do căng thẳng địa chính trị leo thang và OPEC+ duy...

Dầu sụt hơn 3%, dầu Brent giảm về 87 USD/thùng

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm hơn 3% vào ngày thứ Tư (17/04), khi thị trường loại bỏ nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh rộng hơn giữa Israel và Iran.

Vì sao giá dầu thế giới đứng vững sau cuộc tấn công của Iran tại Israel?

Giới chuyên gia nhận định phản ứng của Israel sẽ thận trọng và có kiểm soát, trong khi Iran cũng sẽ không làm tình hình căng thẳng thêm, do muốn tiếp tục xuất khẩu...

Xăng RON 95 tăng 410 đồng, vượt 25 ngàn đồng/lít

Mỗi lít xăng tăng 380-410 đồng, các mặt hàng dầu (trừ mazut) hạ 170-180 đồng tùy loại, từ 15h hôm nay.

Dầu đi ngang khi Mỹ cân nhắc áp lệnh trừng phạt Iran

Các hợp đồng dầu thô tương lai giữ ổn định vào ngày thứ Ba (16/04), khi Mỹ chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới với xuất khẩu dầu của Iran, sau cuộc không kích vào...

Dầu Brent về sát 90 USD/thùng

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (15/04), khi nhà đầu tư thở phào nhẹ nhõm sau khi Israel chống đỡ được cuộc tấn công trên không của Iran và...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98