Đâu là 5 quốc gia châu Á hấp dẫn nhất đối với nhà đầu tư nước ngoài?

26/05/2017 15:00
26-05-2017 15:00:00+07:00

Đâu là 5 quốc gia châu Á hấp dẫn nhất đối với nhà đầu tư nước ngoài?

Sự tăng trưởng mạnh của Malaysia trong quý 1/2017 xuất phát từ nhiều yếu tố như số lượng vi mạch bán ra mạnh hơn nhờ vào nhu cầu toàn cầu về hàng hóa công nghệ cao được cải thiện, cũng như kim ngạch xuất khẩu dầu cọ của quốc gia này tăng sau một đợt thiếu nguồn cung trên thế giới, Forbes cho hay.

Tuy nhiên, hiện có nhiều điều hơn thế. Quốc gia giàu có với 31 triệu dân ở khu vực Đông Nam Á này thường được xem là một trong những nơi tốt nhất ở châu Á dành cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong khi đó, các quốc gia châu Á khác có thể chưa thể thu hút được nhiều FDI chỉ vì chi phí đất đai và chi phí nhân công cao. Một số khác, như Nhật Bản chẳng hạn, lại được biết đến là quốc gia có những chính sách mang tính bảo hộ. Các quốc gia đang phát triển như Campuchia thì thiếu cơ sở hạ tầng giao thông.

Sau đây là 5 quốc gia điển hình, được các chuyên gia tư vấn doanh nghiệp, ngân hàng và nhà đầu tư xem là những nơi tốt nhất cho người người nước ngoài muốn đầu tư ở châu Á:

1. Malaysia

Quốc gia này là một trong những nơi nhận được FDI hàng đầu hiện nay, được phản ánh qua mức tăng cực lớn (64%) trong nguồn vốn nước ngoài năm 2016 so với năm 2015. Chính phủ của Thủ tướng Najib Razak được xem là ủng hộ doanh nghiệp. Trên website của mình, Healy Consultants cho biết quốc gia này hiện có chính sách giảm thuế dành cho những chi phí vốn dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D), miễn thuế dành cho các mặt hàng nhập khẩu được các công ty kỹ thuật cao sử dụng và giảm thuế 10 năm, với giá trị lên đến 70%, dành cho các công ty trong các lĩnh vực ưu tiên như du lịch, sản xuất và đào tạo kỹ thuật. Tuy không phải là “gian hàng giá rẻ” của châu Á, nhưng giá cả ở Malaysia là khá phải chăng.

2. Singapore

Đảo quốc hiện đại với 5.8 triệu dân này có cách tiếp cận “mở” đối với nhà đầu tư từ nước ngoài vào. Trung tâm tài chính vùng Đông Nam Á này không có nạn tham nhũng như các nơi khác ở châu Á. Nhà đầu tư nước ngoài không cần tham gia vào các công ty liên doanh. Theo một website của Healy Consultants PLC, Singapore không hạn chế việc mang lợi nhuận về quê nhà. Hệ thống tòa án ở đây luôn đề cao tính ràng buộc của các hợp đồng. Quyết định của họ là minh bạch và được thực thi một cách hiệu quả.

3. Việt Nam

Giá đất và lương tối thiểu thấp (tính ra chỉ vài USD/ngày), cộng với tăng trưởng kinh tế kỳ vọng nhiều vào sự đầu tư nước ngoài hiện đang thu hút được sự quan tâm từ các nhà sản xuất trên thế giới. Có mặt trong số các nhà đầu tư vào thời điểm hiện tại là Ford Motor, Intel và Samsung Electronics. Trong một cuộc khảo sát hồi năm 2010, PricewaterhouseCoopers cho biết nhà đầu tư nói rằng họ thích Việt Nam vì sự ổn định chính trị. Những cải thiện nhanh trong cơ sở hạ tầng giao thông và sự chú ý dành cho việc kiểm soát pháp luật cũng đạt được sự tin tưởng của các nhà tư bản nước ngoài. Đây cũng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á.

4. Indonesia

Sự ổn định chính trị của Indonesia cũng đã giúp thu hút nguồn vốn nước ngoài. Cụ thể, trong đó quý 1/2017, nguồn vốn nước ngoài tăng gần 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Quần đảo với hơn 10,000 hòn đảo này có những khoáng sản riêng và và hiện đang tiếp tục công bố các cải cách chính sách nhằm giảm bớt nạn quan liêu. Nhà đầu tư có khuynh hướng theo đuổi các ngành khai khoáng, năng lượng, đồn điền và dịch vụ tài chính. Nhiều thủ tục quan liêu đã bị xóa bỏ hồi năm 2007 với chính sách “một cửa”, cho phép người nước ngoài có được giấy phép đầu tư sau khi chỉ cần làm thủ tục tại một nơi, qua đó đẩy nhanh quá trình so với trước đây. Theo ChinaGoAbroad.com, quá trình này có thể chỉ mất vài tháng. Chi phí lao động thấp, ngoài ra dân số Indonesia đủ lớn để các hàng hóa sản xuất ra có thể tiêu thụ trong nước.

5. Ấn Độ

Tiền lương thấp và dân số trẻ – phân nửa 1.25 tỷ người của Ấn Độ hiện ở độ tuổi từ 20 đến 59 – đã giúp Ấn Độ lọt vào “tầm ngắm” của nhiều nhà đầu tư tương lai. Chương trình trọng tâm của Chính phủ Ấn Độ kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1991 để tự do hóa các ngành công nghiệp đã thu hút mạnh nhiều công ty nước ngoài đến với một quốc gia hiện có mức tăng trưởng khoảng 7%/năm. Nhà đầu tư đang theo đuổi ngành sản xuất ô tô, viễn thông và công nghệ sinh học, bằng cách tận dụng sự khuyến khích của Chính phủ trong một số trường hợp. Vào năm 2014, chính phủ Ấn Độ đưa ra kế hoạch “sản xuất ở Ấn Độ” mang tính ủng hộ nhà đầu tư. Kế hoạch này đã mở cửa 25 lĩnh vực cho nguồn vốn nước ngoài. Kết quả là lượng vốn nước ngoài đã tăng 46% suốt trong năm tiếp theo và trong giai đoạn 2015 – 2016, Ấn Độ được ghi nhận có nguồn vốn FDI đổ vào cao nhất với 55.5 tỷ USD./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kế hoạch đánh thuế người giàu vẫn tiến triển chậm trên quy mô toàn cầu

Vào cuối năm 2021, hơn 140 quốc gia đã nhất trí áp thuế tối thiểu đối với các tập đoàn đa quốc gia theo đề xuất của OECD, nhưng tới nay tiến triển vẫn còn hạn chế.

Chứng khoán thăng hoa, tài sản của giới siêu giàu ở Mỹ tăng lên 44,600 tỷ đô

Top 1% những người giàu nhất nước Mỹ sở hữu khối tài sản lên tới 44,600 tỷ USD vào cuối quý 4/2023, chủ yếu là nhờ sự thăng hoa của thị trường chứng khoán.

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98