Giảm bất bình đẳng để kinh tế tư nhân thành động lực

13/05/2017 14:26
13-05-2017 14:26:07+07:00

Giảm bất bình đẳng để kinh tế tư nhân thành động lực

Dự kiến cuối tháng 5-2017 sẽ ban hành nghị quyết “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Tại sao cần có một nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân ở thời điểm này? Ngày 12-5, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hoàng Xuân Hòa - vụ trưởng Vụ kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế trung ương, cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo các nghị quyết chuyên đề về kinh tế của Hội nghị trung ương 5 - nói:

- 15 năm qua vẫn chưa có thêm nghị quyết nào về phát triển kinh tế tư nhân. 15 năm qua, phần lớn doanh nghiệp (DN) tư nhân vẫn phải tự bươn chải, tự “bơi” nên nảy sinh nhiều bất cập. Chính vì vậy, lần này chúng ta có nhiệm vụ đánh giá đúng thực trạng, vị trí và vị thế của kinh tế tư nhân.

Ba rào cản

* Sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế tư nhân từng bước phát triển nhưng vẫn chưa là “một động lực quan trọng” của nền kinh tế, vì sao, thưa ông?

- Từ quá trình tổng kết thực tiễn, chúng tôi thấy có ba điểm hạn chế lớn nhất cản trở sự phát triển của kinh tế tư nhân.

Thứ nhất là rào cản về môi trường chính sách. Còn nhiều định kiến về kinh tế tư nhân, nhất là ở cấp cơ sở, chính quyền địa phương. Vai trò của kinh tế tư nhân chưa được công nhận như nghị quyết.

Thứ hai, xuất phát điểm phát triển và năng lực nội tại của kinh tế tư nhân còn thấp.

Ngoài ra, bản thân sự phát triển kinh tế tư nhân đang rơi vào tình trạng mất cân đối. Chỉ có 1% DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn hiện nay chủ yếu phát triển từ khai thác tài nguyên và đầu tư bất động sản.

Thực tế, số tập đoàn kinh tế tư nhân lớn hiện rất khiêm tốn, chỉ chiếm hơn 2% số DN tư nhân. Còn hơn 97% là DN vừa và nhỏ, hộ cá thể với năng lực tài chính yếu.

Có điều bất cập là trong khi cả khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 39-40% GDP thì riêng kinh tế hộ cá thể đã chiếm 31,33%.

Những DN lớn tuy góp tỉ trọng GDP nhỏ, nhưng lại hưởng thụ nhiều lợi thế về cơ chế vì có thương hiệu và mối quan hệ thân hữu.

Đó cũng là nguyên nhân dễ nảy sinh những vi phạm pháp luật, hình thành lợi ích nhóm - mà như lời của Tổng bí thư là tạo ra các thế lực “thao túng chính sách”.

Thứ ba, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, các hiệp hội, Mặt trận Tổ quốc còn nhiều hạn chế. Tất cả các nguyên nhân này cho thấy thực tế kinh tế tư nhân chưa thực sự là động lực quan trọng của nền kinh tế như Đại hội XII đã xác định.

* Vậy nghị quyết lần này sẽ tạo đột phá gì cho phát triển kinh tế tư nhân?

- DN tư nhân sẽ được tham gia sâu rộng ở tất cả các lĩnh vực, chỉ trừ các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế hay nhạy cảm như an ninh quốc phòng... Họ được quyền tự do sản xuất ở những lĩnh vực kinh doanh mà pháp luật không cấm.

Tuy nhiên, gần đây kinh tế tư nhân phát triển, ngành nào có lợi nhuận cao họ vào nên gây mất cân đối.

Do đó Hội nghị trung ương ban hành 3 nghị quyết: nghị quyết hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nghị quyết tiếp tục cơ cấu đổi mới hoạt động của DN nhà nước, nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân là động lực của nền kinh tế.

Ba nghị quyết này quan hệ logic với nhau. Chúng ta đổi mới cải cách DN nhà nước.

Nghị quyết lần này phân tỏ rõ với những hoạt động chính trị, Nhà nước phải đặt hàng và thực hiện theo cơ chế đấu thầu, chứ không phải Nhà nước giao cho DN nhà nước thực hiện, nhập nhằng với hoạt động sản xuất kinh doanh, gây bất bình đẳng. Do đó DN tư nhân sẽ dự thầu nếu thấy có lợi nhuận...

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20170513/giam-bat-binh-dang-de-kinh-te-tu-nhan-thanh-dong-luc/1313634.html





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1/2024 đạt hơn 1.537 triệu tỷ đồng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung quý 1/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8.2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:...

Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ...

Trong quý 1/2024, số DN tạm ngừng kinh doanh nhiều hơn 14.1 ngàn so với số DN đăng ký thành lập mới

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, so sánh giữa số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong...

Du lịch hàng không đón tin vui: Lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã vượt mức trước dịch

Lượng khách quốc tế đổ về Việt Nam đã vượt mốc trước đại dịch COVID-19, đạt hơn 4.6 triệu lượt người trong quý 1/2024.

Việt Nam xuất siêu 8.08 tỷ USD trong quý 1/2024 nhưng chủ yếu đến từ doanh nghiệp FDI

Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35.6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý...

Hơn 80% doanh nghiệp sản xuất kỳ vọng quý 2 sẽ ổn định hoặc tốt hơn quý 1

Dữ liệu mới công bố mang lại cái nhìn tích cực hơn về nền kinh tế trong quý 2/2024. Theo đó, hơn 80% doanh nghiệp trong ngành sản xuất, đặc biệt là ngành công...

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý 1/2024 ước đạt gần 614 ngàn tỷ đồng

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý 1/2024 theo giá hiện hành tăng 5.2% so với cùng kỳ năm trước đã phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu...

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2024 tăng 6.18% so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp trong quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6.18% so với cùng kỳ năm...

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn làm Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyên Vụ Trưởng Vụ tổ chức cán bộ Tổng Cục Hải quan, giữ chức Cục Trưởng Cục Hải quan TP HCM từ ngày 2-4.

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98