Gói tín dụng 100,000 tỷ vào nông nghiệp không thừa hay lãng phí

18/05/2017 09:02
18-05-2017 09:02:43+07:00

Gói tín dụng 100,000 tỷ vào nông nghiệp không thừa hay lãng phí

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều ngày 17/05, liên quan đến gói tín dụng khoảng 100,000 tỷ đồng để phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, không phải cứ để riêng 100,000 tỷ để chờ cho vay mà khi nào dự án hay DN có nhu cầu, và thấy có hiệu quả thì thực hiện giải ngân. Vì vậy, không có sự thừa lãng phí hay là 100,000 tỷ không dùng mà để đấy.

Xung quanh thắc mắc rằng sử dụng gói tín dụng 100,000 tỷ để phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhưng lại vừa phải tiến hành giải cứu lợn, giải cứu dưa hấu, vải... Một nền nông nghiệp còn khá manh mún, nhỏ lẻ nhưng hình như có dấu hiệu sản xuất thừa thì việc tiếp tục đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao thì bài toán thừa sẽ được giải quyết như thế nào?

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, trước hết, về việc giải cứu lợn, dưa hấu, chúng ta đã có quá nhiều thông tin. Vấn đề này cũng được làm rất rõ rồi. Chính phủ cũng như các bộ ngành rất quyết liệt xử lý, đã có hiệu quả trong thời gian gần đây rồi.

Nhưng cũng phải hiểu lợn thừa, dưa hấu thừa, không phải chỉ do yếu tố trong nội tại nền kinh tế của chúng ta, tức là do giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa cung và cầu mà có thể còn những nguyên nhân khách quan, như vấn đề xuất khẩu hay vấn đề khác, tạo ra sự đột biến tạo ra thừa có tính chất rất cấp bách như vừa qua. Bình thường, những năm trước, câu chuyện nuôi lợn, tiêu dùng nội địa cũng như xuất khẩu không có vấn đề đột xuất như vừa qua.

Đối với gói 100,000 tỷ, lần họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4, sau họp báo có một phóng viên hỏi tôi, gói 100,000 tỷ có thừa không, có nhiều quá hơn hay là ít. Tôi nói rằng bây giờ chưa thể nói ngay được vấn đề gói 100,000 tỷ này nhằm để hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là thừa hay thiếu. Bởi lẽ nếu như nhu cầu của nền kinh tế, nhu cầu của tiêu dùng trong nước cũng như có điều kiện để xuất khẩu những sản phẩm từ công nghệ cao này tích cực thì gói 100,000 tỷ này chưa chắc đã đủ để cho DN, dự án phát triển trong lĩnh vực này.

Ngược lại, nếu tiêu dùng trong nước hay xuất khẩu không bảo đảm đạt mục tiêu hay là vẫn ở mức độ thấp thôi, thì có khi gói 100,000 tỷ này cũng có thể chưa dùng hết. Tuy nhiên, về phía Ngân hàng, theo chỉ đạo của Chính phủ cũng như sự phối hợp rất chặt chẽ với Bộ NN&PTNT thì ngành ngân hàng chủ động dành ra 100,000 tỷ, nhưng không phải cứ để riêng 100,000 tỷ để chờ cho vay. Trong ngân hàng, gói 100,000 tỷ là khi nào dự án cũng như các DN có nhu cầu, và thấy có hiệu quả và có thể giải ngân thì thực hiện giải ngân. Vì vậy, không có sự thừa lãng phí hay là 100,000 tỷ không dùng mà để đấy. Việc sử dụng 100,000 tỷ này cho nhu cầu của các DN ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là một định hướng chỉ đạo, xu hướng hết sức cần thiết trong lúc này bởi có thực hiện được mục tiêu này, yêu cầu này thì sản phẩm trong nông nghiệp của chúng ta mới có thể cạnh tranh được không chỉ ở trong nước mà còn trên thế giới.

Đồng thời, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông cũng cho biết, về gói 100,000 tỷ, phải nói rằng lợn, dưa hấu, vải không phải là sản xuất nhỏ nữa, mà là sản xuất lớn theo quy mô của tổng sản phẩm, nhưng nhỏ theo khía cạnh là các hộ sản xuất nhỏ lẻ. Trong Luật Hỗ trợ DNNVV chúng tôi có đưa ra 1 trong 3 chương trình quan trọng hỗ trợ cho DN tham gia vào các cụm liên kết ngành. Đấy là bước đi để xử lý tình trạng bất cập, như thừa lợn, dưa hấu, vải… như chúng ta vẫn làm, tình trạng được mùa mất giá.

Chỉ có cách, thứ nhất là phát triển theo tư duy cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị, tất cả những người giỏi nhất, DN tốt nhất, công nghệ tốt nhất trong chuỗi giá trị đấy được tham gia vào để nâng cao tính cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả.

Thứ hai là phải vào tổ chức với nhau, nếu là DN lớn thì không kể, nhưng nếu là các hộ gia đình thì họ phải vào tổ chức của họ, có thể là hiệp hội nhưng cũng có thể theo chủ trương rất mạnh mẽ mà chưa triển khai được nhiều là mô hình HTX, bước tới là Liên hiệp HTX để họ có những tổ chức pháp nhân chính thức, để bước ra thị trường một cách chững chạc, ngang ngửa về sức mạnh so với các DN ở trên thương trường trong nước cũng như quốc tế. Chỉ có bằng cách đó họ mới có thể ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo thương mại chính ngạch thay vì theo thương mại tiểu ngạch, tùy theo quyết định của người mua, dẫn tới thiệt hại.

Bài toán lâu dài để xử lý vấn đề lợn, dưa hấu, vải... và những câu chuyện được mùa mất giá phải đi vào căn cơ như vậy. Chúng ta đi vào kinh tế thị trường, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế thế này, thì chỉ có sản xuất kinh doanh theo kỷ luật chặt chẽ, đoàn kết thì mới có sức mạnh. Chừng nào chúng ta không thuyết phục được người sản xuất, không thuyết phục được bà con, hộ nông dân tin tưởng vào sức mạnh của tập thể, cách đi theo cụm liên kết ngành như vậy, chừng đó chúng ta phải chấp nhận sự thiệt thòi trên thị trường thôi./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vụ mất 11,9 tỷ trong tài khoản Vietcombank: App lạ từ Nhật, nguyên đơn kháng cáo

Bà Trần Thị Chúc, nguyên đơn trong vụ tài khoản 11,9 tỷ đồng tại Vietcombank “bốc hơi” đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm do TAND TP. Từ Sơn (Bắc...

OCB mở mới 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024

Mới đây, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã nhận được công văn chấp thuận mở mới thêm 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024.

Cảnh báo việc tiếp tay cho tội phạm khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay trên các hội nhóm, diễn đàn xuất hiện tình trạng các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu...

Lên kịch bản ‘sống chung’ với áp lực tỷ giá

Tỷ giá đã tăng hơn 3% kể từ đầu năm, chạm ngưỡng mục tiêu điều hành chính sách ngoại hối. Các chuyên gia cho rằng áp lực tỷ giá sẽ còn dai dẳng theo diễn biến giảm...

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2024 đạt 11,286 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ cổ tức 2023 dự kiến là 16%, trong đó có 5% bằng tiền...

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM tăng 35.4% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM đạt 2.869 tỷ USD, tăng 3.5% so với quý trước và tăng 35.4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần...

SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking

Để đảm bảo quyền lợi công bằng cho tất cả khách hàng, kể từ tháng 5/2024, SHB sẽ thực hiện điều chỉnh cơ chế tính phí và mức thu phí dịch vụ theo dõi biến động số...

Sacombank vượt mốc 1 triệu khách hàng thẻ tín dụng, không ngừng gia tăng giá trị và trải nghiệm khách hàng thẻ 

Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách...

Định giá cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn, cổ phiếu nào nên "xuống tiền"?

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã trải qua đà hồi phục mạnh từ cuối năm 2023 và duy trì đến nay. Tuy nhiên, so với chỉ số P/E toàn ngành, một số cổ phiếu có cơ bản tốt vẫn...

Giá bán USD ngân hàng tiến gần mốc 26,000 đồng

Phiên sáng 17/04, tỷ giá USD/VND tại ngân hàng tiếp tục phá vỡ mọi kỷ lục trước đó với giá bán USD gần chạm mốc 26,000 đồng.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98