Kịch bản nào cho cổ phiếu ROS?

23/05/2017 09:34
23-05-2017 09:34:30+07:00

Kịch bản nào cho cổ phiếu ROS?

Trước khi chính thức bị “đo ván” trong phiên giao dịch 22/05, cổ phiếu ROS đã có một chuỗi phiên biến động theo cùng 1 mô típ “giảm đầu tăng cuối”.

Nhìn lại hành trình hóa “thiên nga” khi lên sàn

Ngày 01/09/2016, thị trường chứng khoán đón nhận thêm một cổ phiếu mới với mã giao dịch là ROS. Với mức giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 10,500 đồng/cp, không ai có thể ngờ rằng ROS sẽ trở thành một trong những cổ phiếu có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thị trường lúc bấy giờ.

Và thực tế, chỉ sau 48 phiên giao dịch, cổ phiếu ROS đã cán mốc 100,000 đồng/cp và nhanh chóng có mặt trong top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn HOSE. Trước khi năm 2016 khép lại thì ROS giao dịch gần mốc 115,000 đồng/cp, đóng góp hơn 3% vào đà tăng trưởng chung của chỉ số VN-Index.

Song, bước thăng hoa ở cổ phiếu này chưa dừng lại ở đó, cùng với sự khởi sắc chung của thị trường chứng khoán, ROS tiếp tục phá vỡ mọi rào cản để chạm mức cao nhất từ khi niêm yết vào ngày 15/03/2017 tại 177,800 đồng/cp, tức tăng hơn 1,320%. Một mức tăng trưởng khủng khiếp chỉ sau 133 phiên giao dịch.

Có rất nhiều thông tin liên quan đến cổ phiếu ROS ngay từ ngày đặt chân lên sàn, đặc biệt là các dự báo từ CTCK Artex. Cụ thể, khi ROS mới lên sàn, CTCK Artex đã nhận định cổ phiếu này có thể lên 85,000 đồng/cp. Sau đó, công ty chứng khoán này liên tục điều chỉnh giá mục tiêu, lên 115,000 đồng/cp và 160,000 đồng/cp. Và vào giữa tháng 12/2016, khi ROS có một vài dấu hiệu về sự điều chỉnh, Artex đã đưa ra giá mục tiêu ngắn hạn của ROS là 150,000 đồng/cp và mục tiêu trung, dài hạn lên tới 250,000 đồng/cp.

Nhưng tin quan trọng hơn sau đó là ROS đã được thêm vào rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index trong đợt tái cơ cấu định kỳ đầu tiên của năm 2017 cùng với SAB (Sabeco). Tiếp tục, đến ngày 03/03, FTSE  thông báo thêm cổ phiếu ROS vào rổ tính FTSE Vietnam Index trong đợt cơ cấu danh mục quý 1 năm 2017. 

Tất nhiên, tất cả những thông tin trên đã trở thành một liều thuốc kích thích, đưa ROS liên tục chinh phục từ đỉnh cao này đến đỉnh cao khác.

Điều chỉnh hay gục ngã?

Sau khi đạt mức giá cao kỷ lục ngày 13/05, đến nay, ROS có nhiều phiên điều chỉnh, tăng giảm đan xen.

Khép lại phiên giao dịch ngày 22/05, cổ phiếu ROS đóng cửa tại 143,700 đồng/cp, ghi nhận phiên giảm mạnh nhất trong 2 tháng qua và cũng là phiên giảm sàn lần thứ 2 kể từ khi ROS lên sàn từ ngày 01/09/2016.

Nhưng điều đáng chú ý diễn ra ở ROS có thể không phải là kết quả phiên giảm sàn hôm nay mà là diễn biến cổ phiếu này suốt từ đầu tháng 5 đến nay. Theo đó, từ phiên mở đầu tháng 5 vào ngày 03/05 đến phiên giao dịch 19/05, cổ phiếu ROS biến động theo cùng một kịch bản “giảm mạnh đầu phiên và hồi phục trở lại vào cuối phiên”. Thậm chí phần lớn trong các phiên giao dịch đó, ROS đều đóng cửa trong sắc xanh dù đầu phiên rớt khá mạnh.

Biến động cổ phiếu ROS từ đầu tháng 5/2017

Trước diễn biến rất đồng điệu của cổ phiếu ROS, có ý kiến còn nói vui rằng đây là đánh cổ phiếu ROS như gửi “ngân hàng” với mức lãi suất xấp xỉ 3%/ngày (biên độ từ mức giá thấp nhất trong phiên so với giá đóng cửa).

Trên các diễn đàn, có ý kiến về diễn biến ROS thời gian gần đây là đè giá để gom hàng, nhưng cũng có ý kiến ngược lại là kéo để thoát hàng. Thật khó để nói ý kiến nào chính xác nhưng phải thừa nhận rằng cùng với diễn biến có phần lạ thì khối lượng giao dịch từ đầu tháng 5 của ROS đạt mức khá cao, trung bình gần 7 triệu cp/phiên, tăng khoảng 20% so với thời điểm liền trước đó và gấp 3, gấp 4 lần các thời điểm từ khi niêm yết đến cuối tháng 2/2017.

Song, nếu xét trên góc độ phân tích kỹ thuật, với khối lượng giao dịch tăng đột biến từ đầu tháng 5 và giá điều chỉnh giảm 11%, ROS đối mặt với rủi ro một đợt phân phối đỉnh hơn.

Trở lại với hoạt động kinh doanh thì đơn vị này vẫn đạt được kết quả khả quan với các con số trên báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2017. Doanh thu thuần của ROS đạt 855 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt gần 91 tỷ đồng, tăng 9% so với quý 1/2016.

Năm 2017, ROS đặt mục tiêu doanh thu 4,900 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế 580 tỷ đồng, tăng 25%. Song, theo ông Trịnh Văn Quyết, người vừa được bầu bổ sung vào ROS, đồng thời đảm nhiệm vị trí Chủ tịch cho biết, ROS có thể hoàn thành vượt 100% kế hoạch lợi nhuận năm 2017 ngay trong quý 2 này./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Pomina xin gia hạn báo cáo kiểm toán năm 2023, có nguy cơ bị hủy niêm yết?

CTCP Thép Pomina (HOSE: POM) một lần nữa chậm nộp báo cáo kiểm toán năm 2023, từ đó có thể dẫn tới nguy cơ hủy niêm yết với POM, vì cổ phiếu này đã nằm trong diện...

Theo dấu dòng tiền cá mập 29/03: Tự doanh và khối ngoại tiếp tục hành động trái chiều

Tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại có phiên thứ 2 liên tiếp hành động trái ngược nhau. Trong phiên 29/03, tự doanh mua ròng gần 75 tỷ đồng trong khi khối...

Doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị phạt gần 100 triệu đồng

Ngày 27 và 28/03, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với...

Vietstock LIVE: Chứng khoán đang đối mặt rủi ro nào lớn nhất?

Chiều 29/03, tại chương trình Vietstock LIVE  với chủ đề “Các rủi ro của thị trường”, các chuyên gia sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết các rủi ro có thể tác động đến xu...

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98