Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Tháo chạy!

16/05/2017 09:54
16-05-2017 09:54:28+07:00

Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Tháo chạy!

Tuần (08-15/05) chứng kiến một loạt cuộc tháo chạy của những vị tướng và hầu hết các giao dịch này đều có một điểm chung, thoái toàn bộ!

Sau khi thoái thành công 400,000 cp hồi đầu tháng 4/2017, Ủy viên HĐQT ACM – ông Nguyễn Văn Hiền tiếp tục thoái toàn bộ gần 1 triệu cp nắm giữ còn lại. Tính ra, trong vòng 1 tháng ông đã buông tay với 2.67% vốn (gần 1.4 triệu cp) tại đây.

Liên quan đến hoạt động kinh doanh của ACM, tiếp nối một năm 2016 bết bát khi nhà máy bị dừng hoạt động do xảy ra việc rò rỉ nước xả thải môi trường, buộc ACM phải ghi nhận khoản lãi ròng vỏn vẹn gần 8.7 tỷ đồng. Quý 1/2017 cũng không khấm khá hơn với 85 triệu đồng lãi ròng, trong khi con số cùng kỳ hơn 4 tỷ đồng.

Tại RCD, việc thoái tuy không phải số lượng khủng nhưng có đến 4 vị lãnh đạo cứ thay phiên nhau đăng ký thoái vài ngàn cổ phiếu trước đỉnh giá 49,500 đồng/cp được lập trong phiên ngày 17/03. Riêng Phó TGĐ Nguyễn Mai Hoàng lại muốn bán hết toàn bộ 7.75% vốn (tương đương 410,787 cp) sau khi cổ phiếu này đổ đèo còn khoảng 25,000 đồng/cp. Với mức giá hiện tại, khả năng nếu giao dịch thành vị Phó Tổng này sẽ nhận được gần 11 tỷ đồng.

Hai Ủy viên HĐQT của QNCTVC tuy sở hữu chưa đến 1% nhưng đều ngỏ ý muốn bán hết toàn bộ lượng cổ phiếu. Cụ thể, ông Phạm Văn Điện muốn thoái hết 226,325 cp QNC, còn ông Nguyễn Trung Kiên là 105,300 cp TVC. Trong khi TVC báo kết quả quý 1/2017 không mấy nổi bật thì QNC lại khá khả quan, ghi nhận lãi ròng hơn 5.6 tỷ đồng sau 5 quý liên tiếp thua lỗ nhờ hai khoản chi phí giá vốn và lãi vay được điều tiết giảm. So với con số kế hoạch 10 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế mà QNC đề ra cho cả năm, thì đã hoàn thành hơn 56% chỉ trong quý 1.

Đồng thời, với kế hoạch nâng cấp hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Cái Lân giai đoạn 1, đầu tư Trạm quan trắc tự động môi trường và dây chuyền 2 – Nhà máy Xi măng Lam Thạch II, QNC dự kiến sẽ phát hành 20 triệu cổ phiếu trong năm 2017 nhằm bổ sung nguồn vốn triển khai kế hoạch kinh doanh. Song song luồng thông tin tốt là 3 phiên tăng trần từ ngày 04-08/05 và sắc xanh liên tiếp những phiên sau đó, khả năng hành động thoái của ông Điện là theo chiều gió của thị trường.

Trong tuần qua cũng ghi nhận thêm một nguyện vọng muốn bán của ông Vũ Văn Tiền, anh rể ông Đào Mạnh Kháng là Chủ tịch HĐQT của SHN, tuy không tháo chạy toàn bộ lượng cổ phiếu đang nắm nhưng đã chiếm gần nửa với số lượng 5.3 triệu cp, tương đương 4.5% vốn. Giao dịch diễn ra trong khoảng 10/05-05/06/2017, ông Tiền sẽ không còn là cổ đông lớn nếu giao dịch diễn ra thành công.

Diễn biến giao dịch tại TS4 lại khá trái ngược nhau khi việc bán 70% vốn cho đối tác Thái và hủy niêm yết được ĐHĐCĐ thường niên 2017 thông qua. Cụ thể, trong khi Thành viên HĐQT Nguyễn Thị Ngọc Ánh vừa hoàn tất mua 613,000 cp và ông Trần Văn Trí, em trai ông Trần Văn Lực - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc muốn mua vào 792,000 cp (4.92%), thì ở chiều ngược lại bà Trần Thị Thanh Lan, em dâu ông Lực lại đăng ký bán 848,000 cp TS4 nhằm giải quyết tài chính. Dự kiến nếu giao dịch thành công, bà Lan giảm sở hữu từ hơn 1.64 triệu cp (10.22%) xuống 792,284 cp (4.93%).

Trong suốt một năm qua, nhà đầu tư của TS4 đã phải đau đầu khi cổ phiếu này chỉ quanh quẩn dưới mệnh giá, hiện tiếp tục giảm 1.2% trong 1 tháng qua, giao dịch quanh mức 8,200 đồng/cp.

Trước gam xám của việc thoái vốn từ những vị tướng, cổ đông vẫn được an ủi khi còn đó một số giao dịch mua vào, không chỉ thế mà còn với số lượng khá lớn.

ITA, Phó Tổng giám đốc Trần Hoàng Ân đã gom 1.67 triệu cp trong khoảng thời gian từ 12/04 đến 07/05, tuy nhiên đây chỉ là lượng mua được, thực chất ông Ân đăng ký đến 5 triệu cp. Tỷ lệ sở hữu sau giao dịch chỉ nâng lên 0.18%, trước đó ông không nắm giữ cổ phiếu nào tại ITA.

Sau khi kết quả kiểm toán 2016 của ITA được công bố với lãi ròng "bay hơi" gần 30% chỉ còn hơn 38 tỷ đồng, nợ quá hạn hơn 160 tỷ đồng, giá cổ phiếu ITA giảm hơn 10%, hiện giao dịch tại mức giá 3,500 đồng/cp. Hai động thái gần đây nhất trước tình thế trên là Phó Tổng giám đốc ra tay đăng ký gom lượng lớn cổ phiếu và giải trình nguyên nhân chênh lệch sau kiểm toán là do điều chỉnh trích lập thêm dự phòng các khoản đầu tư tài chính, dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi của công ty...

Song song với việc liên tục mua vào suốt một năm qua của quỹ Asean Deep Value Fund, nay vị Chủ tịch HĐQT của API – Nguyễn Đỗ Lăng vừa hoàn tất mua hơn 3.5 triệu cp, nâng sở hữu lên 21.16% (gần 7.5 triệu cp) và là cổ đông lớn nhất.

Với SDA, ngay sau khi có thông báo đăng ký thoái hết 4.96% vốn (hơn 1.3 triệu cp) của Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh Thu, Chủ tịch Nguyễn Sĩ Hiển đã đăng ký mua 150,000 cp với mục đích là để giảm tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên trước đó, vị Chủ tịch này đã giao dịch bán gần 1.5 triệu cp, tuy có động thái mua lại nhưng chỉ là con số nhỏ lẻ.

Được biết, sau khi có thông báo trả lời của UBCKNN hồi tháng 9/2016 về đề nghị xin kiểm soát room nước ngoài tại Công ty, SDA có nhiệm vụ phải có phương án xử lý để đảm bảo sở hữu nước ngoài về mức 0% theo đúng quy định của pháp luật./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (6)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chỉ gom được phần nhỏ, Chủ tịch NED tiếp tục đăng ký mua gần 7.3 triệu cp

Ông Trần Văn Huyên - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển Điện Tây Bắc (UPCoM: NED) vừa đăng ký mua gần 7.3 triệu cp NED trong giai đoạn từ 20/03-18/04 nhằm tăng...

Thực hư chuyện một Chi cục Thi hành án Dân sự rời ghế cổ đông lớn tại công ty con của PV Trans

Chi cục Thi hành án Dân sự Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội gây bất ngờ khi công bố không còn là cổ đông lớn tại CTCP Vận tải Dầu khí Đông Dương (UPCoM: PTT) vào ngày...

Giá lên đỉnh lịch sử, nhóm cổ đông lớn FTS bán gần 3 triệu cp trong 3 ngày

Với mục đích cơ cấu lại danh mục đầu tư, nhóm cổ đông của bà Nguyễn Thị Minh đã bán tổng cộng hơn 2.9 triệu cp của CTCP Chứng khoán FPT (HOSE: FTS) trong các ngày...

Quỹ ngoại Thụy Sỹ gom thêm cổ phiếu DBD

Kwe Beteiligungen AG, quỹ ngoại đến từ Thụy Sỹ, đã mua 222 ngàn cp của CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar, HOSE: DBD) trong ngày 15/03, với mục...

Lãnh đạo SRF đăng ký mua cổ phiếu để tăng tỷ lệ sở hữu 

Chủ tịch HĐQT và các lãnh đạo CTCP Searefico (HOSE: SRF) đăng ký mua tổng cộng 650,000 cp SRF trong khoảng thời gian từ 15/03-17/04/2024.

Nhiều lãnh đạo và người thân muốn 'chốt lời' cổ phiếu, giao dịch lớn tại ngành dược

Thống kê giao dịch trong tuần từ ngày 11-15/03/2024 cho thấy, giao dịch lớn tập trung tại ngành dược. Ở chiều đăng ký, nhiều lãnh đạo và người thân muốn “chốt lời”...

Những thương vụ chuyển nhượng vốn công ty chứng khoán

Chuyện mua bán vốn công ty chứng khoán (CTCK) trước nay không hề hiếm ở thị trường Việt Nam. Đặc biệt với các nhóm CTCK vốn nhỏ, ít tên tuổi hoặc hoạt động thoi...

Cá mập PYN Elite rời ghế cổ đông lớn tại SCS

PYN Elite - quỹ ngoại có trụ sở tại Helsinki, Phần Lan rời ghế cổ đông lớn sau khi bán 95.2 ngàn cp của CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (HOSE: SCS), giảm sở hữu xuống...

Trên đà tăng, Phó Chủ tịch VPI muốn bán bớt cổ phiếu

Ông Tô Như Thắng, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Văn Phú - INVEST (HOSE: VPI), đăng ký bán 3.5 triệu cp VPI từ ngày 18-22/03/2024, theo phương thức thỏa thuận và...

Cổ phiếu được giá, Thành viên HĐQT DHC muốn bán 2 triệu cp

Ông Nguyễn Thanh Nghĩa, Thành viên HĐQT CTCP Đông Hải Bến Tre (HOSE: DHC) đã đăng ký bán ra 2 triệu cp từ ngày 18/03-12/04/2024 với lý do giải quyết nhu cầu tài...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98