Tăng phí giao dịch ATM - lợi ít thiệt nhiều?

08/05/2017 22:37
08-05-2017 22:37:00+07:00

Tăng phí giao dịch ATM - lợi ít thiệt nhiều?

Gần đây một số ngân hàng có đề xuất với Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lộ trình tăng phí giao dịch qua ATM để bù đắp phần nào chi phí đầu tư. Liệu có nên chăng?

Việc tăng thu phí giao dịch qua máy ATM, nếu thực hiện, có thể tăng nguồn thu nhập dịch vụ cho ngân hàng nhưng lượng vốn huy động được trên tài khoản thẻ, tài khoản thanh toán có thể bị ảnh hưởng.

Chính sách phí rút tiền mặt muôn hình vạn trạng

Theo thống kê của người viết, hiện nay, đối với các giao dịch rút tiền mặt của thẻ ghi nợ nội địa từ máy ATM ngoài hệ thống, có 23 ngân hàng đang thu phí với mức phí phổ biến là 3.000 đồng/giao dịch. Những ngân hàng đang có chính sách miễn phí chủ yếu là các ngân hàng nhỏ có hệ thống ATM khiêm tốn, nên chi phí đầu tư, bảo trì hệ thống ATM của các ngân hàng này rất nhỏ, do đó không phải chịu áp lực lớn về việc thu phí cho các giao dịch qua ATM.

Đối với các giao dịch rút tiền từ hệ thống ATM nội mạng của ngân hàng, số lượng các ngân hàng áp dụng chính sách thu phí ít hơn, chỉ có 15 ngân hàng. Như vậy có khoảng 20 ngân hàng đang không thu phí rút tiền mặt đối với các khách hàng mở thẻ tại ngân hàng mình. Phí đối với các giao dịch rút tiền mặt từ ATM nội mạng của những ngân hàng có thu phí phổ biến ở mức 1.000 đồng/giao dịch.

Do phí thu dựa trên số lượng giao dịch chứ không phải dựa trên giá trị số tiền được rút, nên các ngân hàng thường áp dụng hạn mức rút trong một ngày cũng như số tiền tối đa cho một lần rút rất thấp. Cụ thể, hạn mức rút (trong một ngày) đối với các giao dịch ngoại mạng thường từ 10-20 triệu đồng, riêng nội mạng có thể lên đến 50 triệu. Số tiền tối đa cho một lần rút phổ biến ở mức 2-3 triệu với các giao dịch ngoại mạng và 5-10 triệu với các giao dịch nội mạng.

Trên thực tế, từng xảy ra những chiêu trò như có ngân hàng chỉ nạp tiền mệnh giá nhỏ (chỉ toàn 50.000 đồng) vào máy ATM và giới hạn số tờ rút, dẫn đến khách hàng muốn rút tiền thì phải rút làm nhiều lần và tốn nhiều phí hơn.

Những lợi ích từ tiền gửi trên tài khoản thẻ

Với số lượng giao dịch qua ATM năm 2016 là gần 183 triệu giao dịch, giả sử 90% giao dịch trên ATM là rút tiền mặt (do các giao dịch chuyển khoản, thanh toán qua ATM thường rất ít), thì với mức phí từ 1.000-3.000 đồng/giao dịch, tổng mức phí mà các ngân hàng thu được lên đến vài trăm tỉ đồng là bình thường.

Lợi ích thứ hai mà các ngân hàng thu được là lượng vốn nhàn rỗi trên tài khoản thẻ. Với số lượng thẻ mà hệ thống đã phát hành đến cuối năm 2016 là 111 triệu thẻ, lượng vốn không kỳ hạn mà mỗi ngân hàng quy mô tương đối đang nắm giữ lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Lượng vốn trên, nếu đem cho vay qua đêm, thì riêng tiền lãi thu được mỗi năm cũng lên đến vài trăm tỉ đồng.

Tuy nhiên, thực tế thì nguồn tiền gửi trên tài khoản thẻ của một số ngân hàng còn nhiều hơn thế, lên tới vài ngàn tỉ đồng tại một ngân hàng hoặc thậm chí có thể chiếm đến 10% trên tổng số huy động vốn của tổ chức, nhất là những ngân hàng phát triển mạnh về thẻ và có hệ thống ATM rộng khắp. Với nguồn vốn nhàn rỗi này, các ngân hàng không chỉ dùng để cho vay trên thị trường liên ngân hàng mà còn có thể linh hoạt sử dụng đầu tư vào trái phiếu hoặc cho khách hàng vay với lãi suất cao hơn nhiều, mang lại biên lợi nhuận rất lớn, do nguồn tiền gửi này dù là không kỳ hạn nhưng số dư bình quân rất ổn định nên có thể xem như là nguồn vốn dài hạn.

Trong khi đó, với lượng vốn gửi trên tài khoản thẻ này, hiện nay các ngân hàng không trả lãi hoặc nếu có cũng chỉ trả theo lãi suất không kỳ hạn, rất thấp. Thậm chí, có ngân hàng còn có chính sách thu phí nếu khách hàng không duy trì được số dư tối thiểu bình quân trong kỳ.

Ngoài ra, các ngân hàng cũng đã thu nhiều loại phí liên quan đến tài khoản thẻ, tài khoản thanh toán như phí in sao kê, phí SMS Banking, phí chuyển khoản, phí thường niên...

http://www.thesaigontimes.vn/159671/Tang-phi-giao-dich-ATM---loi-it-thiet-nhieu.html





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá bán USD ngân hàng vượt lên đỉnh mới

Đồng USD tiếp tục tăng giá trên thị trường quốc tế càng gây sức ép lên tỷ giá USD/VND tại ngân hàng trong phiên 16/04.

Chi tiêu “thả ga”, hoàn tiền “cực đã” lên tới 3 triệu đồng cùng thẻ tín dụng quốc tế SHB

Từ nay đến hết 05/09/2024, những khách hàng mở mới hoặc đang sở hữu một trong những thẻ trong bộ “Gia đình thẻ” tín dụng quốc tế SHB sẽ được hưởng mức ưu đãi hoàn...

Giá bán USD ngân hàng leo thang

Bất ổn địa chính trị ở Trung Đông càng làm gia tăng nhu cầu tích trữ các tài sản an toàn như đô la Mỹ và vàng, qua đó khiến giá USD trên thị trường quốc tế tăng...

Ứng xử với tỷ giá

Quí 1-2024, tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng đã tăng khoảng 2,3%, là quí mà tỷ giá tăng mạnh nhất tính từ năm 2012 đến nay. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành dự thảo...

Giá USD tăng sốc

Tuần qua (08-12/04/2024), giá USD trên thị trường quốc tế tăng sốc khi căng thẳng leo thang tại Trung Đông khiến các nhà đầu tư tìm đến “nơi trú ẩn” là các tài sản...

Mang tiền ăn trộm đến ngân hàng gửi tiết kiệm

Trộm hơn 253 triệu đồng, một người đàn ông ở Thừa Thiên - Huế mang 200 triệu đồng đến ngân hàng gửi tiết kiệm, số còn lại dùng để tiêu xài.

Quy định mới về quản lý seri tiền mới in

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 01/2024/TT-NHNN quy định về quản lý seri tiền mới in của NHNN.

LPBank bổ sung phương án đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE: LPB) vừa cập nhật nội dung sửa đổi, bổ sung tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 với phương án đổi tên.

Bộ Tư pháp: Không cấm tiền số, tài sản ảo

Tiền ảo, tài sản ảo không bị cấm tại Việt Nam nhưng cần xây dựng khuôn khổ pháp lý để quản lý, phòng ngừa rủi ro, theo đại diện Bộ Tư pháp.

Đồng VND sẽ tăng giá trở lại cùng với lãi suất trong nửa sau 2024

Tiền đồng và cả các đồng tiền khác, có khả năng tăng giá trở lại so với USD trong nửa sau 2024 khi lãi suất USD có thể được cắt giảm, trong khi lãi suất VND sẽ hầu...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98