Tồn kho kỷ lục, VSSA bàn giải pháp tiêu thụ đường

25/05/2017 08:08
25-05-2017 08:08:25+07:00

Tồn kho kỷ lục, VSSA bàn giải pháp tiêu thụ đường

Tính đến thời điểm hiện tại, lượng đường tồn kho trong các nhà máy, doanh nghiệp lên đến 750.000 tấn, cao nhất từ trước đến nay. Một phần nguyên nhân là do lượng đường nhập lậu tăng mạnh trong thời gian qua.

Ngày 24-5, Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) đã tổ chức hội nghị để bàn giải pháp tiêu thụ đường bền vững và đối phó với đường nhập lậu. Ông PHẠM QUỐC DOANH, Chủ tịch Hiệp hội VSSA đã trao đổi với báo chí về hướng giải quyết cho ngành mía đường trong thời gian tới.

Ông Phạm Quốc Doanh trả lời báo chí về tương lai ngành mía đường. Ảnh: NH

Vấn nạn đường nhập lậu đang diễn biến ra sao tại Việt Nam và ảnh hưởng thế nào đến người tiêu dùng, doanh nghiệp, thưa ông?

- Ông Phạm Quốc Doanh: Hiện nay, tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu đường diễn biến phức tạp, tinh vi hơn so với các năm trước. Trung bình mỗi năm, lượng đường nhập lậu qua biên giới và qua hành vi gian lận lợi dụng kẽ hở chính sách tạm nhập tái xuất là khoảng 300.000-400.000 tấn. Nhưng đến thời điểm hiện tại, chưa đến nửa năm 2017, con số này ước tính đã cán mốc 400.000 tấn. Đó là một trong những lý do khiến lượng đường tại các nhà máy, doanh nghiệp tồn kho ở mức kỷ lục với 750.000 tấn.

Vì thế trong lúc này, các doanh nghiệp đang phải chịu cạnh tranh không công bằng về giá mà nguyên nhân là do từ đầu vụ, các nhà máy đã ký hợp đồng mua mía nguyên liệu từ nông dân với giá cao hơn vụ trước nên sẽ bị thua lỗ, có thể phải đóng cửa nếu hạ giá bán để cạnh tranh với đường lậu.

Như vậy, ngành mía đường đang gặp khó khăn và nông dân là người chịu thiệt nhất vì lâu nay, nhiều nông dân trồng mía vì không thể trồng được cây trồng nào khác trên mảnh đất của mình. Đường lậu không những làm ảnh hưởng đến các nhà máy, nông dân mà còn gây thiệt hại cho nhà nước vì không thể thu được thuế, mỗi năm ít nhất vài trăm tỉ đồng.

Đâu là giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững cho ngành mía đường, và các công ty mía đường cần có những giải pháp căn cơ nào về vùng nguyên liệu?

- Nếu muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp mía đường phải sớm tìm ra lời giải cho bài toán giảm chi phí, hạ giá thành để cạnh trạnh và nâng cao chất lượng sản phẩm trong thời buổi hội nhập thị trường quốc tế. Với đặc thù yếu tố nguyên liệu chiếm đến trên 80% giá thành, vấn đề xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu bền vững, chất lượng chính là yếu tố tiên quyết cho ngành mía đường Việt Nam.

Theo xu hướng tất yếu, nhiều doanh nghiệp mía đường đã cùng liên kết, mở rộng vùng nguyên liệu, triển khai đồng bộ qua các khâu cơ giới hóa, tưới tiêu, quản lý thu hoạch và tổ chức cánh đồng lớn. Việc Công ty cổ phần Đường Biên Hòa (BHS) và Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (TTCS) sẽ sáp nhập thành một tổng công ty, theo tôi đó là một bước đi đúng. Các doanh nghiệp mía đường trong ngành cũng cân nhắc đến yếu tố liên kết để thích nghi với những diễn biến mới của thị trường trong những năm tới.

Ông có thể cho biết những diễn biến mới của thị trường trong những năm tới là gì?

- Theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam phải nhập khẩu một lượng đường nhất định (tăng 5% từng năm). Bên cạnh đó, theo lộ trình sau năm 2018, thuế suất nhập khẩu mía đường từ các nước trong khu vực ASEAN sẽ về 0% thay vì 30% như hiện nay. Do đó, theo tôi, các doanh nghiệp mía đường phải tìm cách giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm mới hy vọng có thể tồn tại được sau thời điểm 2018.

Trong bối cảnh hội nhập, doanh nghiệp cần chủ động từ đầu vào đến đầu ra. Với đầu vào, quan trọng nhất là bài toán giảm giá thành, chúng tôi đã thấy những bước tiến chủ động của các doanh nghiệp, không chỉ với hoạt động sáp nhập trong nước như TTCS và BHS mà còn mở rộng phạm vi sáp nhập đối với các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu nước ngoài như trường hợp của Hoàng Anh Attapeu. Với cánh đồng mía rộng lớn hơn 6.000ha cùng nhà máy với công suất 7.500 tấn/ngày, bài toán cơ giới hóa để giảm giá thành là hiện thực, trong tầm tay, nâng sức cạnh tranh rất lớn cho ngành mía đường.

Tiếp theo là các bài toán sản xuất - cần hợp lý hóa sản xuất, tăng sản phẩm cạnh tranh với công nghệ tiên tiến. Và cuối cùng là khâu thị trường, mà trong đó câu chuyện "chống buôn lậu" cũng là đề tài nóng của hội nghị ngày hôm nay. Hiện, giá đường trong nước và đường nhập lậu vẫn chênh lệch, càng kích thích đường lậu nhập vào Việt Nam. Với tổng lượng đường nhập lậu có thể hơn 500.000 tấn, tình trạng buôn lậu, hàng giả đang diễn biến phức tạp trên cả nước.

Còn về phía cơ quan quản lý thì sao, thưa ông?

- Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chỉ đạo VSSA phối hợp với các cục, vụ sớm hoàn thành, trình bộ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành mía đường trong cơ chế hội nhập, để sau giai đoạn 2018-2020 ngành mía đường vẫn có thể duy trì sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc làm, cuộc sống cho những người trồng mía.

Tuy vậy, để đồng hành cùng các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp cũng cần phải điều chỉnh lại giá bán để không tạo ra khoảng chênh lệch giá quá lớn với đường sản xuất ở các nước khác vì hiện nay giá đường trong nước luôn cao hơn khu vực. Muốn làm được điều đó, nhà máy đường phải giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành để cạnh tranh được với hàng hóa của các nước trong khu vực... Đây là một yếu tố sống còn.

Xin cảm ơn ông!

http://www.thesaigontimes.vn/160477/Ton-kho-ky-luc-VSSA-ban-giai-phap-tieu-thu-duong.html





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98