Xuất khẩu cá biển có thể đạt mốc 8 tỷ USD vào năm 2030

06/05/2017 11:27
06-05-2017 11:27:36+07:00

Xuất khẩu cá biển có thể đạt mốc 8 tỷ USD vào năm 2030

Xuất khẩu cá biển có thể đạt 8 tỷ USD vào năm 2030. Đó là thông tin được ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam (VSA) đưa ra tại hội thảo “Phát triển nghề nuôi cá biển quy mô lớn bền vững phục vụ xuất khẩu tại Việt Nam” do VSA phối hợp với Hội đồng xuất khẩu Đậu tương Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức ở Tp.Hồ Chí Minh ngày 5/5.

Vận chuyển cá ngừ đại dương tại cảng Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)

Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, từ năm 2012, Việt Nam đã có mặt trên bản đồ những nước nuôi cá biển hàng đầu thế giới. Sản lượng hải sản xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trong những năm gần đây. Mặc dù hiện nay vẫn còn nhiều thách thức, tuy nhiên nếu Nhà nước có chính sách khuyến khích và ưu tiên thu hút đầu tư thì sản lượng nuôi biển hàng năm (bao gồm tôm và tôm hùm, cá biển, trai ngọc, nhuyễn thể khác, tảo và rong biển, các hải sản khác) có thể đạt 4,7 triệu tấn vào năm 2030, kim ngạch xuất khẩu đạt 30-35 tỷ USD. Riêng nuôi cá biển có thể đạt 1 triệu tấn/năm, kim ngạch 8 tỷ USD trong năm 2030.

Ông Nguyễn Bá Sơn, đại diện Tổng cục Thủy sản cho biết, số lượng lồng, bè nuôi cá biển liên tục tăng trong những năm gần đây. Tính đến cuối năm 2016, diện tích cá biển nuôi ao, đầm trên cả nước đạt 6.300 ha và gần 1,2 triệu m3 lồng. Tương ứng với đó, sản lượng cá biển nuôi cũng liên tục tăng lên.

Nếu như năm 2010 sản ượng cá biển chỉ đạt trên 15.700 tấn, thì đến năm 2016 con số này đã tăng gần gấp đôi, đạt 28.300 tấn. Trong đó, cá song chiếm xấp xỉ 50%, cá giò chiếm 30%, cá vược 7%-8%, cá biển khác chiếm 12-13%. Các tỉnh nuôi cá biển trọng điểm hiện nay là Khánh Hòa, Quảng Ninh, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu.

Mặc dù, có nhiều lợi thế, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, trước khi đầu tư vào nghề nuôi biển, cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp cần định vị, xác định rõ thị trường tiêu thụ, để tránh tình trạng phát triển ồ ạt, dẫn đến tình trạng tiêu thụ ùn ứ như nhiều loại sản phẩm nông nghiệp hiện nay.

Theo ông Lucas Manomaitis, Giám đốc Kỹ thuật nuôi khu vực Đông Nam Á thuộc USSEC, hiện nay, phần lớn nguồn lợi cá biển vùng Đông Nam Á; trong đó, có Việt Nam đang chịu áp lực rất nặng nề hoặc đã bị khai thác quá mức, nguồn cung cấp cá biển khai thác tự nhiên đã và đang tiếp tục giảm sút. Trong khi đó, nhu cầu cá biển chất lượng cao của quốc gia, khu vực và quốc tế đang tăng mạnh.

Tuy nhiên, nếu phát triển ồ ạt công nghiệp nuôi cá biển ở Đông Nam Á trong các hệ thống nuôi xa bờ, rất có thể thị trường nội địa và nội khối Đông Nam Á sẽ không thể tiêu thụ hết sản lượng cá được tạo ra.

“Vì vậy, để chuẩn bị phát triển công nghiệp nuôi cá biển, người nuôi và các cơ quan quản lý Nhà nước cần hiểu rõ yêu cầu của khách hàng quốc tế đối với sản phẩm cá biển nuôi. Trong đó, cần tập trung vào vấn đề sản lượng cần thiết, yêu cầu chất lượng, yếu tố phát triển bền vững và những vấn đề cần xem xét khi chuyển từ ngành nuôi quy mô tương đối nhỏ sang sản xuất lớn,” ông Lucas Manomaitis nói.

Để ngành nuôi biển phát triển trong thời gian tới, đại diện VSA cho rằng, cần hoàn thiện cơ chế chính sách quốc gia để thu hút đầu tư cũng như hỗ trợ ngành phát triển bền vững; trong đó, tập trung vào một số giải pháp như: bổ sung trang trại nuôi biển công nghiệp và hoạt động nuôi biển vào danh mục được hưởng quyền lợi theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; thành lập nhóm chỉ đạo nuôi biển công nghiệp; thiết lập và thực hiện chương trình giám sát và kiểm tra môi trường nuôi biển, chương trình tái tạo môi trường sinh thái biển…/.

http://www.vietnamplus.vn/xuat-khau-ca-bien-co-the-dat-moc-8-ty-usd-vao-nam-2030/444722.vnp





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98