Ban hành nghị quyết xử lý nợ xấu: Quốc hội lo lắng gì?

07/06/2017 08:46
07-06-2017 08:46:50+07:00

Ban hành nghị quyết xử lý nợ xấu: Quốc hội lo lắng gì?

Nhiều đại biểu Quốc hội tỏ ra lo lắng trước phiên thảo luận về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, diễn ra sáng 7/6.

Tổng thư ký Quốc hội cho biết đa số ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể về khái niệm nợ xấu, bảo đảm rõ ràng, dễ hiểu hoặc đưa vào phụ lục để có cơ sở giám sát.

Ngày 6/6, Tổng thư ký Quốc hội đã gửi các vị đại biểu báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ về dự thảo nghị quyết dài 16 trang. Báo cáo cho biết đã có 170 lượt ý kiến đại biểu tham gia trong phiên thảo luận tổ ngày 26/5.

Nhiều ý kiến khác nhau

Theo báo cáo, bên cạnh đa số ý kiến đồng với sự cần thiết ban hành nghị quyết, một số vị băn khoăn vì dự thảo nghị quyết không có trong chương trình mới bổ sung vào nội dung kỳ họp, đề nghị làm rõ việc tách thành nghị quyết này và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng để đảm bảo tính ổn định, lâu dài trong việc thi hành, đảm bảo tính hợp lý.

Một số ý kiến cho rằng việc thông qua nghị quyết tại kỳ họp này quá gấp, cân nhắc thời điểm thông qua một kỳ hay hai kỳ, nếu có thêm thời gian thì xem xét nghị quyết kỹ hơn và lấy thêm ý kiến của các bên liên quan.

Đại biểu cũng đề nghị cân nhắc việc luật hóa các quy định, băn khoăn về việc nghị quyết tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng hơn là cho các đối tượng khác, việc ban hành nghị quyết theo thủ tục rút gọn, có thể tạo thành tiền lệ, cần lấy ý kiến đánh giá của Bộ Tư pháp đối với dự thảo nghị quyết.

Góp ý của đại biểu còn là nghị quyết cần đảm bảo tính minh bạch đảm bảo trước khi xử lý tài sản theo quy trình thủ tục, phải xử lý trách nhiệm các đối tượng vi phạm, gây nợ xấu cao.

Đại biểu cho rằng cần đánh giá tác động một số quy định mang tính đột phá có quy định chưa thống nhất với Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thi hành án dân sự, một số nội dung mới chưa có luật nào ban hành, cần phải nghiên cứu kỹ hơn. Cần làm rõ nguồn lực, mực tiêu xử lý nợ xấu trong 5 năm tới, cần thống kê, phân loại nợ xấu và gửi đại biểu Quốc hội nghiên cứu.

Đi vào nội dung cụ thể, ngay từ phạm vi điều chỉnh đã có nhiều ý kiến khác nhau.

Báo cáo nêu rõ, nhiều ý kiến cho rằng cần giới hạn phạm vi điều chỉnh là xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu đã xác định đến 31/12/2016 vì mục tiêu của nghị quyết là xử lý các khoản nợ xấu đã tồn tại trong thời gian qua. Những khoản nợ phát sinh sau 31/12/2016, tổ chức tín dụng phải nâng cao trách nhiệm trong quản lý, việc xử lý nợ xấu theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và pháp luật hiện hành.

Một số ý kiến đề nghị nghị quyết áp dụng xử lý nợ xấu tính đến ngày 31/12/2016 còn đối với việc xử lý các khoản nợ xấu sau thời điểm 31/12/2016, đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội về các khoản nợ đó và khi Quốc hội cho phép, sẽ sử dụng các biện pháp theo nghị quyết này để xử lý tiếp nợ xấu trong thời kỳ có hiệu lực của nghị quyết. Các vị này cho rằng quy định như vậy nhằm tránh tổ chức tín dụng lạm dụng các biện pháp đặc biệt trong nghị quyết và nâng cao trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong xử lý nợ xấu. 

Nên hay không dùng ngân sách?

Liên quan đến nguyên tắc xử lý nợ xấu, trong 170 lượt phát biểu, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung nguyên tắc không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, cần huy động các nguồn lực khác để xử lý nợ xấu và quy trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân gây ra nợ xấu.

Một số ý kiến khác lại đề nghị cân nhắc không nên bổ sung quyên tắc này vì các lý do: việc bổ sung nguyên tắc này phù hợp với tình hình ngân sách hiện nay nhưng theo kinh nghiệm quốc tế thì rất cần bàn tay của Nhà nước, dùng ngân sách xử lý nợ xấu, việc xử lý nợ xấu không có tiền thật sẽ rất khó. Việc tổ chức tín dụng tự xử lý có giới hạn, nên sẽ không khả thi nếu không dùng ngân sách.

VAMC là doanh nghiệp do Nhà nước cấp vốn, nếu không có tiền thì VAMC không xử lý được nợ xấu; nợ xấu có liên quan đến doanh nghiệp Nhà nước nên cần có trách nhiệm của Nhà nước trong xử lý nợ xấu dựa trên khả năng nguồn ngân sách Nhà nước; cần phân biệt rõ đối với nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ theo các chương trình dự án do Chính phủ chỉ định… thì phải sử dụng ngân sách để xử lý.

Trong thực tế vẫn phải sử dụng ngân sách một cách gián tiếp để xử lý nợ xấu, nên nếu quy định nguyên tắc không sử dụng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu thì không hợp lý - báo cáo phản ánh quan điểm của một số vị khác.

Về khái niệm, tiêu chí, xác định nợ xấu, Tổng thư ký Quốc hội cho biết đa số ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể về khái niệm nợ xấu, bảo đảm rõ ràng, dễ hiểu hoặc đưa vào phụ lục để có cơ sở giám sát. Không nên giao cho Ngân hàng Nhà nước quy định phạm vi, nguyên tắc và phương pháp xác định nợ xấu, cần quy định cụ thể trong nghị quyết. Có ý kiến đề nghị nếu quy định thẩm quyền về xác định nợ xấu thì giao cho Chính phủ, cần có tổ chức độc lập ngoài Ngân hàng Nhà nước để đánh giá, quy định nợ xấu.

Bên cạnh các nội dung trên, một số đại biểu còn lo lắng trước các quy định khác, trong đó có quyền thu giữ tài sản bảo đảm.

Một số ý kiến cho rằng không nên quy định quyền về thu giữ tài sản bảo đảm vì pháp luật dân sự coi giao dịch dân sự là thỏa thuận, pháp luật đã giao toà án xử lý, trừ trường hợp luật khác có quy định. Việc quy định quyền thu giữ của tổ chức tín dụng không qua trình tự, thủ tục tư pháp có thể ảnh hưởng quyền công dân, việc thu giữ chỉ nên thực hiện khi có phán quyết của tòa án.

http://vneconomy.vn/thoi-su/ban-hanh-nghi-quyet-xu-ly-no-xau-quoc-hoi-lo-lang-gi-20170606095242111.htm





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cảnh báo việc tiếp tay cho tội phạm khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay trên các hội nhóm, diễn đàn xuất hiện tình trạng các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu...

Lên kịch bản ‘sống chung’ với áp lực tỷ giá

Tỷ giá đã tăng hơn 3% kể từ đầu năm, chạm ngưỡng mục tiêu điều hành chính sách ngoại hối. Các chuyên gia cho rằng áp lực tỷ giá sẽ còn dai dẳng theo diễn biến giảm...

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2024 đạt 11,286 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ cổ tức 2023 dự kiến là 16%, trong đó có 5% bằng tiền...

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM tăng 35.4% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM đạt 2.869 tỷ USD, tăng 3.5% so với quý trước và tăng 35.4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần...

SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking

Để đảm bảo quyền lợi công bằng cho tất cả khách hàng, kể từ tháng 5/2024, SHB sẽ thực hiện điều chỉnh cơ chế tính phí và mức thu phí dịch vụ theo dõi biến động số...

Sacombank vượt mốc 1 triệu khách hàng thẻ tín dụng, không ngừng gia tăng giá trị và trải nghiệm khách hàng thẻ 

Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách...

Định giá cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn, cổ phiếu nào nên "xuống tiền"?

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã trải qua đà hồi phục mạnh từ cuối năm 2023 và duy trì đến nay. Tuy nhiên, so với chỉ số P/E toàn ngành, một số cổ phiếu có cơ bản tốt vẫn...

Giá bán USD ngân hàng tiến gần mốc 26,000 đồng

Phiên sáng 17/04, tỷ giá USD/VND tại ngân hàng tiếp tục phá vỡ mọi kỷ lục trước đó với giá bán USD gần chạm mốc 26,000 đồng.

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý trong vay tiêu dùng và thu hồi nợ

Các chuyên gia ngân hàng cũng cho biết, chất lượng tín dụng cho vay tiêu dùng hiện còn diễn biến theo chiều hướng xấu. Hoạt động xử lý, thu hồi nợ xấu của các tổ...

Làm giả giấy tờ để mở thẻ tín dụng, chiếm đoạt tiền của nhiều ngân hàng

Sau khi làm giả chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu…, bị cáo dùng các loại giấy tờ giả này đi mở thẻ tín dụng tại nhiều ngân hàng, rút tiền để tiêu.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98