Chè Hiệp Khánh: Chờ đợi gì từ cuộc tái cấu trúc?

28/06/2017 13:22
28-06-2017 13:22:31+07:00

Chè Hiệp Khánh: Chờ đợi gì từ cuộc tái cấu trúc?

Giao dịch trầm lắng cùng thị giá giảm hơn 50% chỉ sau 5 tháng lên sàn, thậm chí kết quả kinh doanh giảm sút nghiêm trọng, CTCP Chè Hiệp Khánh (HNX: HKT) đang phải bàn đến chuyện tái cấu trúc dù mới “chân ướt chân ráo” lên sàn.

Không giống như những thương vụ lên sàn khá thành công trong thời gian vừa qua, HKT là một trong những tân binh hiếm hoi chịu cảnh giá cổ phiếu rơi thẳng đứng ngay từ những ngày đầu tiên.

Cụ thể, HKT bắt đầu giao dịch với mức giá tham chiếu chỉ 10,500 đồng/cp (ngày 12/01/2017), đây cũng là mức cao nhất kể từ thời điểm tham gia thị trường. Đến nay giá cổ phiếu đã giảm hơn 50%, hiện giao dịch tại mức 4,600 đồng/cp (21/06/2017)

* Chè Hiệp Khánh: Hậu niêm yết tại HNX sẽ là tăng vốn hơn gấp đôi

Chè Hiệp Khánh: Bay hơi 45% giá trị sau 6 phiên lên sàn

Song song với đó, HKT cũng không thu hút được giới đầu tư quan tâm khi khối lượng giao dịch lại hết sức trầm lắng, trung bình chưa đến 50,000 cổ/phiên kể từ khi niêm yết.

Giao dịch cổ phiếu HKT từ lúc chào sàn đến nay

Đáng chú ý vào ngày 13/01, CTCP Xây dựng số 3 (HNX: VC3) đã thoái toàn bộ 589,000 cổ phiếu nắm giữ tại HKT, tương đương 10.56% vốn; chính thức không còn là cổ đông của HKT chỉ 1 ngày sau khi niêm yết. Một phần nào đó, động thái rút lui của VC3 có lẽ cũng kéo giá cổ phiếu HKT đổ đèo, được biết giá giao dịch hôm 13/01 của cổ phiếu HKT đạt 6,700 đồng/cp.

Không dừng lại, đến ngày 06/03/2017, cổ đông lớn Nguyễn Kim Anh cũng đã bán ra 50,900 cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu từ 5.38% xuống còn 4.47%.

Như vậy, cơ cấu cổ đông tại HKT chỉ sau 3 tháng đã có sự xáo trộn lớn, số cổ đông lớn từ 5 giảm xuống còn 3 cổ đông, trong đó cổ đông tổ chức còn CTCP Đầu tư chuyên nghiệp Việt Nam, cổ đông cá nhân còn hai thành viên HĐQT là Chủ tịch Phạm Vũ Khánh và Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Thắm.

Trở lại câu chuyện năm 2015, HKT bắt đầu manh nha kế hoạch niêm yết, tuy nhiên sau đó Công ty đã xin rút hồ sơ đăng ký vào cuối năm này.

Cho đến giữa tháng 6/2016, HTK một lần nữa nộp hồ sơ niêm yết lên HNX trở lại. Bên cạnh đó, cùng với việc niêm yết, Công ty dự kiến thực hiện tăng vốn lớn trong năm 2016. Theo kế hoạch, Công ty sẽ phát hành 6.4 triệu cp để tăng vốn lên 119.9 tỷ đồng. Phương thức phát hành là phát hành 278,865 cp trả cổ tức 2015 bằng cổ phiếu và phát hành 6.1 triệu cp cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 100:110 với giá 10,000 đồng/cp.

Được biết, HKT chuyển đổi định hướng kinh doanh từ chế tạo và kinh doanh về cơ khí sang lĩnh vực nông nghiệp năm 2009. Đến năm 2013, Công ty kinh doanh thua lỗ và ba năm sau đó có phục hồi song con số lợi nhuận tuyệt đối chỉ ở mức thấp. Liệu rằng việc kết quả kinh doanh chưa thực sự tốt cùng với kế hoạch huy động vốn khủng chính là yếu tố kìm hãm giá cổ phiếu HKT từ khi lên sàn?

Tài sản chủ yếu là tồn kho và khoản phải thu

Nhìn vào báo cáo tài chính 2 năm liền 2015-2016, có thể thấy tài sản chủ yếu của Công ty là hàng tồn kho và phải thu khách hàng.

Quý 1/2017 nguồn lực HKT vẫn tập trung tại hai khoản mục trên, thể hiện tình trạng ứ đọng hàng tồn kho cũng như mắc kẹt tại các khoản phải thu. Cụ thể, tổng tài sản Công ty đạt 82 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm gần 70%, tương đương 56 tỷ đồng. Riêng khoản phải thu chiếm hơn 32 tỷ với phải thu ngắn hạn khách hàng đạt 16.5 tỷ đồng.

24 tỷ tài sản ngắn hạn còn lại nằm tại khoản mục hàng tồn kho, với tồn kho hàng hóa đạt hơn 18 tỷ. Song, trên thực tế doanh thu quý 1/2017 lại vắng bóng nguồn thu từ bán hàng hóa.

Mặt khác, nợ xấu của HKT tính đến ngày 31/03/2017 đạt hơn 1.2 tỷ, trong đó giá trị có thể thu hồi chỉ đạt 139 triệu đồng. Lưu chuyển tiền mặt tại Công ty cũng lèo tèo không kém với số tiền khoảng 164 triệu đồng, trong khi đầu năm đạt hơn 1.2 tỷ đồng.

Kết thúc quý 1/2017, doanh thu Chè Hiệp Khánh chỉ đạt vỏn vẹn gần 900 triệu đồng, trong đó doanh thu từ bán hàng hóa biến mất và chỉ còn doanh thu bán thành phẩm, giảm 89% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, doanh thu tài chính giảm đột ngột từ 38 triệu về mức 36 ngàn đồng, chi phí lãi vay phát sinh gần 4 triệu, kết quả là Công ty ghi nhận lỗ hơn 500 triệu đồng (quý 1/2016 lãi hơn 1.2 tỷ đồng).

Như vậy, so với mục tiêu doanh thu 63.2 tỷ đồng, 3 tháng đầu năm Công ty thực hiện chưa đến 1.5% kế hoạch. Về tỷ lệ cổ tức 2017, Công ty dự kiến chi trả 8% bằng tiền mặt.

2017 sẽ tái cấu trúc, kế hoạch kinh doanh khiêm tốn

Đi qua một năm 2016 với bức tranh kinh doanh không mấy khả quan (tỷ lệ thực hiện kế hoạch doanh thu và lãi ròng lần lượt 57% và 64%), quý 1 năm nay lại tiếp tục hụt chân với khoản lỗ 500 triệu đồng. Theo đó, tại ĐHĐCĐ 2017 vừa qua, Ban lãnh đạo HKT đã bàn đến chuyện tái cấu trúc Công ty.

Về chi tiết, HKT dự kiến cơ cấu lại Công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con, tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết với các tập đoàn, doanh nghiệp để mở rộng thị trường và khai thác lợi thế của các đối tác nhằm thu được lợi ích tốt nhất.

Được biết, tính đến thời điểm 31/12/2016, Công ty chưa có công ty liên kết góp vốn. Theo đó, đây được xem là một nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017, góp phần mở rộng quy mô, tăng trưởng vốn và mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, cũng như khai thác các lợi thế vùng nguyên liệu và các lợi thế về kênh phân phối sản phẩm.

Về kế hoạch kinh doanh 2017 gần như đi ngang, doanh thu dự kiến đạt 63.2 tỷ và lãi ròng đạt 7.8 tỷ đồng, tương đương thực hiện năm 2016. Với tình cảnh hiện tại, liệu mục tiêu tái cấu trúc có được tiến hành trong năm nay, và tương lai sẽ đem lại gì cho KHT vẫn còn là một dấu chấm hỏi!

Hệ thống nhà máy hiện tại của HKT






MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cổ đông đề xuất chia cổ tức tiền mặt, "zero fee", lãnh đạo Chứng khoán BSC trải lòng ưu tư

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán BIDV (BSC, HOSE: BSI) tổ chức ngày 23/04, cổ đông BSC dành nhiều sự quan tâm đến xu thế "zero fee", vấn đề chia cổ...

Công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lãi tăng 26% trong quý 1, biên lãi gộp hơn 50%

CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO, UPCoM: SAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, với lãi ròng tăng 26% so với cùng kỳ.

Quý 1 bứt tốc, KTC sáng cửa về đích lợi nhuận năm

CTCP Thương mại Kiên Giang (UPCoM: KTC) lãi ròng hơn 14 tỷ đồng trong quý 1/2024, hơn gấp đôi cùng kỳ. Đồng nghĩa, việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 16 tỷ đồng năm...

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong: Kế hoạch lãi tăng 26%, muốn tăng vốn gần gấp đôi

Tại ĐHĐCĐ thường niên CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HOSE: ORS) sáng ngày 24/04, cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024, phương án phát hành thêm cổ...

Ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa, OCB ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 1,214 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng cùng kỳ năm trước...

Trả thù lao cho cộng tác viên giới thiệu khách vay, PGBank giảm 24% lãi trước thuế quý 1

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) báo lãi trước thuế hơn 116 tỷ đồng trong quý 1/2024, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, dù đã giảm...

ĐHĐCĐ Intresco: "Nóng" dự án 6A

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, lãnh đạo Intresco khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư vào mảng khách sạn sau khi ghi nhận kết quả tốt trong thời gian gần đây. Đại hội lần...

Không có khoản bồi thường tại VSIP III, lãi ròng PHR giảm mạnh

Quý 1/2024, CTCP Cao su Phước Hòa (Phuruco, HOSE: PHR) không ghi nhận khoản bồi thường thực hiện dự án VSIP III, do đó chỉ lãi ròng hơn 73 tỷ đồng, giảm mạnh 68% so...

ĐHĐCĐ TVS: Phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ

Chiều ngày 24/04/2024, CTCP Chứng khoán Thiên Việt tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 đã thông qua kế hoạch kinh doanh, bầu HĐQT, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2024-2028.

VPBank thực hiện gần 1/4 mục tiêu kinh doanh năm 2024 trong quý 1

VPBank khởi động quý 1/2024 đầy thuận lợi với lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất tăng 64% so với cùng kỳ. Ngân hàng mẹ và các công ty con đang bám sát các kế...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98