Cựu Thủ tướng Singapore: Nhật Bản nên mời Trung Quốc gia nhập TPP

05/06/2017 15:13
05-06-2017 15:13:28+07:00

Cựu Thủ tướng Singapore: Nhật Bản nên mời Trung Quốc gia nhập TPP

Nhật Bản và Trung Quốc sẽ lèo lái hoạt động thương mại tự do và hội nhập kinh tế ở châu Á, và họ phải làm thực hiện điều này cùng nhau chứ không nên là đối thủ của nhau, cựu Thủ tướng Singapore Ngô Tác Đống cho hay trong ngày thứ Hai. Đặc biệt về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ông Đống kêu gọi Nhật Bản nắm quyền lãnh đạo và mở ra cánh cửa để Trung Quốc tham gia vào thỏa thuận.

Cựu Thủ tướng Singapore Ngô Tác Đống

Theo Nikkei Asia Review, ông Đống đã phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á tại Nhật Bản rằng, sự gia tăng của quan điểm chống lại hội nhập kinh tế ở phương Tây không phải vấn đề cần quan tâm của châu Á.

“Đây là lúc để châu Á vùng dậy vì thương mại tự do – công bằng, gặt hái tất cả lợi ích từ toàn cầu hóa và định hình chương trình toàn cầu mới”, ông nói.

Châu Á có vị thế tốt để đấu tranh cho thương mại tự do và đẩy mạnh hội nhập kinh tế châu Á, đồng thời tạo ra trường hợp giải thích tại sao Nhật Bản và Trung Quốc cần phải cải thiện mối quan hệ của họ. Với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi TPP, ông Đống kêu gọi Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tàu và gửi tới một thông điệp rằng Trung Quốc được chào đón vào thỏa thuận TPP.

Khi nào Trung Quốc có thể thực sự muốn ký kết? Ông Đống không cho rằng điều này sẽ diễn ra trong 5 năm nữa, vì quốc gia này vẫn chưa sẵn sàng để đáp ứng các tiêu chuẩn cao của TPP – vốn bao gồm các nguyên tắc về thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, lời mời gọi trên sẽ là một hành động để tỏ thiện chí với Trung Quốc.

Để 2 cường quốc châu Á này hợp tác chặt chẽ hơn, những gì còn thiếu là “niềm tin”, ông Đống cho biết.

Phát biểu trước khán giả chủ yếu là giới doanh nhân Nhật Bản, ông Đống cho biết ý tưởng Vành đai và Con đường của Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, có khả năng thúc đẩy thương mại đa phương và toàn cầu hóa nếu Bắc Kinh đẩy mạnh các thỏa thuận thương mại tự do. Ý tưởng trên – một kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trải dài từ châu Á cho tới châu Âu – nghiêng về hội nhập khu vực, chứ không phải là chia rẽ chúng.

Cựu Thủ tướng Singapore bày tỏ quan ngại về chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Donald Trump, cụ thể dẫn ra các mối nguy cơ về mô hình “trục bánh xe và nan hoa” (hub and spoke) trong lúc Mỹ chỉ muốn thương lượng các thỏa thuận khi họ thực sự có thể thượng phong rõ ràng. “Mối lo ngại ở đây là các quốc gia nhỏ hơn sẽ không có cơ hội trong các cuộc đàm phán trực tiếp giữa 2 quốc gia”, ông cho hay./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98