Đâu là điểm mà MSCI đánh giá tiêu cực hơn về TTCK Việt Nam

21/06/2017 16:44
21-06-2017 16:44:56+07:00

Đâu là điểm mà MSCI đánh giá tiêu cực hơn về TTCK Việt Nam

Ngày 21/06, MSCI đã công bố kết quả phân loại thị trường dành cho 84 thị trường. Theo đó, MSCI đã giữ nguyên xếp hạng với Việt Nam ở tất cả các tiêu chuẩn định tính và không cho Việt Nam vào danh sách xem xét.

Trong những đánh giá chi tiết, có 1 điểm MSCI ghi nhận có sự thay đổi theo hướng tích cực đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đó là mục Khả năng chuyển nhượng (nhưng vẫn giữ nguyên quan điểm cần tiếp tục cải thiện).

1 điểm MSCI đánh giá có phần tiêu cực hơn so với kỳ đánh giá năm 2016, đó là mục Quyền bình đẳng với nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Theo đó ngoài việc giữ nguyên nhận xét giống 2016, MSCI đưa ra thêm quan điểm cho rằng “quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế do quy định giới hạn sở hữu nước ngoài nghiêm ngặt áp dụng đối với tổng tỷ trọng sở hữu nước ngoài nói chung và sở hữu của từng nhà đầu tư nói riêng”.

Dưới đây là các đánh giá chi tiết về TTCK Việt Nam của MSCI qua 2 năm 2016 và 2017

Theo CTCK Sài Gòn (SSI), giới hạn sở hữu nước ngoài và vấn đề hạn chế quyền của nhà đầu tư nước ngoài là mối quan tâm của MSCI khi đánh giá thị trường. Thực tế đã 2 năm trôi qua kể từ khi Nghị định 60 cho phép nới room cho nhà đầu tư nước ngoài lên 100%, mới có 19 doanh nghiệp được nới room, con số rất nhỏ so với hơn 700 cổ phiếu niêm yết.

Việc công bố thông tin bằng tiếng Anh cũng được nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng và cần được quan tâm hơn. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền bình đẳng về thông tin đối với nhà đầu tư nước ngoài, giúp các quỹ đầu tư ngoại tiếp cận thị trường dễ dàng hơn và có những đánh giá xác thực hơn trong quá trình đầu tư.

Vấn đề tự do hóa thị trường ngoại hối là một trở ngại lớn và không thể đạt được trong một thời gian ngắn. Đây là trở ngại chính yếu với nâng hạng thị trường.

Những vấn đề nêu trên tuy chưa thể giải quyết ngay nhưng có thể được cải thiện dần với sự hợp tác và nỗ lực của các cơ quan quản lý và các thành viên tham gia thị trường. MSCI sẽ ghi nhận những cải thiện đáng kể mà họ quan sát được, đồng thời hỗ trợ tư vấn về những thay đổi cần thiết.

Cũng theo SSI, thị trường chứng khoán phái sinh sắp được ra mắt trong thời gian tới đây cũng được kỳ vọng sẽ giúp hoàn thiện hơn thị trường chứng khoán Việt Nam, cung cấp cho nhà đầu tư thêm nhiều công cụ phòng ngừa rủi ro cũng như đầu tư sinh lời và tác động tích cực tới quá trình đánh giá nâng hạng.

Trong kỳ đánh giá này, MSCI đã quyết định đưa nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn hạng A của Trung Quốc vào các chỉ số thị trường Emerging Markets nhờ những cải thiện tích cực của thị trường chứng khoán nước này bao gồm chương trình kết nối hai sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông và Thượng Hải.

MSCI cũng đưa Ả-rập Xê-út vào danh sách xem xét có tiềm năng nâng hạng từ Standalone Markets lên Emerging Markets. MSCI vẫn giữ nguyên Argentina ở danh sách xem xét mặc dù nước này đã có tiến bộ đáng kể liên quan tới tự do hóa thị trường ngoại hối. Nigeria cũng được giữ lại ở danh sách xem xét và chưa bị đưa vào nhóm Standalone Markets để nhà đầu tư có thêm thời gian đánh giá hiệu quả của cơ chế giao dịch ngoại hối mà Ngân hàng Trung ương nước này mới đưa ra.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 29/03: Tự doanh và khối ngoại tiếp tục hành động trái chiều

Tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại có phiên thứ 2 liên tiếp hành động trái ngược nhau. Trong phiên 29/03, tự doanh mua ròng gần 75 tỷ đồng trong khi khối...

Doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị phạt gần 100 triệu đồng

Ngày 27 và 28/03, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với...

Vietstock LIVE: Chứng khoán đang đối mặt rủi ro nào lớn nhất?

Chiều 29/03, tại chương trình Vietstock LIVE  với chủ đề “Các rủi ro của thị trường”, các chuyên gia sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết các rủi ro có thể tác động đến xu...

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.

Xong vụ VNPT EPAY, cổ phiếu ABC thoát án cảnh báo

Trong thông báo mới đây, HNX quyết định đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 28/03/2024 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98