Đế chế của Thái Hưng khi thâu tóm Gang Thép Thái Nguyên và Thép Việt Ý

27/06/2017 13:11
27-06-2017 13:11:59+07:00

Đế chế của Thái Hưng khi thâu tóm Gang Thép Thái Nguyên và Thép Việt Ý

CTCP Thương mại Thái Hưng đang sở hữu 20% vốn tại CTCP Gang Thép Thái Nguyên (UPCoM: TIS) và hơn 50% vốn tại CTCP Thép Việt Ý (HOSE: VIS) nhưng chưa dừng lại mà tiếp tục muốn nâng tỷ lệ nắm giữ cũng như đưa người tham gia vào HĐQT của hai doanh nghiệp thép này.

CTCP Thương mại Thái Hưng tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ Kim khí Thái Hưng được thành lập vào tháng 5/1993. Đến năm 2003, Dịch vụ Kim khí Thái Hưng chính thức chuyển đổi thành mô hình công ty cổ phần. Thái Hưng hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong đó có 3 nhóm ngành nghề chính là sản xuất (phôi thép, cốp pha thép, chế biến lâm sản, kết cấu, xây dựng), kinh doanh (thép xây dựng, phôi thép, phế liệu kim loại, sách văn hóa phẩm, kinh doanh lâm sản) và dịch vụ (vận tải, khách sạn, nhà hàng...).

Người có công gây dựng nên Thái Hưng là bà Nguyễn Thị Cải và chồng là ông Nguyễn Quốc Thái. Riêng bà Cải được biết đến là người “đàn bà thép” có khả năng làm khuynh đảo thị trường nơi “đất thép” (Thái Nguyên). Tại Thái Hưng, ông Thái làm Chủ tịch HĐQT còn bà Cải giữ chức danh Tổng giám đốc.

Đến năm 2015, quyền lực tại Thái Hưng được chuyển giao cho những người con: ông Nguyễn Văn Tuấn đảm nhận Chủ tịch HĐQT và bà Nguyễn Thị Vinh (vợ ông Lê Hồng Khuê – Chủ tịch HĐQT VIS) là Tổng giám đốc. Còn ông Thái và bà Cải giữ chức danh thành viên sáng lập.

Được biết Thái Hưng có vốn điều lệ 1,000 tỷ đồng, trong đó vợ chồng ông Thái bà Cải nắm tổng cộng 32% vốn, phần còn lại được chia cho các con (trong đó ông Nguyễn Văn Tuấn sở hữu 15%, vợ chồng bà Nguyễn Thị Vinh – ông Lê Hồng Khuê nắm tổng cộng 17%).

Cơ cấu cổ đông của Thái Hưng từ tháng 10/2016

Theo thông tin từ website, Thái Hưng có doanh thu hàng năm đạt khoảng từ 15,000 đến 18,000 tỷ đồng. Tổng khối lượng phôi và phế liệu kim loại mà Công ty cung cấp mỗi năm chiếm hơn 10% thị phần phôi, phế trong cả nước. Thái Hưng cho biết có quan hệ trực tiếp với hơn 20 quốc gia cùng hơn 43 đối tác trên thế giới...

Thái Hưng cũng là nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho các nhà máy thép TIS, VIS, Công ty TNHH NatSteelVina (NSV, liên doanh giữa Tập đoàn NatSteel - Singapore và Tổng công ty thép Việt Nam, nhà máy tại Thái Nguyên), Công ty sản xuất Thép Úc SSE (Hải Phòng), Công ty thép VSC-POSCO (VPS, Thép Việt –Hàn, là liên doanh giữa Tổng Công ty thép Việt Nam với Tập đoàn POSCO của Hàn Quốc, tại Hải Phòng)… Thái Hưng còn là nhà phân phối các loại thép của TIS, VIS, Thép Việt –Hàn,…

Trong năm 2016, Thái Hưng đầu tư trên 1,100 tỷ đồng mua phương tiện vận tải; mua tài sản và khôi phục sản xuất Nhà máy luyện cán thép Gia Sàng (của CTCP Luyện cán thép Gia Sàng do TIS nắm gần 40% vốn); mua cổ phiếu TIS và VIS để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh...

Thái Hưng đặt kế hoạch kinh doanh năm 2017 với doanh thu từ 15,500 - 16,000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 320 tỷ đồng với trọng tâm là ngành thép.

Lực đẩy phát hành thêm 2,000 tỷ đồng vốn cổ phần cho TIS?

TIS có tiền thân là Công ty Gang thép Thái Nguyên được thành lập năm 1959, là khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến luyện gang, thép và cán thép.

Vốn điều lệ của TIS đã từng tăng lên 2,840 tỷ đồng nhưng gần đây Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) phải rút toàn bộ vốn đầu tư 1,000 tỷ đồng theo yêu cầu của Chính phủ và Bộ Tài chính nên vốn của TIS giảm xuống còn 1,840 tỷ đồng.

Sau khi SCIC rút lui, cơ cấu cổ đông lớn của TIS còn Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel, UPCoM: TVN) nắm 65% vốn, Thái Hưng nâng tỷ lệ sở hữu tại TIS lên 20% vốn (từ 03/05/2017).

Với sự thay đổi của cổ đông lớn, nhân sự tại TIS cũng biến động. SCIC rút cả vốn lẫn người. Thay vào đó, VNSteel đề xuất các ứng viên mới sẽ được bầu tại ĐHĐCĐ bất thường dự kiến vào ngày 29/06 sắp tới. Trong đó có hai thành viên đến từ Thái Hưng là ông Nguyễn Văn Tuấn – Chủ tịch HĐQT và ông Bùi Quang Hưng – Kế toán.

Bên cạnh đó, TIS có chủ trương phát hành thêm tối đa 2,000 tỷ đồng để tăng vốn. Và không loại trừ khả năng Thái Hưng sẽ tham gia trong đợt tăng vốn này?

Hiện TIS đang triển khai dự án Cải tạo và mở rộng sản xuất Công ty Gang thép Thái Nguyên - giai đoạn 2 với tổng chi phí đầu tư toàn dự án điều chỉnh đã được phê duyệt là 8,105 tỷ đồng.

Dự án này triển khai từ năm 2007 nhưng đến nay thì các hạng mục chính vẫn chưa hoàn thành. Tổng chi phí đầu tư tới cuối năm 2016 là 4,635 tỷ đồng (chủ đầu tư 1,290 tỷ, còn lại là giải ngân từ ngân hàng). Theo kế hoạch dự án được khởi động lại từ 01/04/2016, đến 01/10/2017 hoàn thành đưa vào sản xuất. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn chưa đủ điều kiện để tái khởi động, chủ đầu tư TIS đang chờ chỉ đạo của Chính phủ đối với dự án này. TIS cũng đang cần huy động vốn để tiếp tục thực hiện dự án này.

Về kết quả kinh doanh, trong năm 2016, TIS thực hiện được 8,578 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 206 tỷ đồng và 203 tỷ đồng. Dự kiến tiêu thụ thép của TIS chiếm 17% thị phần phía Bắc và 10% cả nước. Công ty đặt kế hoạch năm 2017 với sản xuất và tiêu thụ thép cán cùng ở mức 800,000 tấn, tổng doanh thu 8,940 tỷ đồng và lãi trước thuế 160 tỷ đồng.

Giá cổ phiếu TIS từ khi niêm yết đến nay

 

Sẽ chi phối hoàn toàn VIS

Ra đời sau TIS và Thái Hưng, VIS được thành lập năm 2001 trên cơ sở cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước là Nhà máy Thép Việt Ý thuộc CTCP Sông Đà 12 – Tổng công ty Sông Đà vào cuối năm 2003. Sau đó Tổng công ty Sông Đà đã chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần VIS đang nắm giữ cho Thái Hưng – đối tác thân thiết của VIS từ ngày đầu thành lập. Hiện Thái Hưng đang nắm giữ gần 51% vốn VIS (vốn điều lệ 492 tỷ đồng).

Cơ cấu cổ đông lớn của VIS ngoài Thái Hưng còn có ông Lê Thành Thực nắm giữ 6.3% vốn tính đến đầu tháng 3/2017 (và một cá nhân khác). Đại diện sở hữu cổ phần của ông Lê Thành Thực và tham gia vào HĐQT VIS là ông Trương Xuân Thành (Thành viên HĐQT CTCP Richico). Cũng lưu ý, Thái Hưng có Phó Tổng giám đốc Kinh doanh tên là Lê Thành Thực.

Về kết quả hoạt động kinh doanh, trong năm 2016, VIS đạt doanh thu thuần 3,740 tỷ, tăng 21% và lợi nhuận trước thuế 75 tỷ đồng, cao gấp đôi năm 2015. Năm 2017, VIS đặt kế hoạch doanh thu 6,164 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 102.6 tỷ đồng. Sản lượng sản xuất dự kiến 420,000 tấn phôi và 320,000 tấn thép; sản lượng tiêu thụ 500,000 tấn phôi và 420,000 tấn thép.

Vào giữa tháng 5/2017 vừa qua, Thái Hưng đã chào mua công khai 7 triệu cp VIS, tương đương 14.22% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá 25,000 đồng/cp. Nếu thành công, Thái Hưng sẽ tăng nắm giữ VIS lên 65.2%.

Mới đây, VIS cũng công bố chào bán hơn 24.6 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn lên 738 tỷ đồng, tỷ lệ 2:1 với giá chào bán 15,000 đồng/cp, tương đương 60% thị giá hiện tại (hơn 24,000 đồng/cp).

Giá cổ phiếu VIS từ khi niêm yết đến nay

 



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Imexpharm muốn tăng lợi nhuận sau năm lãi kỷ lục

Năm 2023, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) đạt lãi ròng ở mức cao nhất từ trước tới nay. Tuy vậy, Doanh nghiệp chưa có dấu hiệu muốn dừng lại khi tiếp tục đặt...

Gas Petrolimex trước bài toán giữ vững thị phần, tăng năng lực cạnh tranh

Ông Nguyễn Quang Định - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Gas Petrolimex - CTCP (HOSE: PGC) khẳng định quan điểm của PGC là phải song song tiến hành cả hai giải pháp vừa...

ĐHĐCĐ DNSE: Chứng khoán phái sinh là trọng tâm phát triển trong năm 2024

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán DNSE đã diễn ra ngày 16/04/2024 tại Hà Nội, thống nhất các kế hoạch và mục tiêu kinh doanh quan trọng trước thềm niêm...

SHS đặt kế hoạch lãi gấp rưỡi năm 2024

CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHS) đặt kế hoạch lãi trước thuế năm 2024 đạt 1,035.3 tỷ đồng, tăng 51% so với năm trước. Tổng doanh thu và thu nhập khác...

Bản chất các khoản phải thu khác khiến TVB phải lập dự phòng 70% là gì?

CTCP Chứng khoán Trí Việt (HOSE: TVB) công bố báo cáo kiểm toán 2023 với lãi ròng 63 tỷ đồng - 1 năm khấm khá so với số lỗ hơn 317 tỷ đồng vào năm trước. Tuy nhiên...

Lần đầu thua lỗ trong 17 năm, VNE bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Theo BCTC hợp nhất kiểm toán 2023, VNE lỗ ròng hơn 18 tỷ đồng, năm 2022 lãi gần 15 tỷ đồng, đây cũng là năm đầu tiên VNE thua lỗ kể từ khi niêm yết trên HOSE năm...

Dự báo cạnh tranh khốc liệt, Vinasun đặt mục tiêu lợi nhuận bằng nửa năm trước

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024, CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, HOSE: VNS) dự báo tình hình năm nay gặp nhiều khó khăn trong quá trình phục hồi, đặc biệt là...

Tỷ lệ tham dự chỉ 39%, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của FIT bất thành

CTCP Tập đoàn F.I.T (HOSE: FIT) không thể tiến hành ĐHĐCĐ thường niên 2024 theo kế hoạch vào ngày 16/04, do tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết tham dự chỉ 39.1%. FIT...

ĐHĐCĐ PNJ: Ít nhất 2 năm tới không mở cửa hàng vật lý ở nước ngoài

Sáng ngày 16/04/2024, CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua các nội dung về kế hoạch kinh doanh 2024, chia cổ tức...

Hưng Thịnh Incons góp vốn thành lập công ty bất động sản

HĐQT CTCP Hưng Thịnh Incons (HOSE: HTN) ngày 12/04 chấp thuận góp vốn thành lập Công ty TNHH Phát triển nhà TTD Hope, nhiều khả năng để làm dự án khu nhà ở xã hội...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98