Nhịp đập Thị trường 22/06: Khởi nghĩa bất thành

22/06/2017 15:18
22-06-2017 15:18:38+07:00

Nhịp đập Thị trường 22/06: Khởi nghĩa bất thành

Sau khi vùng lên “khởi nghĩa” ngay khi phiên chiều mở cửa, VN-Index lại quay đầu xuống dưới tham chiếu do lực bán lớn từ nhóm ngân hàng và 1 số mã lớn khác trong VN30 như MSN, GAS hay VIC. Tình trạng này kéo dài đến khi kết thúc phiên chiều, và chỉ số đóng cửa ở mức 766,3 điểm (-0.14%). VN30 Index giảm nặng hơn, -0.25%.

Tuy nhiên, chỉ số 2 nhóm midcap và smalcap lại tăng, và do số lượng nhiều hơn hẳn so với largecap nên dẫn tới hiện tượng là tổng số mã tăng giá trên sàn HOSE là 157 mã, cao hơn so với số lượng 128 mã giảm giá.

PLX là cổ phiếu rất đáng chú ý với giao dịch mua ròng của khối ngoại gần đây, thậm chí còn khiến nhiều NĐT tin rằng chừng nào khối ngoại còn mua, giá PLX còn tăng. PLX cũng không ít lần góp phần quan trọng nâng đỡ chỉ số, tuy nhiên hôm nay dù tăng gần 3.9% nhưng vẫn chưa đủ sức đỡ chỉ số.

Vào đợt 3, nhiều lệnh bán ATC nhiều mã ngân hàng như BID, CTG, STB hay thậm chí VCB tăng vọt, cho thấy nhiều NĐT không kỳ vọng vào tác động từ nghị quyết xử lý nợ xấu. Tuy nhiên đây chỉ là tâm lý ngắn hạn, bởi phạm vi ảnh hưởng của Nghị quyết này là lâu dài.

Nhóm BĐS có diễn biến tốt hơn rất nhiều trong phiên chiều nay, nhất là PDR (+5.1%), VCG (+3.6%) hay DXG (+2.3%).

Nhóm chứng khoán vẫn có sự tăng giá khá tốt, nhất là ở MBS, VND hay SHS. CTS giảm 3.8% có lẽ chủ yếu do hiện tượng chốt lời, sau khi cổ phiếu này tăng giá mạnh với thông tin chuyển sàn. Hiện NĐT vẫn đang rất mong chờ ngày mở cửa TTCK phái sinh, và đã từng có tuyên bố từ cơ quan quản lý rằng ngày này sẽ ở ngay trong tháng 6.

FPT vừa công bố thông tin kết quả 5 tháng đầu năm với mức tăng trưởng lợi nhuận khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước. Giá cổ phiếu này gần đây tăng liên tục không chỉ dựa vào kỳ vọng tốt hơn về hoạt động SXKD mà còn về khoản lợi nhuận bất thường từ việc bán 2 mảng trading và retails. Tuy nhiên chốt phiên chiều, FPT chỉ tăng giá 100 đồng/cp.

DHG (-0.8%) và TCM (+4.1%) là 2 công ty có thông tin nới room lên 100%, nhưng diễn biến giá trái ngược nhau hôm nay.

STK hôm nay tăng 3.3% với thanh khoản cực thấp và có những thời điểm khoảng cách giữa giá mua cao nhất và giá bán thấp nhất lên tới hơn 5%. Tuy nhiên, thông tin về sự hồi phục của hoạt động xuất khẩu xơ sợi trong 5 tháng đầu năm nay đang hỗ trợ cho cổ phiếu này.

Phiên sáng: Tin ra là bán với nhóm ngân hàng?

Kết thúc phiên sáng, VN-Index suy giảm dưới mức tham chiếu dưới áp lực từ nhóm ngân hàng và 1 số mã vốn hóa lớn khác trong VN30 như VIC (-1.5%) hay GAS (-0.5%). Những mã ngoài VN30 như PLX, BHN. PC1… dù tăng giá vẫn không đỡ được chỉ số trong những phút cuối. HNX-Index cũng giảm, nhưng chỉ hồi vào những phút cuối phiên.

Thông tin về nghị quyết xử lý nợ xấu vẫn đang được công bố thêm cũng như được phân tích cụ thể hơn theo hướng tích cực, tuy nhiên vẫn có lẽ vẫn chưa khiến NĐT vào cổ phiếu ngân hàng yên lòng. Đang có hiện tượng tương tự như những gì NĐT hay gọi là tin ra là bán. Có lẽ, nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ phải chờ thông tin tiếp theo là kết quả quý 2. Tác động cụ thể từ nghị quyết nói trên, sớm nhất cũng chỉ đến từ quý 3.

Sáng nay khối ngoại GD đột biến ở MBB, nhưng chỉ là thỏa thuận nội khối. Điều thú vị là VCB và STB, 1 cổ phiếu ít nợ xấu nhất, còn cổ phiếu kia thì rất nhiều nợ xấu, đều được khối ngoại mua ròng.

Nhóm BĐS công nghiệp tiếp tục duy trì sắc xanh trên hầu hết các mã, trừ ITA đứng giá. Ngoại trừ KBC, 1 số mã khác cũng đang có thông tin hỗ trợ.

Nhóm dầu khí tiếp tục phân hóa, tuy nhiên so với đợt mở cửa, đã có 1 số có tín hiệu hồi như PGS, PGDPVT. Mã PVD có vẻ vẫn lún sâu vào khủng hoảng với giá dầu. Nhóm phân bón có đầu vào là khí như DPMDCM tăng giá nhẹ. Lưu ý, quý 2 cũng thường là quý DPM đạt doanh thu cao trong cả năm, do trùng với vụ lúa.

Có thông tin HAG sẽ hợp tác với MWG để bán trái cây tới người tiêu dùng. Hiện MWG đang phát triển hệ thống siêu thị Bách hóa xanh, chủ yếu mới ở 1 vài quận nội thành Tp.HCM. Còn HAG cũng chỉ mới đưa trái cây thành nhóm KD chủ lực trong kỳ ĐHCĐ năm nay. Cả 2 cổ phiếu này sáng nay đều tăng giá, có vẻ có liên quan đến thông tin này. Tuy nhiên, việc biến kỳ vọng thành kết quả lợi nhuận thực sự vẫn còn tốn thời gian, bởi cả 2 mới chỉ bắt đầu hệ thống của mình.

10h30: Index xanh nhưng “lòng người” vẫn chưa yên!

VN-Index đang được nâng đỡ bởi trụ là các largecap ngoài nhóm VN30 như PLX (+2.2%), SAB (+0.4%), PC1 (+0.6%) hay BHN (+1.7%). Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn dao động nhẹ quanh tham chiếu, có vẻ như NĐT vẫn chưa hiểu rõ tại sao nhóm này giảm giá dù Nghị quyết nợ xấu được coi là thông tin tốt cho ngành, do đó vẫn hết sức dè dặt ở phía bên mua.

Nhóm dầu khí đang phân hóa dù có tin không tốt. Nhóm BĐS công nghiệp đang có nhiều mã tăng giá, nhất là CCILHG (tăng trần), SZL, KBC, ITA… Tương tự là nhóm chứng khoán, dịch vụ hàng không, vật liệu xây dựng (cát, đá…).

VN30 Index tuy xanh nhưng đang ở sát mức tham chiếu, thấp hơn nhiều so với VN-Index và các chỉ số phụ khác, nguyên nhân là từ các mã lớn như PVD, STB, MSN, VIC.

Nhóm cổ phiếu mía đường dường như vẫn chưa hề phản ứng với diễn biến  giá đường thế giới giảm mạnh trong quý năm nay. Thậm chí NĐT quan tâm 2 đại giá BHSSBT vì câu chuyện sáp nhập hơn là dự báo hoạt động trong các quý tới đây.

PVD đang tiến dần về mệnh giá. Trong số các cổ phiếu dầu khí, có lẽ PVD hiện là mã chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thông tin giá dầu thế giới. Lưu ý rằng liên tiếp 10 phiên gần đây, khối ngoại bán ròng cổ phiếu này.

Mở cửa: Tác động ngược của Nghị quyết xử lý nợ xấu chưa dứt!

Việc Quốc hội bấm nút thông qua nghị quyết xử lý nợ xấu vẫn chưa hề tạo sóng cho nhóm cổ phiếu ngân hàng mà thậm chí còn gây tác động ngược trong phiên giao dịch sáng hôm qua, trái với kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư và dự báo của nhiều chuyên gia chứng khoán. Vấn đề hiện nay là thị trường cần biết chi tiết nội dung của Nghị quyết này, để có thể phân tích tác động cụ thể của nó lên nhóm ngân hàng. Một số cổ phiếu ngân hàng sáng nay hồi phục nhẹ, tuy nhiên mức tăng rất dè dặt.

Giá dầu Brent và WTI lại tiếp tục chinh phục… đáy mới, với mức giảm khá mạnh vào đêm qua và đang ngang bằng với đáy giữa tháng 11 năm ngoái. Việc tăng sản lượng khai thác ở Mỹ được cho là lý do chính dẫn tới đợt giảm giá lần này. Nhiều  khả năng WTI sẽ về 40 USD/thùng. Cả năm nay, chứ không chỉ 6 tháng đầu năm, có lẽ sẽ là năm khó khăn cho ngành dầu khí nước ta.

KBC vừa thông báo bán 100% vốn cổ phần tại công ty con sở hữu dự án tòa tháp cao nhất Việt Nam và có thể sẽ đem lại 1 khoản lợi nhuận bất thường. Tuy nhiên thông tin này không hẳn là mới, bởi khi công ty thông báo tăng vốn điều lệ công ty con nói trên từ 145 tỷ lên 1,500 tỷ đồng gần đây, đã có dự báo rằng việc tăng vốn là bước chuẩn bị cho việc chuyển nhượng, hơn là KBC tự thực hiện dự án. Ngay từ đầu phiên sáng, đã có rất nhiều lệnh mua ATO, tuy nhiên có vẻ như lực cung cũng đang tăng lên

FLC đang đàm phán với hãng Boeing để mua máy bay, dự kiến tới 15 chiếc cho công ty con đang xin giấy phép là Bamboo Airways, tuy nhiên chưa rõ công ty có sử dụng nghiệp vụ Sales and lease back tương tự như VJCHVN (đã đưa vào nội dung họp ĐHCĐ vừa qua) hay không.

Theo Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng trưởng khả quan trong 5 tháng đầu năm nay, đạt gần 2.9 tỷ USD (+13.5% so với cùng kỳ năm trước), tuy nhiên tăng trưởng chủ yếu lại không phải là 2 sản /phẩm thế mạnh là tôm (chỉ tăng 4%) hay cá tra (chỉ tăng 2.5%). Về cơ cấu thị trường, kim ngạch XK vào Mỹ giảm 6%, nhưng tăng trưởng mạnh nhất thuộc về Nhật (+32.8%), TQ (+37.2%) và Hàn quốc (+28%).



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (37)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhịp đập Thị trường 28/03: Nhóm chứng khoán tăng điểm nhưng VND ngược dòng

Ngược với buổi sáng, mở màn phiên chiều, VN-Index có lúc tăng lên cao nhất 1,290 điểm nhưng phe bán nhanh chóng lao vào chiếm ưu thế. Sau một tiếng, chỉ số lớn nhất...

Thị trường chứng quyền 28/03/2024: Tốt xấu đan xen

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/03/2024, toàn thị trường có 46 mã tăng, 85 mã giảm và 36 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 28/03/2024: Tín hiệu lạc quan dần xuất hiện

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 27/03/2024. VN30-Index tăng điểm nhẹ đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Doji với bóng nến dưới...

Vietstock Daily 28/03/2024: Duy trì thế trận giằng co

VN-Index tăng nhẹ kèm theo xuất hiện mẫu hình nến gần giống Spinning Top cho thấy tình trạng giằng co đang hiện diện. Bên cạnh đó, khối ngoại bán ròng gần 2 ngàn tỷ...

Nhịp đập Thị trường 27/03: Tiền về, VN-Index hồi trong phiên chiều

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0.88 điểm (0.07%), lên mức 1,283.09 điểm; HNX-Index tăng 0.82 điểm (0.34%), lên mức 242.85 điểm. Độ rộng toàn thị trường...

Thị trường chứng quyền 27/03/2024: Sắc xanh quay trở lại

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/03/2024, toàn thị trường có 100 mã tăng, 38 mã giảm và 29 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 27/03/2024: Thiếu sự ủng hộ từ dòng tiền

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 26/03/2024. VN30-Index tăng điểm trong bối cảnh phân kỳ giá xuống (Bearish Divergence) ở chỉ...

Vietstock Daily 27/03/2024: Nhiều tín hiệu trái chiều xuất hiện

VN-Index và HNX-Index sắc xanh lan tỏa nhưng khối lượng giao dịch chưa có sự ổn định khi nằm dưới mức trung bình 20 ngày thể hiện tâm lý của nhà đầu tư đang thận...

Nhịp đập Thị trường 26/03: Lấy lại điểm số đã mất hôm qua

Chỉ sau một phiên đánh rơi 14 điểm, VN-Index đã lấy lại tất cả điểm số trong phiên hôm nay. Kết phiên 26/03, VN-Index tăng 14.35 điểm lên 1,282.21 điểm, đồng hành...

Thị trường chứng quyền 26/03/2024: Khối ngoại bán ròng mạnh nhất kể từ đầu năm 2024

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/03/2024, toàn thị trường có 39 mã tăng, 107 mã giảm và 21 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98