Những mục tiêu kép của Chính phủ

05/06/2017 13:20
05-06-2017 13:20:03+07:00

Những mục tiêu kép của Chính phủ

Mục tiêu của Chính phủ là vừa bảo đảm mục tiêu tăng trưởng năm 2017, đồng thời bảo đảm chất lượng tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, hướng tới tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

Các giải pháp để thực hiện mục tiêu này nội dung quan trọng, chiếm phần lớn thời gian thảo luận của phiên họp Chính phủ vừa diễn ra cuối tuần qua.

Trước đó đúng một ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị 24 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng, trong đó giao nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực trong năm nay.

Cụ thể, khu vực nông nghiệp phải tăng trưởng 3,05%, trong đó xuất khẩu nông sản đạt 33 tỷ USD. Công nghiệp phải tăng 7,91%, trong đó các ngành khai khoáng, chế biến chế tạo, sản xuất và phân phối điện, ngành xây dựng phải tăng trên 10%. Khu vực dịch vụ phải tăng trưởng 7,19%, trong đó khách du lịch tăng 30%.

Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 24, đặc biệt là việc rà soát lại 31 mặt hàng, sản phẩm chủ lực để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh những giải pháp cần thực hiện nhanh để thúc đẩy tăng trưởng năm 2017, Thủ tướng cũng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp trong trung dài hạn để phát triển bền vững.

Cụ thể, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp, công nghiệp, hệ thống tổ chức tín dụng ngân hàng, khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực sự nghiệp công, thu - chi ngân sách nhà nước và bảo đảm an toàn nợ công.

Đẩy mạnh cải cách thể chế, tập trung cải cách thủ tục hành chính; nâng cao năng suất lao động; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước; đẩy mạnh giải ngân các nguồn vốn đầu tư; tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế; điều chỉnh hợp lý theo lộ trình giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý.

Song song với đó, Thủ tướng yêu cầu xử lý các vấn đề nóng như “cục máu đông” nợ xấu, các dự án “nghìn tỷ” yếu kém, thua lỗ đang tồn đọng, đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước… Theo nhiều chuyên gia, giải quyết rốt ráo được được các vấn đề này cũng sẽ góp phần rất lớn khơi thông các nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế, chẳng hạn nợ xấu đang được coi là gánh nặng lớn nhất kéo tăng trưởng đi xuống.

Trên thực tế, sau quý I tăng trưởng khá thấp so với cùng kỳ, thì tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 tiếp tục xu hướng tích cực; kết quả tốt hơn tháng 4 và quý I. Nổi bật là kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 giảm 0,53%, chủ yếu là do giá thịt tươi sống và xăng dầu giảm, nhưng vẫn tăng 0,37% so với tháng 12/2016.

Tăng trưởng các ngành kinh tế tiếp tục phục hồi, nhất là chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 7,2%, cao hơn 4,2% của quý I; khu vực dịch vụ tiếp tục tăng khá, khách quốc tế đạt hơn 5,3 triệu lượt, tăng 30,8%.

Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, tăng 17,4%; trong đó xuất khẩu điện thoại và linh kiện tháng 5 tăng 31,9%, điện tử, máy tính tăng 47,2%; xuất khẩu rau quả 5 tháng tăng 38,6%, cà phê tăng 13,5%, thủy sản tăng 11,7%.

Vốn FDI đăng ký mới, góp cổ phần và đăng ký bổ sung tăng mạnh, đạt trên 12 tỷ USD, tăng 10,5%. Đặc biệt, con số doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục lập kỷ lục, với trên 50 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới; tổng số vốn đăng ký mới và bổ sung là gần 1,2 triệu tỷ đồng, cho thấy môi trường kinh doanh được cải thiện.

Mặc dù vẫn còn những khó khăn, thách thức, như chỉ số sản xuất ngành công nghiệp đã tăng qua các tháng nhưng tính chung 5 tháng chỉ 5,7%, thấp hơn nhiều cùng kỳ (7,4%), khu vực trong nước nhập siêu lớn khiến nhập siêu tăng mạnh, song những kết quả tích cực nói trên là cơ sở để Chính phủ quyết tâm thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Tinh thần của Chính phủ, của Thủ tướng là cụ thể hơn nữa, bàn con số cụ thể chứ không thể là lời văn chung chung; khả thi hơn nữa, hành động quyết liệt, cụ thể, sát thực tiễn, “không ngồi nhà chờ báo cáo”. Thủ tướng cũng đặt vấn đề về việc xử lý kỷ luật nếu không làm tốt, không hoàn thành nhiệm vụ, trừ trường hợp bất khả kháng như thiên tai, nhân tai từng xảy ra trong năm 2016.

“Chính phủ quyết tâm năm 2017 này, tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng cố gắng đạt toàn diện các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra”, Thủ tướng nhấn mạnh.

“Có nhiều vị nói là không chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng mà cái chính là chất lượng tăng trưởng, nhưng nếu không tăng trưởng thì rất khó khăn cho các chỉ tiêu khác, nhất là nợ công, giải quyết việc làm. Nhưng tăng trưởng tốt mà chất lượng nền kinh tế không tốt thì rất khó khăn. Cho nên, chúng tôi bảo đảm cả hai mục tiêu này”, Thủ tướng phân tích.

Chính phủ và Thủ tướng đã hạ quyết tâm, đã đưa ra giải pháp rõ ràng và khả thi. Điều cần nhất hiện nay là sự đồng sức đồng lòng của các cấp chính quyền, từng cán bộ công chức và cả cộng đồng doanh nghiệp.

http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Nhung-muc-tieu-kep-cua-Chinh-phu/307938.vgp





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98