Phía sau hào quang xuất khẩu rau quả

16/06/2017 15:26
16-06-2017 15:26:02+07:00

Phía sau hào quang xuất khẩu rau quả

Với kim ngạch 375 triệu đô la Mỹ trong tháng 5, xuất khẩu rau quả của nước ta tiếp tục là một điểm sáng. Nhưng, trong thời gian này, chúng ta cũng nhập khẩu tới 183 triệu đô la Mỹ rau quả...

“Trứng” tiếp tục dồn vào “giỏ” Trung Quốc

Với kim ngạch xuất khẩu 375 triệu đô la Mỹ trong tháng 5, xuất khẩu rau quả nước ta đã tăng bùng nổ gần 75% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng tuyệt đối 161 triệu đô la Mỹ của mặt hàng này đóng góp tới gần 26% trong tổng mức tăng xuất khẩu của 13 mặt hàng nông sản và vật tư nông nghiệp chủ yếu.

Theo đà này, có thể nói, mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả năm nay (3 tỉ đô la Mỹ) đã... trong tầm tay. Bởi lẽ năm tháng đầu năm đã đạt gần 1,4 tỉ đô la Mỹ, bằng 46% mục tiêu, trong khi theo thông lệ hàng năm thì bảy tháng cuối năm ít nhất cũng thực hiện được 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm, thậm chí năm 2013 còn thực hiện tới 65,5%.

Thế nhưng, với kim ngạch 183 triệu đô la Mỹ, nhập khẩu rau quả trong tháng 5 vừa qua cũng tăng bùng nổ tới 79,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu năm tháng đầu năm ước tính đến gần nửa tỉ đô la Mỹ. Với kết quả này, nhập khẩu rau quả chiếm 17,4% trong tổng mức tăng nhập khẩu hàng nông sản.

Nếu xét theo cơ cấu thị trường, câu chuyện xuất nhập khẩu rau quả của nước ta đang chuyển biến theo chiều hướng ngày càng đáng lo ngại.

Ở đầu ra, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng nhanh chóng, từ mức dưới 30% năm 2014, lên 65% năm 2015, vượt ngưỡng 70% năm 2016, còn năm tháng đầu năm nay đã đạt 75,5%.

Cụ thể, trong năm 2014, ta xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 435 triệu đô la Mỹ, xuất khẩu sang các thị trường khác 1,054 tỉ đô la Mỹ. Năm 2015, cơ cấu này bất ngờ đảo chiều: xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng 760 triệu đô la Mỹ, đạt 1,195 tỉ đô la Mỹ; các thị trường khác giảm 410 triệu đô la Mỹ, chỉ còn 644 triệu đô la Mỹ. Năm 2016, đà đảo chiều này được củng cố, khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh 544 triệu đô la Mỹ, đạt 1,739 tỉ đô la Mỹ; các thị trường khác chỉ tăng 74 triệu đô la Mỹ, chỉ đạt 718 triệu đô la Mỹ, tức là chưa bằng con số lẻ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Năm tháng đầu năm nay, xu thế này tiếp tục mạnh thêm.

Việc trái cây Việt Nam ùn ùn đổ qua ngả Lạng Sơn để vào tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc có phải là để nước này phân loại, bảo quản rồi gắn nhãn “Made in China” nhằm xuất khẩu ra thị trường thế giới hay không?

Câu hỏi đặt ra với các nhà quản lý là: Việc trái cây Việt Nam ùn ùn đổ qua ngả Lạng Sơn để vào tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc có phải là để nước này phân loại, bảo quản rồi gắn nhãn “Made in China” nhằm xuất khẩu ra thị trường thế giới hay không?

Bởi lẽ, tỉnh nghèo Quảng Tây chính là một “vựa trái cây” của Trung Quốc với sản lượng bình quân đầu người tới 359 ki lô gam/năm, cao gấp 1,8 lần so với bình quân chung của cả nước, mà Trung Quốc lại là cường quốc xuất khẩu rau quả, lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Mỹ.

“Miếng” lớn và ngon người Thái hưởng

Dù sao thì việc tăng được 161 triệu đô la Mỹ xuất khẩu rau quả trong tháng 5 vừa qua vẫn là điều đáng mừng. Ngoài ngoại tệ thu được, việc này còn góp phần giúp cho rau quả trong nước không bị “dội chợ”. Tiếc là chúng ta cũng tăng nhập khẩu tới 107 triệu đô la Mỹ, làm triệt tiêu hơn ba phần tư những nỗ lực gia tăng xuất khẩu đã đạt được.

Câu chuyện sẽ không dừng lại ở chỗ thị phần rau quả trong nước bị rau quả nhập khẩu dần chiếm chỗ, mà còn ở chỗ rau quả nhập khẩu đang giành những “miếng ngon nhất” ở thị trường trong nước. Đó là những vị trí trang trọng trong các siêu thị giành cho giới thượng lưu và trung lưu với giá mà chắc chắn rau quả “Made in Vietnam” phải mơ ước.

Chiếm phần lớn trong “miếng ngon nhất” nói trên là “người hàng xóm” Thái Lan. Nếu như nhập khẩu rau quả của chúng ta từ thị trường này trong tháng 5-2015 chỉ mới là 13 triệu đô la Mỹ, chiếm gần một phần ba trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả cả nước, thì đến tháng 5-2016 đã tăng vọt lên 38 triệu đô la Mỹ, chiếm 50,2%, còn đến tháng 5-2017 đã tăng hơn gấp ba lần, đạt 129 triệu đô la Mỹ, chiếm 70,1%.

Rõ ràng, sau một loạt những cố gắng thâu tóm hệ thống bán lẻ ở nước ta, giờ là lúc các ông chủ người Thái ồ ạt đẩy hàng vào. Điều đáng lưu ý là, số rau quả “Made in Thailand” này không chỉ bao gồm rau quả tươi như trước đây, mà còn có cả rau quả chế biến. Đây chính là lợi thế của Thái Lan trong quá trình chinh phục thị trường rau quả thế giới.

Nói tóm lại, tuy xuất khẩu rau quả tiếp tục tăng bùng nổ là kết quả hết sức đáng mừng, nhưng việc chúng ta ngày càng bỏ quá nhiều “trứng” vào một “giỏ” Trung Quốc là việc cần phải xem xét một cách kỹ càng để tìm ra giải pháp thích hợp. Cũng như, nếu không sớm học người Thái làm xuất khẩu rau quả thì chúng ta càng bị lép vế trên “sân nhà” bởi chính người Thái.

http://www.thesaigontimes.vn/161407/Phia-sau-hao-quang-xuat-khau-rau-qua.html





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Lý do sầu riêng Việt lên ngôi số 1 tại Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm

Riêng trái sầu riêng tươi, hai tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu đạt 172,227 triệu USD; tăng 198,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Singapore hạn chế nhập khẩu trai nghi nhiễm độc của Malaysia

Phó Cục trưởng DOF Wan Aznan Abdullah đã thông báo xuất hiện loại tảo độc hại khiến trai ở vùng nước Port Dickson bị ô nhiễm, dẫn đến một số trường hợp bị ngộ độc...

Vì sao trứng gà, trứng vịt giá rẻ bán tràn lan? 

Trứng gà, vịt giá rẻ đang được bán tràn lan trên xe đẩy, bán xô… nhưng nguồn gốc, chất lượng sản phẩm không được kiểm soát.

Giá kim loại nối đà tăng mạnh, nông sản phục hồi

Số liệu Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, với 25/31 mặt hàng đồng loạt tăng giá, lực mua hoàn toàn áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu trong...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98