Uber: Nhà sáng lập Travis Kalanick từ chức CEO trước áp lực từ cổ đông lớn

21/06/2017 17:31
21-06-2017 17:31:12+07:00

Uber: Nhà sáng lập Travis Kalanick từ chức CEO trước áp lực từ cổ đông lớn

Travis Kalanick đã từ chức Giám đốc điều hành (CEO) của Uber – một công ty mà ông đã góp công gầy dựng trong năm 2009 và biến công ty trở thành gã khổng lồ trong lĩnh vực vận chuyển, CNBC cho hay.

Theo nguồn tin thân cận, sự ra đi của ông Kalanick xuất phát từ áp lực sau nhiều giờ tranh cãi với các nhà đầu tư của Uber.

Travis Kalanick

Vào đầu ngày thứ Ba, 5 nhà đầu tư chủ chốt của Uber đã yêu cầu ông Kalanick từ chức ngay lập tức. Trong đó có cả một trong các cổ đông lớn nhất của Uber là công ty đầu tư vốn mạo hiểm Benchmark – vốn có một trong những đối tác của Uber là Bill Gurley. Các nhà đầu tư đã gửi thư yêu cầu ông Kalanick từ chức trong lúc ông đang ở Chicago, những người thân cận cho biết.

Trong lá thư với tiêu đề “Đưa Uber tiến lên phía trước” được New York Times dẫn lại, nhà đầu tư đã yêu cầu ông Kalanick ngay lập tức từ chức và cho biết công ty cần phải thay đổi bộ máy lãnh đạo. Ông Kalanick, 40 tuổi, đã tham vấn với ít nhất 1 thành viên trong hội đồng quản trị Uber và sau nhiều giờ thảo luận với một số nhà đầu tư, ông đã đồng ý từ chức. Dẫu vậy, ông vẫn còn nằm trong hội đồng quản trị của Uber.

Trong tuyên bố của mình, ông Kalanick cho biết: “Tôi yêu Uber hơn bất cứ thứ gì trên thế giới và tại thời điểm khó khăn này trong cuộc đời tôi, tôi đã chấp nhận yêu cầu từ chức của các nhà đầu tư để Uber có thể trở lại con đường tăng trưởng thay vì bị phân tán bởi một cuộc tranh cãi khác”.

Động thái trên đã khép lại nhiều tháng nghi vấn về bộ máy lãnh đạo của Uber – vốn đã trở thành ví dụ điển hình về văn hóa khởi nghiệp sai lầm ở Thung lũng Silicon. Trong năm nay, Uber đã cho thấy các vấn đề về văn hóa nơi làm việc qua các vấn đề về quấy rối tình dục và phân biệt đối xử.

Các vấn đề của ông Kalanick bắt đầu vào đầu năm 2017, sau khi cựu kỹ sư của Uber nói rõ là cô bị quấy rối tình dục ở công ty, điều này đã khởi nguồn cho hàng loạt lời phê bình cũng như các cuộc điều tra nội bộ. Bên cạnh đó, Uber cũng phải đối phó với các vụ kiện về sở hữu trí tuệ từ Waymo – doanh nghiệp chuyên về xe hơi không người lái và hoạt động dưới sự kiểm soát của Alphabet, cũng như cuộc điều tra liên bang về việc Uber đã sử dụng phần mềm để lẩn tránh việc thực thi pháp luật.

Trong vài tháng gần đây, Uber đã sa thải hơn 20 nhân viên sau một cuộc điều tra về văn hóa công ty – điều này đã khởi nguồn cho nhiều sự thay đổi quan trọng để chuyên nghiệp hóa nơi làm việc của Uber. Ngoài ra, công ty còn tìm kiếm các nhà điều hành mới, bao gồm cả Giám đốc vận hành (COO).

Trong tuần trước, ông Kalanick cho biết sẽ nghỉ phép vô thời hạn sau cái chết của mẹ ông trong tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Tuy nhiên, lá thư từ cổ đông cho biết việc ông nghỉ phép vẫn chưa đủ đối với một số nhà đầu tư – những người đã bơm hàng triệu USD vào Uber và chứng kiến giá trị của công ty bốc hơi gần 70 tỷ USD. Đối với những nhà đầu tư này, ông Kalanick buộc phải ra đi.

5 cổ đông đã yêu cầu ông Kalanick từ chức bao gồm các quỹ tương hỗ và một số công ty đầu tư mạo hiểm có uy tín nhất trong ngành, đã đầu tư vào Uber trong giai đoạn đầu của công ty. Ngoài công ty Benchmark, còn có First Round Capital, Lowercase Capital, Menlo Ventures và Fidelity Investments – 4 nhà đầu tư này sở hữu hơn 25% số cổ phần Uber. Vì một vài nhà đầu tư trong số này nắm giữ các loại cổ phần ưu đãi về quyền biểu quyết nên họ có 40% quyền biểu quyết trong Uber.

Việc ông Kalanick từ chức làm dấy lên câu hỏi ai sẽ là người điều hành Uber, đặc biệt khi công ty này đã gắn chặt với hình ảnh ông Kalanick trong thời gian dài. Và ông Kalanick có lẽ vẫn hiện diện ở đó, vì ông sở hữu phần lớn cổ phiếu biểu quyết của Uber./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các chỉ số chứng khoán châu Á phục hồi sau chuỗi ngày liên tiếp mất điểm

Phiên 18/4, các nhà đầu tư đã “phớt lờ” đợt bán tháo trong phiên trước ở Phố Wall, nơi các cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ do lo ngại rằng Fed sẽ duy trì lãi...

Thế giới ngày càng rời xa các chính sách thương mại tự do

Ngày càng có nhiều nước ủng hộ các biện pháp tăng cường tính độc lập và an ninh chuỗi cung ứng của họ, một xu hướng mà các nhà kinh tế cảnh báo sẽ hạn chế thương...

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm 4 phiên liên tiếp

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 4 liên tiếp vào ngày thứ Tư (17/04), khi cổ phiếu Nvidia và các cổ phiếu công nghệ đang gặp khó khăn khác gây áp lực suy giảm cho thị...

Chứng khoán châu Á sắp xóa sạch đà tăng của năm 2024

Chứng khoán châu Á sắp trở lại điểm khởi đầu của năm 2024, khi nỗi lo về lãi suất cao và căng thẳng địa chính trị đeo bám tâm trí nhà đầu tư.

S&P 500 giảm nhẹ sau cảnh báo của Chủ tịch Fed

Chỉ số S&P 500 giảm điểm vào ngày thứ Ba (16/04), sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết lãi suất có thể cần duy trì ở mức cao.

Chủ tịch BlackRock dự báo thị trường cổ phiếu Mỹ sắp tăng trở lại

Lãnh đạo của gã khổng lồ BlackRock dự báo thị trường chứng khoán Mỹ sắp trở lại mạnh mẽ.

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm hơn 1% do lo ngại về xung đột ở Trung Đông

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa vào ngày thứ Hai (15/04), khi lợi suất tăng và lo ngại xung đột ở Trung Đông đã làm lu mờ kết quả lợi nhuận mạnh mẽ của Goldman Sachs và dữ...

Giới đầu tư toàn cầu “tháo chạy” do lo ngại lạm phát cao kéo dài

Trong bối cảnh lo ngại lạm phát cao và đồn đoán Fed giảm lãi suất vào tháng Sáu, các nhà đầu tư đã bán ra lượng lớn quỹ đầu tư cổ phần tuần thứ 2 liên tiếp trong...

Dow Jones rớt hơn 470 điểm, S&P 500 chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ đầu năm

Chứng khoán Mỹ bị bán tháo vào ngày thứ Sáu (12/04), khi những lo ngại về lạm phát và địa chính trị một lần nữa làm suy yếu tâm lý nhà đầu tư trên Phố Wall. Đà sụt...

Dow Jones giảm gần 400 điểm, giá dầu tăng hơn 2%

Chứng khoán Mỹ nhuốm sắc đỏ trong ngày 12/04 khi các ngân hàng lớn ở Mỹ bắt đầu công bố kết quả lợi nhuận, trong khi lạm phát và các lo ngại địa chính trị đè nặng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98