Cổ phần hóa Vinalines: Những diễn biến mới

15/07/2017 10:39
15-07-2017 10:39:53+07:00

Cổ phần hóa Vinalines: Những diễn biến mới

Ngày 6-7 vừa qua, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã trình gửi Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt giá trị doanh nghiệp của công ty mẹ để làm cơ sở cho việc thực hiện cổ phần hóa.

* Vinalines chốt giá trị doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hóa

Giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hóa tại thời điểm ngày 31-12-2016 được phía Vinalines định giá là 16.741 tỉ đồng, tương đương khoảng 750 triệu đô la Mỹ. Ảnh: HUỲNH CÔNG BÁ

Mức định giá mới là 16.741 tỉ đồng

Theo đó, giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hóa tại thời điểm ngày 31-12-2016 được phía Vinalines định giá là 16.741 tỉ đồng, tương đương khoảng 750 triệu đô la Mỹ. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 10.144 tỉ đồng. Liên danh Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam và Công ty TNHH Hãng kiểm toán và định giá ATC được lựa chọn để xác định giá trị doanh nghiệp của Vinalines.

Hồi tháng 3-2015, Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn tất các công việc chuẩn bị cho IPO của công ty mẹ Vinalines theo hướng bán 64% vốn nhà nước hiện có tại đây, phát hành thêm cổ phần để tăng vốn, hoán đổi nợ lấy cổ phần. Sau IPO, Nhà nước sẽ chỉ giữ lại 36% vốn. Khi ấy, nhiều tập đoàn tư nhân lớn đã đánh tiếng mua lại hầu hết cổ phần tại các cảng biển: cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn. Tuy nhiên, phương án này đã bị “treo” lại suốt gần hai năm.

Bất ngờ sau đó, Vinalines trình lên một phương án mới và phương án này đã được Thủ tướng chấp thuận hồi đầu tháng 1-2017. Theo phương án này, Nhà nước sẽ nắm giữ 65% vốn điều lệ tại công ty mẹ - Vinalines. Đồng thời Vinalines lại được nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên tại các công ty cổ phần: cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn và cảng Đà Nẵng. Với sự thay đổi quan trọng này, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp công ty mẹ Vinalines đã được lùi lại ngày 31-12-2016, thay vì cuối năm 2014 như trước.

Vào thời điểm cuối năm 2014, Vinalines được định giá 21.287 tỉ đồng (tương đương 1 tỉ đô la Mỹ, cao hơn mức định giá mới nhất khoảng 4.500 tỉ đồng) nhưng vốn nhà nước tại doanh nghiệp này lại thấp hơn 1.000 tỉ đồng, chỉ gần 9.000 tỉ đồng.

Ghi nhận lãi đột biến

Sau ba năm tái cơ cấu công ty mẹ (từ 31-12-2013 đến 31-12-2016), Vinalines đã giảm nợ được 8.021 tỉ đồng, ghi tăng vốn nhà nước 2.883 tỉ đồng. Riêng trong năm 2016, công ty mẹ giảm được 2.306 tỉ đồng nợ, tăng thêm 21,5% vốn nhà nước so với thời điểm 1-1-2016.

Theo báo cáo tài chính riêng đã kiểm toán, lợi nhuận trước thuế năm 2016 của Vinalines lên đến 2.148 tỉ đồng, gấp 2,2 lần năm 2015. Tuy nhiên, mức lợi nhuận cao bất ngờ trên của Vinalines không phải đến từ sự khởi sắc trong hoạt động kinh doanh chính, mà là do tổng công ty này đột ngột ghi nhận “khoản thu nhập khác” lên đến 4.043 tỉ đồng. Cho đến nay, những thông tin liên quan đến khoản thu nhập này vẫn chưa được Vinalines công bố đầy đủ nhưng theo giới đầu tư, nhiều khả năng nó đến từ các hoạt động thanh lý tài sản (bán tàu) của Vinalines.

Thực ra, Vinalines đã khá tích cực trong việc tái cơ cấu lại hoạt động của mình trong suốt thời gian qua. Tính đến hết năm 2016, đội tàu của Vinalines còn 99 chiếc với tổng trọng tải khoảng 2 triệu tấn, giảm một phần ba số lượng tàu, giảm 1 triệu tấn trọng tải so với thời điểm trước tái cơ cấu (154 tàu với tổng trọng tải 3,4 triệu tấn). Đối với các dự án đóng tàu, Vinalines đã dừng triển khai đóng mới hoặc giãn tiến độ các dự án cũ. Đối với các dự án đầu tư xây dựng, Vinalines đã dừng và bàn giao dự án Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong về Cục Hàng hải Việt Nam, bàn giao dự án hợp phần B - dự án cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng giai đoạn khởi động cho Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn.

Những hoạt động này đã giúp kết quả kinh doanh năm 2016 của Vinalines trở nên tốt hơn khi hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, giảm lỗ, tiến tới cân bằng thu chi. Cụ thể sản lượng vận tải biển đạt 24 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2015 và cao hơn kế hoạch năm 14%. Sản lượng hàng thông qua cảng đạt 78 triệu tấn, tăng 17% so với năm 2015 và cao hơn kế hoạch 6%. Tổng doanh thu đạt 16.014 tỉ đồng, bằng 90% so với năm 2015 và bằng 94% kế hoạch năm 2016. Trong đó doanh thu khối cảng biển đạt 4.712 tỉ đồng, doanh thu khối vận tải biển 4.300 tỉ đồng, doanh thu khối dịch vụ hàng hải và doanh thu khác 7.366 tỉ đồng.

Về cơ cấu các mảng kinh doanh, khối vận tải biển vẫn đang là mảng tối của Vinalines. Dù tổng công ty có tổng trọng tải đội tàu chiếm 26% tổng trọng tải đội tàu quốc gia và sản lượng vận tải chiếm gần 20% tổng sản lượng vận tải đội tàu biển cả nước nhưng trong cơn khủng hoảng của ngành vận tải biển, bảy doanh nghiệp vận tải của Vinalines đều lỗ. Tổng mức lỗ năm 2016 là 1.980 tỉ đồng, cao hơn 22% so với năm trước.

Tuy nhiên, điểm sáng của Vinalines là mảng kinh doanh cảng biển với lợi nhuận trước thuế đạt 923 tỉ đồng trong năm 2016 (tăng 58%). Các cảng sau cổ phần hóa đều đạt được sự tăng trưởng, như cảng Hải Phòng lợi nhuận trước khi cổ phần hóa khoảng trên 200 tỉ đồng, nhưng năm 2016 đã đạt trên 670 tỉ đồng. Cảng Đà Nẵng trước cổ phần hóa chỉ đạt lợi nhuận khoảng 40-50 tỉ đồng, nhưng đến năm 2016 đã đạt lợi nhuận hơn 150 tỉ đồng. Bên cạnh đó, hoạt động dịch vụ hàng hải và hoạt động khác của Vinalines cũng ghi nhận mức lãi (hơn 1.100 tỉ đồng, bằng 93% năm 2015 và cao hơn kế hoạch 74%).

Với các chỉ tiêu kinh doanh dần chuyển biến theo chiều hướng tích cực và động thái muốn giữ vốn cao của Nhà nước, vị thế của Vinalines đã được nâng lên so với giai đoạn cuối năm 2014.

http://www.thesaigontimes.vn/162453/Co-phan-hoa-Vinalines-nhung-dien-bien-moi.html





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại 3 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Sau IPO, Chứng khoán DNSE hướng tới mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD

Chiều ngày 18/01/2024, CTCP Chứng khoán DNSE đã tổ chức buổi Hội thảo (Roadshow) cơ hội đầu tư vào DNSE, nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về đợt IPO chào bán...

Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

Với những nền tảng được xây dựng vững chắc và độc đáo, DNSE một khi niêm yết thành công hứa hẹn sẽ là “tay chơi” có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng...

Chứng khoán DNSE sẽ làm gì sau khi IPO?

IPO thành công sẽ góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, đồng thời mở ra cánh cửa huy động thêm những nguồn...

Chứng khoán DNSE khép lại 5 năm vắng bóng các công ty chứng khoán IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu...

­Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM

Sáng ngày 8/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần BCG Land trên...

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98