Điều gì khiến FECON quyết định tăng vốn?

21/07/2017 09:08
21-07-2017 09:08:20+07:00

Điều gì khiến FECON quyết định tăng vốn?

Đang trong đà tăng liên tiếp sau 3 năm “lình xình” quanh mốc 20,000 đồng/cp, FECON (HOSE: FCN) đột ngột công bố thông tin Đại hội đồng cổ đông bất thường, trong đó, một trong những nội dung quan trọng sẽ được đề cập là xem xét thông qua phương án tăng vốn điều lệ của Công ty. Thông tin này ngay lập tức tác động đến thị trường, kéo tụt giá cổ phiếu từ 28,500 đồng/cp xuống còn 24,000 đồng/cổ phiếu trong vòng 2 ngày.

Ông Trần Phương, Đại diện công bố thông tin của FECON cho biết, Công ty dự kiến sẽ tiến hành tăng vốn điều lệ thông qua hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền mua; phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược; phát hành cổ phiếu ESOP.

Mục đích của việc tăng vốn điều lệ lần này, theo ông Phương là để huy động nguồn vốn tài trợ cho sự tăng trưởng của các mảng kinh doanh hạ tầng, bao gồm hạ tầng giao thông và hạ tầng năng lượng, cũng như các dự án công trình ngầm (giao thông ngầm đô thị) theo chiến lược đã đề ra trong giai đoạn 2017-2020.

Tuyến ngầm trong Metroline 1 TPHCM có sự tham gia của FECON đã bắt đầu thành hình.

Thời gian vừa qua, FECON liên tục là một cái tên đáng chú ý trên thị trường xây dựng cũng như trên sàn chứng khoán khi liên tiếp ghi nhận những thông tin về mảng kinh doanh công trình ngầm, cũng như khẳng định những bước đi chiến lược trong mảng hạ tầng.

Đầu tiên phải kể đến thương vụ đình đám khi ký thỏa thuận hợp tác chiến lược trong lĩnh vực đầu tư, phát triển các dự án hạ tầng giao thông tại Việt Nam với đối tác “khủng” Nexco và Jexway Nhật Bản. Theo đó, hai bên thiết lập quan hệ đối tác để cùng tìm kiếm, triển khai các cơ hội đầu tư hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Trong giai đoạn đầu của hợp tác, Nexco và Jexway sẽ mua lại 20% cổ phần của FECON tại Dự án BOT tuyến tránh Thành phố Phủ Lý mà Công ty này đã tham gia đầu tư, thi công và đưa vào vận hành khai thác từ cuối năm 2016. Tiếp theo hai bên sẽ cùng nhau bắt tay ngay vào công việc nghiên cứu đầu tư hai dự án đường bộ thu phí mới trong năm 2017 và đầu năm 2018.

Ngay sau đó, ngày 3/7, FECON tiếp tục ký hợp tác thỏa thuận chiến lược với “ông lớn” trong lĩnh vực năng lượng – Acwa Power để trở thành đối tác địa phương trong việc nghiên cứu, đầu tư vào các dự án hạ tầng năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Dự án đầu tiên tại tỉnh Bình Thuận sẽ được quyết định đầu tư ngay trong những tháng tới để kịp hoàn thành dự án vào đầu 2019.

Một thông tin nữa, cũng khiến cho cái tên FECON nổi bật trên thị trường, là việc trở thành nhà thầu Việt Nam đầu tiên tham gia vận hành Robot đào hầm TBM tại dự án đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh tuyến số 1 đoạn Bến Thành - Suối Tiên dưới sự hướng dẫn và chuyển giao công nghệ của các chuyên gia Nhật Bản. Ngay sau gói thầu này, FECON đã được nhà thầu Hyundai-Ghella tại dự án Metroline 3 – Hà Nội đưa vào “short list” để thực hiện các hạng mục công trình tại dự án đường sắt đô thị số 3 Hà Nội, đoạn đi ngầm Thủ Lệ - Cát Linh. Cụ thể, FECON đã trúng gói thầu đầu tiên - thi công cọc cừ cho các Nhà Ga và Dốc xuống từ Kim Mã - Cát Linh - Quốc Tử Giám - Trần Hưng Đạo trị giá 42 tỷ đồng. Dự kiến, những gói thầu tiếp theo đến từ dự án Metroline 3 Hà Nội sẽ tiếp tục có kết quả trong vài tháng tới, mục tiêu của FECON tham gia để mang về doanh số khoảng 1,000 tỷ từ dự án này.

BOT Phủ Lý - Dự án hạ tầng đầu tiên FECON tham gia với tư cách là nhà đầu tư, thi công đã được đưa vào khai thác ổn định 9 tháng nay.

Đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực Hạ tầng vào năm 2020, những năm qua FECON đã liên tục đầu tư mạnh mẽ cả nguồn nhân lực lẫn máy móc để có đủ khả năng cạnh tranh tại các dự án ngầm và hạ tầng tại Việt Nam. Năm 2016, FECON đã mạnh tay chi hơn 130 tỷ đồng để đầu tư những thiết bị thi công tân tiến nhất như: Dàn máy thi công khoan cọc nhồi (SANY, SCX...), Thi công tường vây (LIEBHERR, BM, LS218…) và các thiết bị cẩu phục vụ kèm theo để sẵn sàng cho thi công các hạng mục của dự án Metro line số 3.

Nhìn lại những bước đi của FECON, có thể hiểu được phần nào kế hoạch của việc tăng vốn lần này. Để sự mở rộng hoạt động kinh doanh theo mục tiêu dài hạn của Công ty, việc tăng vốn là việc tất yếu phải làm. Trong đó, trước mắt, FECON cần vốn để đầu tư tăng năng lực thiết bị mảng khoan ngầm (TBM) tại các dự án Metroline sẽ bắt đầu triển khai cuối năm 2017; hiện thực hóa cơ hội đầu tư dự án năng lượng tái tạo theo biên bản ghi nhớ đã ký với Acwa Power; đầu tư các dự án đường bộ thu phí, một số đoạn trên đường cao tốc Bắc Nam có trị giá hàng tỷ USD trong giai đoạn 2018-2020.

Từ đầu năm 2016 đến nay, chỉ riêng tại thị trường phía Nam, FECON đã ký hợp đồng trên 500 tỷ cho những dự án thi công cọc các loại cho các dự án hạ tầng và bất động sản. Trong lĩnh vực công trình ngầm, các gói thầu đầu tiên tại Metroline 1 TP Hồ Chí Minh và Metroline 3 Hà Nội là bước đi quan trọng, mở màn cho mảng dự án ngầm đầy tiềm năng trong những tháng còn lại của năm 2017 và các năm tiếp theo. Ngoài ra, trong tháng 7/2017 FECON cũng đã ký hợp đồng tại dự án LG Display Hải Phòng giai đoạn 02 trị giá hơn 60 tỷ đồng – trở thành nhà thầu đảm nhận hầu hết phần thi công nền móng cho các dự án của LG tại Việt Nam. Các dự án nhỏ khác như dự án Newtaco, Sunvina, trụ sở Viettel Hạ Long, Vi-Energy, khách sạn Yên Bái… cũng sẽ mang về cho Công ty thêm gần 50 tỷ đồng.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Novaland chốt phương án chào bán gần 1.2 tỷ cp cho cổ đông hiện hữu trước thềm ĐHĐCĐ thường niên

Trước thềm ĐHĐCD thường niên tổ chức ngày 25/04/2024, HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) ngày 22/04 đã thông qua liên tiếp 3 nghị quyết...

Masan huy động thành công vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital

CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) ngày 23/04 đã công bố hoàn tất việc huy động vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital (Bain).

Chứng khoán Sen Vàng đổi chủ, muốn tăng vốn thêm 5,000 tỷ 

Mới đây, gần 65% vốn của CTCP Chứng khoán Sen Vàng (GLS) đã được sang tay. Bên cạnh biến động cơ cấu cổ đông, nhiều diễn biến cho thấy GLS đang chuyển mình. ĐHĐCĐ...

HDC sắp chào bán cổ phiếu thấp hơn 54% thị giá, huy động 300 tỷ thanh toán nợ vay

Ngày 11/04, CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (HOSE: HDC) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng nhằm huy động 300 tỷ đồng thanh toán các khoản nợ vay, thời...

TNG dự kiến phát hành 12.3 triệu cp giá 10,000 đồng/cp

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) vừa công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2024 thông qua 2 hình thức, bao gồm phát hành hơn 9 triệu cp để trả cổ tức 2023...

SBBS muốn tăng vốn lên 500 tỷ đồng, nhóm cổ đông chiếm hơn 30% vốn phản đối

Theo biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán Saigonbank Berjaya (SBBS), toàn bộ 9 nội dung trình cổ đông đã được thông qua tại đại hội. Đáng chú ý...

Bain Capital dự kiến hoàn tất rót 250 triệu USD vào Masan ngày 22/04

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã nhận được đầy đủ hồ sơ phát hành riêng lẻ cổ phiếu ưu đãi cổ tức có thể chuyển đổi từ Tập đoàn Masan (HOSE: MSN). Hồ sơ này liên quan...

MBS nhập cuộc đường đua tăng vốn, dự kiến phát hành hơn 138 triệu cp

Trong bối cảnh các công ty chứng khoán đua nhau lên kế hoạch trình cổ đông tăng vốn điều lệ, CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) cũng không ngoại lệ. MBS dự kiến phát...

VNDIRECT triển khai kế hoạch phát hành 304.5 triệu cp giữa lúc hệ thống chưa khắc phục được sự cố

VNDIRECT sẽ triển khai kế hoạch chào bán hơn 243.5 triệu cp cho cổ đông hiện hữu giá 10,000 đồng/cp và phát hành gần 60.9 triệu cp trả cổ tức tỷ lệ 5% cho cổ đông...

Chủ tịch TCM: Mua lại SY Vina hiệu quả hơn nhiều so với đầu tư xây dựng mới

Ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) khẳng định việc chi 19 triệu USD mua lại Công ty TNHH Dệt may SY Vina là...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98