Nhịp đập Thị trường 25/07: “Khởi nghĩa” thành công

25/07/2017 15:23
25-07-2017 15:23:52+07:00

Nhịp đập Thị trường 25/07: “Khởi nghĩa” thành công

Cùng với sự trỗi dậy của nhóm ngân hàng, chứng khoán... thì các chỉ số thị trường đã có màn đảo chiều hết sức ngoạn mục. Điều này cũng góp phần chứng minh sự vững chắc của kênh giá trung hạn với cận dưới là vùng 750-765 điểm.

VN-Index kết phiên giao dịch tăng 7.53 điểm tương đương 0.99% lên mức 767.27 điểm. HNX-Index tăng 0.91% lên mức 97.81 điểm.

Độ rộng toàn thị trường khá mạnh với 291 mã tăng điểm và 171 mã giảm điểm. Như vậy, các thống kê cho thấy bên mua đang chiếm ưu thế so với bên bán.

Giá trị khớp lệnh cả hai sàn đạt hơn 3,062 tỷ đồng. Dưới góc nhìn Market Cap, chỉ số Large Cap là “công thần” của thị trường khi tăng mạnh nhất trong nhóm.

Ngành ngân hàng tăng mạnh nhất thị trường và là ngôi sao của phiên giao dịch hôm nay. Đây là nhóm ngành có nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn và ảnh hưởng mạnh đến thị trường nên sự tăng trưởng này cho thấy quá trình tạo đáy có thể đang diễn ra.

Trong nhóm ngân hàng thì MBB đang là cổ phiếu nổi bật nhất với mức tăng trần 6.76%. MACD vẫn đang duy trì trên ngưỡng 0 và chuẩn bị cho mua mạnh trở lại.

STB cũng rất đáng chú ý khi giá test lại nhóm MA dài hạn ở vùng 11,000-12,000 và chỉ báo Stochastic Oscillator đã về vùng oversold nên rủi ro được hạn chế.

Trên sàn HNX các mã ngân hàng như ACB, SHB cũng có sự tăng trưởng tốt.

Nhóm sản phẩm cao su đứng thứ hai với mức tăng 2.38%. Các mã tiêu biểu của ngành này là DRC, SRC, CSM... đều tăng trưởng tốt sau khi test thành công những vùng hỗ trợ mạnh.

Nhóm chứng khoán cũng tăng trưởng tốt với sự bứt phá của SSI, HCM, VND, MBS....

Ngành khai khoáng giảm mạnh nhất thị trường. Triển vọng của ngành này vẫn chưa có nhiều cải thiện. Mã cổ phiếu chủ chốt trong ngành là PVD vẫn đang bị khối ngoại bán ròng và đang ở trong vùng giá thấp nhất lịch sử giao dịch.

Khối ngoại mua ròng 1,249.65 tỷ đồng trên HOSE và bán ròng 14.74 tỷ trên HNX. Giá trị mua ròng đột biến trên HOSE chủ yếu đến từ PGD với khối lượng mua ròng hơn 22 triệu cp.

14h: Chứng khoán, ngân hàng hồi phục

Các chỉ số thị trường bắt đầu tăng trưởng trở lại với sự hồi phục của nhóm chứng khoán, ngân hàng. Nhóm sản phẩm cao su vẫn đang dẫn đầu suốt từ phiên sáng đến nay.

Tính tới 14h, VN-Index ở mức 764.02 điểm tương ứng mức tăng 0.56%, HNX-Index tăng 0.78% lên mức 97.68 điểm.

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý nhất vào đầu phiên chiều là sự tăng trưởng trở lại của nhóm chứng khoán và ngân hàng. Đây là những ngành có nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, thanh khoản dồi dào và nền tảng cơ bản tốt.

Tropng ngành ngân hàng thì CTG, MBB, STB ... là những mã đáng chú ý nhất. Giá CTG nhận được sự hỗ trợ mạnh của ngưỡng Fibonacci Retracement 38.2% (tương đương vùng 18,300-18,600) nên đã tạo đáy và bứt phá trở lại.

STB test lại nhóm MA dài hạn ở vùng 11,000-12,000 và chỉ báo Stochastic Oscillator đã về vùng oversold nên rủi ro được hạn chế.

Nhóm chứng khoán cũng tăng trưởng tốt với sự bứt phá của SSI, HCM, VND. Tuy nhiên, có điểm khá lạ là khối ngoại đang bán ròng khá mạnh HCM, SSI nhưng lại mua ròng liên tục VND.

Nhóm sản phẩm cao su vẫn duy trì được “phong độ” từ phiên sáng đến nay và liên tục dẫn đầu. Các mã DRC, SRC, CSM đều tăng trưởng tốt sau khi test thành công những vùng hỗ trợ mạnh.

Phiên sáng: Thanh khoản sụt thảm

Thị trường giằng co và suy yếu dần về cuối phiên sáng khi dòng tiền vào thị trường vẫn duy trì sự thận trọng cao độ. Nếu lực cầu vẫn yếu ớt như hiện tại thì khó có thể kỳ vọng nhiều vào một nhịp hồi mạnh và bền vững của thị trường.

Kết phiên sáng, VN-Index thoái lui về mức 759.48 điểm, giảm 0.03% so với tham chiếu; HNX-Index dừng tại mức 97.22 điểm, tương đương mức tăng 0.30%.

Giao dịch trên cả hai sàn vẫn ở vị thế giằng co mạnh. Sự phân hóa của nhóm Large Cap vẫn đang là nhân tố chi phối đà tăng/ giảm của các chỉ số thị trường. Ở phía hỗ trợ, các mã trụ như BID, BHN, CTG… dù vẫn đang hỗ trợ mạnh nhất nhưng đóng góp vào thị trường chung cũng đã giảm đi trước sức ép gia tăng về cuối phiên. Trong khi đó các mã dẫn dắt lớn nhất thị trường như PLX, VCB, VIC, VNM, SAB, BVH… vẫn chưa có dấu hiệu được cầu nâng đỡ trở lại.

Về nhóm ngành, nhóm Sản phẩm Cao su và Nhựa – Hóa chất là các nhóm ngành nóng đáng chú ý với mức tăng lần lượt 1.27% và 0.6%. Thông tin giá cao su sụt giảm mạnh vẫn đang là hỗ trợ chủ đạo cho nhóm Sản phẩm Cao su tính đến thời điểm hiện tại.

Điểm quan ngại nhất trong phiên sáng nay là yếu tố thanh khoản khi dòng tiền vào thị trường vẫn khá “heo hút”. Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh trên cả hai sàn trong phiên sáng chỉ đạt hơn 1,628 tỷ đồng, sụt giảm 12% so với phiên sáng liền trước. Tuy vậy, tổng giao dịch vẫn đạt hơn 2,640 tỷ đồng nhờ lượng thỏa thuận đột biến từ PGD với hơn 1,268 tỷ đồng.

Khối ngoại mua ròng đột biến trong phiên sáng nay với hơn 1,200 tỷ đồng trên HOSE và bán ròng chỉ hơn 3.8 tỷ đồng trên HNX. Giá trị mua đột biến của khối ngoại chủ yếu đến từ PGD với lượng mua vào thỏa thuận hơn 1,165 tỷ đồng.

10h30: Nhóm sản phẩm cao su hồi sinh

Hầu hết các cổ phiếu trong nhóm sản phẩm cao su đã tạo đáy sau khi test vùng hỗ trợ mạnh. Nhóm chăm sóc sức khỏe sau một thời gian dài bứt phá đã có dấu hiệu chững lại. 

Các nhà đầu tư đang tập trung chú ý vào nhóm sản phẩm cao su. Mặc dù giá cao su trên sàn TOCOM (Tokyo Commodity Exchange) vẫn chưa phá vỡ được ngưỡng 200 JPY/kg nhưng việc giá liên tục duy trì quanh mức này (thấp hơn đến 40% so với giá đầu năm) dự kiến sẽ là tín hiệu tốt cho các công ty có đầu vào là cao su thiên nhiên.

Các mã DRC, SRC đang tăng khá mạnh sau khi test thành công đáy cũ tháng 08/2015 (trường hợp SRC) và tháng 01/2016 (trường hợp DRC).

Riêng CSM thì vẫn chưa phục hồi dù đáy cũ tháng 05/2017 được đánh giá là khá vững chắc.

Ngược lại, nhóm Nông – Lâm – Ngư lại thuộc top giảm mạnh trên thị trường.

Ngoài ra, sự đi xuống của nhóm chăm sóc sức khỏe và thực phẩm – đồ uống cũng phần nào cho thấy nhà đầu tư đã không còn quá bi quan như giai đoạn trước. Đây có thể là nền tảng để bắt đầu hi vọng về một đợt phục hồi nhẹ trong ngắn hạn.

Độ rộng toàn thị trường khá cân bằng với 191 mã tăng điểm và 191 mã giảm điểm.

Mở cửa: Nhóm xi măng điều chỉnh khá mạnh

Việc các ETF quan trọng đều rơi vào trạng thái discount sẽ ảnh hưởng xấu đến cầu ngoại. Nhóm xi măng điều chỉnh khá mạnh trong khi bán buôn hồi phục tốt.

Van Eck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) và FTSE Vietnam UCITS ETF (XFVT) đều giằng co mạnh trong phiên tối qua nên tình hình vẫn chưa khả quan. Mặt khác, cả hai ETF này đều đang ở trạng thái discount nên có thể ảnh hưởng xấu đến cầu ngoại trong ngắn hạn.

Các thông tin về nguy cơ thừa xi măng đã bắt đầu ảnh hưởng xấu đến các cổ phiếu thuộc nhóm này. Mã BCC trên HNX giảm sát mức sàn trong khi HT1 đã giảm gần 20% kể từ đầu tháng 07/2017 đến nay. Vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy đà giảm này sẽ chấm dứt.  

Ngành bán buôn lại đang có dấu hiệu tạo đáy ngắn hạn và hiện đang nằm trong top những ngành tăng tốt nhất trên thị trường sáng nay.

Mã cổ phiếu tiêu biểu trong ngành này là TCH. Nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ vùng 16,500-17,000, giá TCH đang tích lũy với khối lượng đi lên từ từ và vững chắc trong những phiên gần đây.  

Một mã khác trong ngành cũng rất đáng chú ý là HAI. Đây là một trong những cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường trong 4 tuần gần nhất. Mục tiêu giá trong ngắn hạn là vùng 13,000-15,000.

Tính tới 9h30, VN-Index đang tăng 0.19% giao dịch ở mức 761.17 điểm trong khi HNX-Index tăng 0.36% và giao dịch tại mức 97.28 điểm./.



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (26)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhịp đập Thị trường 19/03: VN-Index giảm 4 phiên liên tiếp

Đà tăng của VIC cùng với sự đảo chiều của HDB, TCB và STB vẫn chưa thể giúp VN-Index thoát khỏi phiên giảm điểm.

Thị trường chứng quyền 19/03/2024: Đỏ lửa cùng thị trường cơ sở

Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/03/2024, toàn thị trường có 31 mã tăng, 129 mã giảm và 14 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 19/03/2024: Tâm lý bi quan bao trùm

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 18/03/2024. VN30-Index giảm điểm đồng thời phá vỡ xuống dưới (Break Down) đường trendline tăng...

Vietstock Daily 19/03/2024: Rủi ro điều chỉnh ngắn hạn vẫn còn

VN-Index giảm sâu kèm theo khối ngoại liên tục bán ròng cho thấy sự bi quan đang bao trùm. Chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD vẫn chưa có dấu hiệu tích cực trở...

Nhịp đập Thị trường 18/03: Lực cầu bắt đáy xuất hiện, VN-Index thu hẹp đà giảm

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 20.22 điểm (1.6%), về mức 1,243.56 điểm; HNX-Index giảm 2.86 điểm (1.19%), về mức 236.68 điểm. Độ rộng toàn thị trường...

Thị trường chứng quyền tuần 18-22/03/2024: Rủi ro vẫn còn tiềm ẩn

Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/03/2024, toàn thị trường có 40 mã tăng, 102 mã giảm và 32 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Vietstock Weekly 18-22/03/2024: Rủi ro trong ngắn hạn vẫn còn

VN-Index tăng trở lại sau tuần giảm điểm trước đó kèm theo xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle cho thấy tâm lý của nhà đầu tư vẫn đang khá phân vân. Bên cạnh...

Chứng khoán phái sinh tuần 18-22/03/2024: Diễn biến giằng co xuất hiện

Các hợp đồng tương lai hầu hết đều giảm trong phiên giao dịch ngày 15/03/2024. VN30-Index xuất hiện trạng thái giằng co đồng thời hình thành mẫu hình nến High Wave...

Chứng khoán Tuần 11-15/03/2024: Áp lực từ khối ngoại tăng cao

VN-Index kết tuần tăng điểm tốt đồng thời khối lượng giao dịch vẫn duy trì trên mức trung bình 20 tuần cho thấy dòng tiền trên thị trường đang giao dịch tích cực...

Nhịp đập Thị trường 15/03: Lực cầu bắt đáy xuất hiện, VN-Index hồi về cuối phiên

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 0.48 điểm (0.04%), về mức 1,263.78 điểm; HNX-Index giảm 0.14 điểm (0.06%), về mức 239.54 điểm. Độ rộng toàn thị trường...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98