Quyết định của NHNN sẽ tác động như thế nào lên thị trường chứng khoán?

17/07/2017 13:01
17-07-2017 13:01:42+07:00

Quyết định của NHNN sẽ tác động như thế nào lên thị trường chứng khoán?

Cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bất ngờ quyết định điều chỉnh giảm lãi suất điều hành và trần cho vay ngắn hạn. Thông tin này ngay tức thì được cho là sẽ tác động tích cực lên bối cảnh thị trường chung. Song, đối với riêng thị trường chứng khoán (TTCK), các chuyên gia cho rằng điều này chưa hẳn là tốt, thậm chí còn có rủi ro.

Bình luận về động thái này của NHNN, ông Nguyễn Đức Hùng Linh - Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân CTCK Sài Gòn (SSI) cho biết, việc giảm các lãi suất điều hành sẽ không có tác động đáng kể do nhu cầu của thị trường vốn đã rất nhỏ.

Với lãi suất cho các lĩnh vực ưu tiên, mức độ tác động phụ thuộc vào hành động của từng ngân hàng thương mại dựa trên quan điểm kinh doanh của họ. Nhóm ngân hàng quốc doanh với hệ thống mạng lưới rộng và chi phí vốn rẻ sẽ tiếp tục là nòng cốt thực thi các chính sách này. Về tổng thể, việc giảm các lãi suất trên khó có thể coi là động tác nới lỏng tiền tệ mà là nhằm tạo điều kiện cho các lĩnh vực ưu tiên để phần nào hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh

Cần nhìn nhận rằng, tăng trưởng năm 2017 không còn quan trọng nữa bởi tăng trưởng từ năm 2018 sẽ tốt hơn rất nhiều. Hiện nay, Bộ Tài chính đang đẩy mạnh qua trình tái cơ cấu, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước. Điều này tạo sức ép lên tăng trưởng năm 2017, buộc tất các bộ ngành phải cùng bắt tay vào hành động. Đây cũng là nền tảng cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2018-2019 sẽ tốt hơn rất nhiều.

Chia sẻ thêm tại hội thảo “Công cụ phái sinh và bối cảnh thị trường chứng khoán 6 tháng cuối năm 2017” ngày 08/07 vừa qua, ông Linh cho rằng, việc giảm lãi suất có thể mang rủi ro tiềm ẩn. Cụ thể, lãi suất thấp là người bạn của tất cả nhưng nếu dòng tiền không đi vào sản xuất kinh doanh mà đi vào các kênh không tạo ra giá trị gia tăng, đặc biệt lĩnh vực bất động sản – nơi mà nhu cầu đi vay và cho vay đều rất lớn với lãi suất luôn cao hơn các lĩnh vực khác.

Và khi chính sách có hơi hướng nới lỏng được tung ra cùng với sức ép về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ tạo ra rủi ro về lạm phát. Ông Linh cũng cho rằng, rủi ro này sẽ không xảy ra trong năm nay mà có thể là từ năm 2018 bởi lạm phát Việt Nam không thể giữ mãi ở mức thấp trong thời gian dài được khi mà lạm phát 6 tháng đang có là hệ quả của khủng hoảng cục bộ trong ngành chăn nuôi. Giá thịt lợn hiện đang rất thấp và đang gây thua lỗ cho hộ chăn nuôi nhưng không ai dám khẳng định nó sẽ không tăng trở lại vào năm 2018. Trong khi đó, giá nông sản là một yếu tố lớn trong cấu thành nên CPI.

Với chính sách tiền tệ đang có phần thoáng hơn, rủi ro lạm phát đến từ cả cầu kéo lẫn chi phí đẩy là không thể loại trừ. Do đó, theo ông Linh, ngay từ thời điểm này cần phải có những biện pháp phòng ngừa lạm phát, đặc biệt là từ chính sách tiền tệ. Tín dụng đến đúng địa chỉ sẽ tạo ra hiệu quả đầu tư cao, góp phần tăng cung, kiểm soát lạm phát tốt.

“Nói gì thì nói, khi lạm phát tăng lên thì sẽ không ảnh hưởng ngay lên thị trường chứng khoán nhưng trong vòng 6 tháng thì chắc chắn sẽ tác động rất mạnh. Trong cơn say chiến thắng người ta thường dễ quên đi rủi ro về vĩ mô mà trong đó lạm phát là một yếu tố nhãn tiền bên cạnh các rủi ro khác như thâm hụt cán cân, thâm hụt ngân sách…”, ông Linh kết luận.

Ông Nguyễn Hữu Bình – Trưởng phòng phân tích CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS) đưa ra một vài điểm đáng lưu ý từ động thái này của NHNN. Thứ nhất, NHNN ban hành ngay sau khi các con số vĩ mô quý 2 được công bố, có nghĩa NHNN đang sử dụng chính sách tiền tệ để hỗ trợ hơn nữa cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh lạm phát được đảm bảo.

Ông Nguyễn Hữu Bình

Thứ hai, hiện tại lãi suất liên ngân hàng đang hạ nhiệt và ở mức tương đối thấp cho thấy tình hình thanh khoản của thị trường rất tốt.

Thứ ba động thái này tạo cơ hội cho các ngân hàng tiếp cận nhiều vốn hơn cho mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 18% theo yêu cầu của Chính phủ.

Trong ngắn hạn, ông Bình cho rằng lãi suất này không tác động nhiều đến TTCK nhưng trong trung hạn nó sẽ có tác động. Đầu tiên là hệ thống ngân hàng sẽ tiếp cận vốn rẻ hơn và tình hình kinh doanh của ngân hàng tốt hơn. Tiếp đó, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng tốt hơn, góp phần vào hiệu quả kinh doanh. Cuối cùng nó phát đi tín hiệu Chính phủ tiếp tục sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng có kiểm soát cho mục tiêu tăng trưởng cả năm nay và năm 2018. Và như vậy thì cơ hội cho TTCK cho thời gian tới là rất rõ ràng.

Trong 6 tháng cuối năm 2017, ông Nguyễn Đức Hùng Linh nhận định, TTCK vẫn còn nhiều cơ hội nhờ tình hình vĩ mô ổn định và duy trì tăng trưởng tín dụng vào các tháng cuối năm; mức định giá vẫn còn thấp so với các quốc gia trong khu vực; chỉ số CDS duy trì xu hướng giảm cho thấy nhà đầu tư tỏ ra khá lạc quan với TTCK Việt Nam. Đặc biệt quỹ iShares MSCI Frontier 100 ETF sẽ tiếp tục tăng tỷ trọng TTCK; làn sóng cổ phần hóa và niêm yết các doanh nghiệp Nhà nước và khối ngân hàng thương mại; tăng room cho nhà đầu tư nước ngoài ở doanh nghiệp; thắt chặt kênh đầu tư bất động sản nên dòng tiền đầu cơ sẽ dịch chuyển sang TTCK.

Dù vậy, thị trường cũng tiềm ẩn một rủi ro trong đó có thể sẽ xảy ra một nhịp điều chỉnh mạnh ở quý 3/2017. Trong ngắn và trung hạn, nhà đầu tư nên thận trọng giai đoạn điều chỉnh trong quý 3. Mặt khác, tính chất đầu cơ sẽ tiếp tục duy trì tại các quý còn lại của năm cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn vẫn có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận ở nhóm cổ phiếu Midcaps và Smallcaps; đồng thời nhóm ngân hàng sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.

Xong vụ VNPT EPAY, cổ phiếu ABC thoát án cảnh báo

Trong thông báo mới đây, HNX quyết định đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 28/03/2024 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với...

VNDIRECT kiểm tra thông luồng với các sở giao dịch trong ngày 28/03

Theo thông báo mới nhất cập nhật về quá trình xử lý sự cố của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND), Công ty dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra thông luồng với các sở...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

28/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98