Tiền cất trong kho, công trình đói vốn

26/07/2017 11:01
26-07-2017 11:01:56+07:00

Tiền cất trong kho, công trình đói vốn

Chính phủ có 120.000 tỉ đồng đang phải gửi kho bạc trong khi các công trình lại đói vốn. Những vướng mắc thủ tục từ Luật đầu tư công khiến cho giải ngân vốn đầu tư công bị chậm. 

Ông MAI TIẾN DŨNG

Mới chỉ một thủ tục giữa bộ với bộ, hai bộ ở cạnh nhau mà đã mất 9 tháng. Nếu là tỉnh, mà tỉnh xa trình lên, chắc còn lâu lắm.

                              Ông MAI TIẾN DŨNG

Ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng - đã chuyển lời phê bình của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến 13 bộ ngành và địa phương chậm giải ngân vốn đầu tư công.

Theo ông Dũng, trong tháng 8-2017, Thủ tướng sẽ trực tiếp đi kiểm tra một số công trình không giải ngân được, một số công trình giải ngân chậm, sau đó Chính phủ sẽ họp bàn và có nghị quyết về vấn đề này.

120.000 tỉ gửi kho bạc trong khi  công trình thiếu vốn!

Báo cáo của tổ công tác của Thủ tướng, do ông Mai Tiến Dũng làm tổ trưởng, cho biết đến ngày 15-6, tiến độ giải ngân mới đạt 23,9% trong tổng số 357.000 tỉ đồng vốn đầu tư từ ngân sách.

Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công được cho là một điểm nghẽn đối với tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng trong khi tỉ lệ và nghĩa vụ vay trả nợ công xu hướng ngày càng cao.

Theo ông Mai Tiến Dũng, vốn gửi trong Kho bạc Nhà nước luôn có 120.000 tỉ đồng, trong khi nhiều dự án đang cần vốn, nhiều dự án chưa thanh toán được cho nhà thầu.

Nguyên nhân, theo ông Dũng, là do vướng mắc về thủ tục, thiếu chỉ đạo quyết liệt từ các chủ đầu tư, giải phóng mặt bằng chậm...

“Thủ tướng rất quan tâm đến vấn đề này, lưu ý các cơ quan, đơn vị phải có giải pháp mạnh mẽ để đẩy nhanh giải ngân nhằm thúc đẩy tăng trưởng, tránh lãng phí” - ông Dũng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, một số bộ ngành và địa phương khẳng định số giải ngân trên thực tế lớn hơn số được nêu.

Chẳng hạn, Bộ Y tế được giao 5.100 tỉ đồng, tỉ lệ giải ngân theo thống kê thấp, nhưng đại diện bộ này cho rằng “vấn đề chỉ là thủ tục thanh toán, chứ chúng tôi cũng đã tạm ứng cho nhà thầu phần lớn rồi vì khối lượng xây lắp đã được thực hiện khá lớn. Riêng hai bệnh viện trọng điểm có tổng số vốn khoảng 3.200 tỉ đồng, chúng tôi đã cho tạm ứng hơn 2.000 tỉ”.

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cũng khẳng định đến hết tháng 6-2017, địa phương này đã giải ngân hơn 33% trong tổng số 37.000 tỉ đồng vốn đầu tư được giao, trong đó vốn ODA giải ngân hơn 50% chứ không thấp.

Đại diện TP.HCM cho biết thành phố được giao hơn 36.000 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn trung ương có hơn 7.000 tỉ cho một số dự án bệnh viện, còn lại là từ ngân sách địa phương, đến thời điểm này cũng đã giải ngân được 38%.

“Nếu tính con số giải ngân là khi phải đủ hóa đơn đỏ, hồ sơ, chuyển tiền... đúng là tỉ lệ có chậm, nhưng trên thực tế thì nhiều việc tiền đã chi, đã tạm ứng rồi, thực hiện khối lượng công việc đã khá lớn rồi”, đại diện TP.HCM cho biết.

Vị đại diện này cũng thông tin thêm rằng TP.HCM liên tục điều chỉnh vốn đầu tư công với các dự án, nơi nào chậm hoặc chưa giải ngân được thì điều chỉnh đến địa chỉ cần vốn hơn.

Tuy nhiên, biện pháp này đang gặp vướng mắc bởi theo quy định của Luật đầu tư là phải trình HĐND quyết định, trong khi HĐND chỉ họp hai lần/năm nên thành phố đề xuất là trình thường trực HĐND thành phố quyết định và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất.

Trả lời vấn đề này, ông Mai Tiến Dũng cho rằng vấn đề này do địa phương linh hoạt giải quyết, chứ không phải nguyên nhân từ trung ương.

Nguồn: BỘ TÀI CHÍNH - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Cần sửa lại Luật Đầu tư công

Việc chậm giải ngân ở một số dự án, theo các đơn vị, là do công tác giải phóng mặt bằng chậm, ảnh hưởng tiến độ.

Nhưng vướng mắc lớn lại thuộc về quy định của Luật đầu tư công, đặc biệt là quy định về thẩm quyền phê duyệt dự án, thẩm quyền thẩm tra hồ sơ thiết kế...

Việc giải ngân các dự án ODA cũng vướng thủ tục giao vốn hằng năm, các địa phương cứ phải chờ được giao mới tiến hành giải ngân được, trong khi dự án đã triển khai rồi.

“Trước đây cho giải ngân theo tiến độ dự án, nay lại giao theo kế hoạch vốn từng năm nên giải ngân lại chậm. Đề nghị cho phép giải ngân theo tiến độ dự án, bởi vì các hiệp định cung cấp ODA đều ký theo các dự án”, đại diện UBND thành phố Đà Nẵng nêu.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu cho biết theo quy định của luật hiện hành, Thủ tướng phải phê duyệt rất nhiều loại dự án.

Trong khi đó, theo ông Thu, lẽ ra ở địa phương có HĐND, các dự án lớn của địa phương có thể để địa phương tự thẩm định, tự chịu trách nhiệm.

Thậm chí các dự án của đoàn thể chính trị xã hội cũng phải được Thủ tướng duyệt, chẳng hạn như dự án của cựu chiến binh có khi chỉ 5 tỉ nhưng Thủ tướng cũng phải duyệt.

“Tôi đề nghị phải nghiên cứu sửa Luật đầu tư công” - ông Thu nói.

Cũng theo ông Thu, một vướng mắc nữa là thẩm quyền giao vốn kế hoạch hằng năm.

“Có nhất thiết từ dự án mấy nghìn tỉ đến dự án vài trăm tỉ cũng Thủ tướng phải giao? Nên chăng Thủ tướng chỉ giao những dự án lớn, dự án mới, còn lại phân cấp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đỡ bị mang tiếng bởi vốn chủ yếu là do các bộ, ngành, địa phương trình lên, chúng tôi chỉ rà soát, hợp thức hóa trình Thủ tướng ký chứ đâu có quyền giao. Vướng mắc về thủ tục đang rất lớn, chúng ta quy định từ dự án to đến dự án bé cũng phải trải qua những thủ tục như nhau” - ông Thu phân tích.

Sẽ sửa đổi quy định không phù hợp

Kết luận cuộc họp, ông Mai Tiến Dũng khẳng định những vướng mắc về mặt thủ tục và pháp luật, tổ công tác sẽ báo cáo Thủ tướng, báo cáo Chính phủ để có giải pháp tháo gỡ, cần thiết thì đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung.

Nhưng với các nguyên nhân chủ quan từ phía bộ ngành và địa phương, phải sớm khắc phục.

Chẳng hạn, nhiều nhà thầu thực hiện khối lượng công việc khá lớn rồi nhưng chủ đầu tư chậm tạm ứng, chậm thanh toán cho người ta. Công tác giải phóng mặt bằng phải quyết liệt hơn chứ không thể gặp khó là chùn lại.

Ngoài ra, theo ông Dũng, các địa phương cần linh hoạt trong sử dụng vốn đầu tư công, chủ động điều chuyển vốn từ các dự án chậm giải ngân, chậm triển khai sang địa chỉ cấp thiết hơn.

“Chậm là lãng phí. Chúng ta sợ thất thoát nhưng đôi khi lãng phí còn nhiều hơn, chậm giải ngân thì công trình chậm đưa vào sử dụng, rất thiệt thòi cho địa phương” - ông Dũng nói.

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20170726/tien-cat-trong-kho-cong-trinh-doi-von/1358434.html





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98