TPHCM nghiên cứu lộ trình cấm xe máy vào khu trung tâm

15/07/2017 15:10
15-07-2017 15:10:00+07:00

TPHCM nghiên cứu lộ trình cấm xe máy vào khu trung tâm

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM đã bắt đầu nghiên cứu lộ trình cấm xe máy vào khu trung tâm với đề án mang tên tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng xe cá nhân. Bước đầu đề án đưa ra từng giai đoạn thực hiện và dự kiến đến năm 2030 (hoặc sau đó) sẽ ngưng toàn bộ xe máy đi vào một số khu vực trung tâm và nơi thường xảy ra ùn tắc.

Theo Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, xe cá nhân được đề xuất nằm trong danh sách hạn chế gồm ô tô con cá nhân; xe công vụ, mô tô, gắn máy 2 bánh, 3 bánh, xe đạp; xe cá nhân chở hàng gồm xe tải các loại, xe chuyên dùng, xe mô tô, xe gắn máy 3, 4 bánh.

Tại buổi làm việc giữa Sở GTVT TPHCM với Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải hôm 14-7, hai bên đã thảo luận và đưa ra các nhóm giải pháp để thực hiện hạn chế dần việc sử dụng xe cá nhân, tăng cường phát triển xe buýt.

Cụ thể, việc thực hiện được chia làm 2 giai đoạn với từng giải pháp cụ thể. Trong đó giai đoạn 2017- 2020, kiểm soát sử dụng xe cá nhân tham gia giao thông bao gồm lập đề án thu phí đối ô tô con, phí ô nhiễm môi trường, thống kê số lượng phương tiện xe máy.

Các giải pháp hành chính được nghiên cứu là kiểm soát xe cá nhân lưu hành theo biển số chẵn - lẻ (theo ngày và theo giờ), hạn chế dừng đỗ, hạn chế và cấp phép cho xe đi vào nội đô, giới hạn đăng ký xe ở từng quận - huyện...

Giải pháp về tài chính gồm thu phí chống ùn tắc, đấu giá biển số (đặc biệt là đăng ký, bán đấu giá biển số xe taxi và quy định chỉ có 1-2 màu với loại xe này để dễ nhận dạng, kiểm tra, xử lý và phân biệt được với các loại xe cá nhân khác...).

Đối với giải pháp về kỹ thuật gồm trồng cọc tiêu mềm, đặt hộp phân cách, tạo bậc thềm không cho xe cá nhân, đặc biệt là xe máy đi vào một số tuyến đường...

Giai đoạn 2020-2030, nghiên cứu kiểm định khí thải đối với xe máy chạy trên 5 năm và chu kỳ kiểm định lần kế tiếp là 2 năm sau đó. Theo dự báo của Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, đến năm 2020 xe cá nhân ở TPHCM vẫn chiếm trên 81% thị phần vận tải (vận tải công cộng chỉ chiếm khoảng 15-18%). Giai đoạn này cần nghiên cứu phân vùng lưu thông, thống kê số lượng và dự kiến đến năm 2030 (hoặc sau đó) sẽ ngưng toàn bộ xe máy đi vào một số khu vực trung tâm và nơi thường xảy ra ùn tắc...

Tại cuộc họp, một số chuyên gia cho rằng đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng, hạn chế xe cá nhân là rất khả thi. Tuy nhiên đề án phải có sự chuẩn bị, nghiên cứu kỹ và đưa ra các phương án thay thế xe cá nhân để thực hiện theo lộ trình.

PGS.TS Phạm Xuân Mai, giảng viên Đại học Bách khoa TPHCM cho rằng, để hạn chế xe cá nhân thì cần phải có nguồn lực tài chính để đầu tư khoảng 21.000 xe buýt nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Ông Mai góp ý, đề án nên đi vào cụ thể, phân tích về bối cảnh của TPHCM so với các thành phố khác thế nào. Nguyên nhân gây ra kẹt xe nên đưa ra cụ thể, không nên đưa chung chung, chỉ rõ cái gì gây ra ùn tắc thì mới có giải pháp tháo gỡ.

Theo thống kê của Sở GTVT TPHCM, tính đến ngày 15-6-2017, TPHCM đang quản lý 8.062.426 xe, trong đó có 652.389 xe ô tô và 7.410.037 xe máy. So với cùng kỳ năm 2016 lượng xe tăng 5,67%.

Trong khi xe cá nhân tăng nhanh thì lượng người đi xe buýt chỉ tăng nhẹ. Sáu tháng đầu năm 2017, số người đi xe buýt đạt 139,8 triệu lượt hành khách, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2016 và đạt 40% so với kế hoạch năm 2017.

http://www.thesaigontimes.vn/162573/TPHCM-nghien-cuu-lo-trinh-cam-xe-may-vao-khu-trung-tam.html





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98