Tuyến đường sắt cao tốc 3,6 tỷ USD nối Tp.HCM với Cần Thơ

07/07/2017 21:17
07-07-2017 21:17:37+07:00

Tuyến đường sắt cao tốc 3,6 tỷ USD nối Tp.HCM với Cần Thơ

Nhận định tuyến đường sắt nối Tp.HCM với Cần Thơ đi qua các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp là cần thiết cho sự phát triển của địa phương và cả khu vực, Tp.HCM đang khẩn trương làm việc với các địa phương liên quan, đại dự án 3,6 tỷ USD này sẽ thành hiện thực.

Chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thành Phong vừa giao Sở Giao thông Vận tải thành phố phối hợp với các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ cùng các đơn vị liên quan để thống nhất quy hoạch tuyến đường sắt Tp.HCM - Cần Thơ, trình Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt.

Sau gần 10 năm nghiên cứu

Văn phòng UBND Tp.HCM vừa thông báo kết luận của Chủ tịch Nguyễn Thành Phong khi chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo UBND các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ về tuyến đường sắt nói trên.

Tại buổi làm việc, Viện Khoa học công nghệ Phương Nam và Tập đoàn tài chính Canada MorFund – hai đối tác của dự án - đã báo cáo đề xuất về tuyến đường sắt Tp.HCM – Cần Thơ. Lãnh đạo các tỉnh, thành hoàn toàn đồng thuận về sự cần thiết đầu tư tuyến đường sắt này cho sự phát triển kinh tế các địa phương.

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đồng thời giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố chủ trì, thống nhất phương thức hợp tác đầu tư cho tuyến đường sắt Tp.HCM – Cần Thơ. Đồng thời đẩy nhanh công tác chuẩn bị hồ sơ, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo dự tính, thời gian từ Tp.HCM - Cần Thơ sẽ chỉ mất 45 phút, tốc độ dưới 200 km/giờ cho tàu hàng và trên 200 km/giờ cho tàu khách.

Trước đó vào tháng 11/2013, sau 6 năm nghiên cứu, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giao thông Vận Tải, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và đại diện các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam cùng Tập đoàn EDES của Hoa Kỳ đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác đầu tư hệ thống đường sắt này.

Theo Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam, đầu tư hệ thống đường sắt Tp.HCM – Cần Thơ là phù hợp với quy hoạch đến năm 2020.

 Hơn nữa, kinh nghiệm của các nước như Hoa Kỳ, Canada cho thấy, đường sắt phù hợp với đô thị hạt nhân, đô thị vệ tinh. Mặt khác, việc xây dựng đường sắt nối Tp.HCM đi Cần Thơ sẽ tác động đến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai.

134 km đầu tư 3,6 tỷ USD

Theo dự án Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải Việt Nam (VITRANSS 2), do đơn vị tư vấn quốc tế là Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện, đến năm 2030 khối lượng vận tải hành khách trên hành lang Tp.HCM - Cần Thơ sẽ tăng gấp 4,5 lần so với năm 2008; khối lượng vận tải hàng hóa cũng sẽ tăng gấp ba lần.

Dự án của JICA cho rằng, lời giải cho bài toán về hạn chế năng lực cho tuyến hành lang này là cân bằng các phương thức vận tải, bởi không thể mở rộng đường bộ mãi được.

Mặt khác, để giảm tải cho đường bộ, nhất là trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa cần tốc độ cao (hàng hóa tươi sống từ vùng lúa gạo chiến lược Đồng bằng sông Cửu Long) cần có sự tham gia của phương thức vận tải đường sắt trên hành lang này.

Toàn tuyến đường sắt Tp.HCM – Cần Thơ dài 134 km với 10 ga, khổ ray 1.435 mm, tốc độ dưới 200 km/giờ cho tàu hàng và trên 200 km/giờ cho tàu khách. Tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD, được xây dựng theo hình thức BOT.

Tuyến đường sắt này đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành được bắt đầu từ ga Tân Kiên (Bình Chánh, Tp.HCM), đi song song với tuyến Vành đai 2. Đến nút giao Chợ Đệm, cặp theo đường cao tốc Tp.HCM - Trung Lương về Bến Lức (tỉnh Long An), Trung Lương, Cai Lậy, Mỹ Thuận (tỉnh Tiền Giang). Sau đó vượt sông Tiền ở hạ lưu cầu Mỹ Thuận, qua ngoại vi Tp. Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long). Tiếp tục đi theo đường cao tốc đến phà Cần Thơ, tuyến đường sắt vượt sông Hậu ở hạ lưu cầu Cần Thơ để nối vào Tp.Cần Thơ tại cảng Cái Răng.

Ngược dòng lịch sử, từ cuối thế kỷ XIX, vùng đất này từng có tuyến đường sắt đầu tiên của cả nước và Đông Dương. Tháng 7/1885, chuyến tàu lửa máy hơi nước đầu tiên Sài Gòn – Mỹ Tho chính thức lăn bánh sau 4 năm xây dựng (1881), đánh dấu sự ra đời của ngành đường sắt Việt Nam và Đông Dương.

Tuyến đường sắt này có tất cả 15 ga, chiều dài hơn 70 km, bắt đầu từ ga Sài Gòn cũ (công viên 23-9) và điểm cuối là công viên bờ sông Mỹ Tho, cạnh tượng đài Thủ Khoa Huân ngày nay. Sau 73 năm tồn tại, đến năm 1958, tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho chính thức bị ngừng hoạt động vì không theo kịp tốc độ phát triển của các phương tiện giao thông như xe ô tô, xe khách...

http://vneconomy.vn/thoi-su/tuyen-duong-sat-cao-toc-36-ty-usd-noi-tphcm-voi-can-tho-2017070710322997.htm





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Huyện Cần Giờ đã có kế hoạch sử dụng đất năm 2024

Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện Cần Giờ đã được UBND TP HCM phê duyệt. Huyện có gần 200 ha đất đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất.

5 gói thầu lớn dự án sân bay Long Thành sắp được đấu thầu

Theo chủ đầu tư dự án thành phần 3 sân bay Long Thành, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP (UPCoM: ACV), sẽ có thêm 5 gói thầu thuộc dự án được đấu thầu...

Bắc Giang sắp xây dựng thêm khu công nghiệp rộng 170ha

Khu công nghiệp Thái Đào - Tân An ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường.

Phương án sáp nhập thị xã Cửa Lò vào thành phố Vinh, sắp xếp 94 xã ở Nghệ An

Tỉnh Nghệ An dự kiến sẽ sáp nhập 3 đơn vị hành chính cấp huyện để mở rộng thành phố Vinh và sắp xếp 94 đơn vị hành chính cấp xã còn 45 đơn vị.

Dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan gặp nhiều khó khăn trong giải phóng mặt bằng

Dự án xây dựng đường cao tốc đoạn Hòa Liên-Túy Loan, thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông TP. Đà Nẵng có chiều dài 11,5 km, được khởi công từ tháng 9/2023. Tuy...

Ai trúng thầu dự án cao tốc hơn 11 ngàn tỷ đồng tại Lạng Sơn?

Liên danh CTCP Xây dựng Đèo Cả, CTCP Tập đoàn Đèo Cả, CTCP Xây dựng công trình 568 và CTCP Lizen (HOSE: LCG) là nhà đầu tư trúng thầu dự án tuyến cao tốc cửa khẩu...

Đề xuất lấy đất quy hoạch công viên tại Khu đô thị Thủ Thiêm làm sân tập golf

Khu đất đề xuất xây dựng sân tập golf tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm được quy hoạch là đất công viên cây xanh, hiện trạng đã giải phóng mặt bằng, đang để trống.

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu phương án tối ưu đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 152/TB-VPCP ngày 9/4/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Trưởng ban Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần...

Phấn đấu khởi công cao tốc TP.HCM - Mộc Bài trong năm nay

Theo Sở GTVT TP.HCM, với dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài TP.HCM đặt mục tiêu khởi công trong năm nay hoặc muộn nhất là 30-4-2025.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025

Ngày 01/04/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg về hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98