Vì sao 730 doanh nghiệp sau CPH không chịu niêm yết?

15/07/2017 08:40
15-07-2017 08:40:00+07:00

Vì sao 730 doanh nghiệp sau CPH không chịu niêm yết?

Không phải 578 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà là 730 DNNN sau cổ phần hóa (CPH) không chịu đăng ký giao dịch, niêm yết trên sàn chứng khoán theo quy định hiện hành. Và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu phải làm rõ chuyện này.

* Yêu cầu công khai 730 doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết

Vẫn còn nhiều DNNN sau CPH chưa thực hiện niêm yết quy định. Ảnh:TL

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ hôm 14/7 đã có văn bản yêu cầu Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ phải công khai danh sách 730 doanh nghiệp CPH chưa đăng ký trên UPCOM và yêu cầu các bộ, cơ quan có liên quan cũng như Hội đồng thành viên các tập đoàn, tổng công ty phải khẩn trương thực hiện việc này.

Cụ thể hơn là bản danh sách các doanh nghiệp đã CPH  song chưa niêm yết đến cuối tháng 6 phải được báo cáo lên Thủ tướng và công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Trước đó, hôm 11-7-2017, tại cuộc họp sơ kết sáu tháng đầu năm của Ban chỉ đạo CPH, thông tin từ Chính phủ cho biết hiện có 578 DNNN sau CPH chưa đăng ký niêm yết giao dịch trên sàn chứng khoán.

Quyết định 51/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp CPH (vốn điều lệ từ 10 tỉ đồng trở lên, có ít nhất 100 cổ đông) phải hoàn tất thủ tục đăng ký công ty đại chúng, đăng ký cổ phiếu để lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom theo quy định của Luật Chứng khoán.

Trường hợp doanh nghiệp CPH đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán, sau khi thực hiện các thủ tục để đưa cổ phiếu vào giao dịch trên thị trường chứng khoán theo quy định, trong thời hạn tối đa một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp CPH phải bổ sung hồ sơ để hoàn tất thủ tục niêm yết tại các sở giao dịch chứng khoán.

Trường hợp doanh nghiệp đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần trước khi quyết định 51 có hiệu lực thi hành thì đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo người đại diện phối hợp, đôn đốc doanh nghiệp hoàn tất việc thực hiện đăng ký giao dịch và niêm yết theo quy định trong thời hạn tối đa một năm.

Chỉ thị số 04 của Thủ tướng hồi tháng 2 năm nay về việc đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới DNNN 2016-2020 một lần nữa nhắc lại quy định bắt buộc DNNN CPH phải đăng ký giao dịch, niêm yết trên sàn chứng khoán khi đủ điều kiện trong vòng 1 năm kể từ ngày IPO.

Vậy tại sao có tới hàng trăm doanh nghiệp sau CPH không thực hiện quy định niêm yết nói trên?

Chuyện DNNN sau CPH mà vẫn còn vốn Nhà nước chi phối hoặc vốn nhà nước từ 36% trở lên (tỷ lệ vốn nhà nước đủ để phủ quyết các quyết định của HĐQT tại các cuộc họp nếu không đồng thuận) chưa đăng ký trên Upcom, đồng nghĩa với vi phạm quy định về niệm yết, là khó có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, nhiều DNNN sau CPH có tỷ lệ vốn nhà nước còn lại rất thấp hoặc không còn thì quyền quyết định có đăng ký niêm yết hay không phụ thuộc vào đại hội đồng cổ đông, chứ không còn ở Chính phủ. Vì vậy, vấn đề là Bộ Tài chính phải thống kê có bao nhiêu DNNN sau CPH còn vốn nhà nước từ 36% trở lên không chịu đăng ký niêm yết thì thông qua người đại diện vốn chủ sở hữu tại đây bắt buộc niêm yết theo quy định. Với các DNNN mà vốn nhà nước khồng còn hoặc còn lại quá thấp thì việc bắt buộc niêm yết là không thể.

http://www.thesaigontimes.vn/162569/Vi-sao-730-doanh-nghiep-sau-CPH-khong-chiu-niem-yet.html





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ELC muốn tạo "mưa" cổ phiếu, nâng vốn điều lệ vượt ngàn tỷ

CTCP Công Nghệ - Viễn Thông Elcom (HOSE: ELC) sắp phát hành 1 triệu cp ESOP, thời gian nhận tiền mua từ 15-24/04/2024. Chưa dừng lại ở đó, ELC còn có kế hoạch tạo...

Liên tục thua lỗ, một công ty thép cùng lúc rơi vào diện cảnh báo và kiểm soát

Ngày 04/04, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo đưa cổ phiếu của CTCP Đại Thiên Lộc (HOSE: DTL) vào diện cảnh báo và kiểm soát từ ngày 11/04, sau khoảng...

Cổ phiếu Nước giải khát Chương Dương giảm kịch sàn trước tin bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) sẽ hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu SCD của CTCP Nước giải khát Chương Dương do lỗ ba năm liên tục và vốn điều lệ âm...

Cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết

Cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc do vi phạm quy định về việc nộp báo cáo tài chính kiểm toán.  

Lỗ vượt vốn điều lệ, một cổ phiếu ngành nhựa có nguy cơ bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây thông báo về khả năng hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của CTCP Nhựa Đà Nẵng (HNX: DPC), sau 2 năm Công ty...

SPC vào diện cảnh báo, nối dài chuỗi ngày bị cắt margin

Ngày 20/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (HNX: SPC) vào diện cảnh báo, đồng thời bổ sung lý do...

Từ 20/03, gần 15.7 triệu cp TKC giao dịch trở lại trên UPCoM, định giá chưa đến 19 tỷ đồng

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo gần 15.7 triệu cp của CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ (TKC) sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM...

Hơn 304 triệu cổ phiếu HPX thoát diện đình chỉ giao dịch

Ngày 14/03, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) ra khỏi diện đình chỉ giao dịch. Theo đó, hơn 304 triệu cp...

SD2 nối dài chuỗi ngày bị cảnh báo sau nhiều năm vướng ý kiến kiểm toán ngoại trừ

Ngày 13/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo duy trì diện cảnh báo với cổ phiếu của CTCP Sông Đà 2 (UPCoM: SD2) do có trên 3 năm vướng ý kiến kiểm...

Kiểm toán chấp thuận toàn phần và lợi nhuận dương trở lại, KDM thoát diện kiểm soát

Ngày 05/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu KDM của CTCP Tập đoàn GCL ra khỏi diện bị kiểm soát, hiệu lực từ ngày 07/03.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98