FCM tăng dốc đứng do đâu?

10/08/2017 09:38
10-08-2017 09:38:58+07:00

FCM tăng dốc đứng do đâu?

Đột ngột kịch trần 5 phiên liên tiếp ngay sau thông tin lãi lớn quý 2 được công bố, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo đó, chỉ sau 11 phiên giao dịch, giá cổ phiếu CTCP Khoáng sản Fecon (HOSE: FCM) đã đạt mức tăng 62%.

Không những vậy, khối lượng giao dịch cũng tăng chóng mặt từ vài trăm ngàn cổ lên hàng triệu cổ phiếu mỗi phiên, riêng hôm 04/07 đạt gần 4 triệu đơn vị khớp lệnh, tương đương giá trị đạt 32 tỷ đồng.

Giao dịch cổ phiếu FCM thời gian gần đây

Nhắc về lịch sử giao dịch của cổ phiếu FCM, chào sàn vào tháng 5/2013 với mức giá 13,300 đồng/cp, 5 tháng sau đó nhanh chóng giảm hơn một nửa về mức 6,000 đồng/cp (08/10/2013). Bẵng đi một năm cổ phiếu FCM mới chào đón một sóng tăng mới, trước thông tin tăng vốn từ 268 tỷ lên 410 tỷ đồng (cuối tháng 6/2014). Tuy nhiên, cũng kể từ đó thị giá cổ phiếu FCM liên khúc sụt giảm, lượng giao dịch cũng lèo tèo.

Giao dịch cổ phiếu FCM từ lúc niêm yết đến nay

Đến phiên 21/07, ngay sau khi thông tin lãi lớn trong quý 2/2017 giúp Công ty thực hiện đến 82% chỉ tiêu lãi ròng sau nửa đầu năm, giá cổ phiếu trên thị trường lập tức kịch trần và duy trì 5 phiên liền sau đó.

Rồi sau 2 phiên “lấy sức”, giá cổ phiếu FCM lại tiếp tục tím 3 phiên với lượng giao dịch tăng mạnh lên hàng triệu cổ mà không cần thông tin hỗ trợ gì thêm.

6 tháng đầu năm 2017 đạt 82% kế hoạch lãi ròng có phải là nguyên nhân đẩy giá?

Kết thúc quý 2/2017, Công ty ghi nhận hơn 18 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hơn, tăng 84% so với cùng kỳ năm trước. Công ty cho biết, trong kỳ do doanh thu hoạt động tăng đến 38 tỷ đồng, tỷ trọng giữa giá vốn và doanh thu giảm đáng kể từ mức 85.4% (quý 2/2016) xuống 77.2% đã khiến FCM tăng lãi ròng mạnh. Theo đó, lũy kế 6 tháng đầu năm, Công ty đạt 23 tỷ lãi ròng, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2016. Tính đến ngày 30/06/2017, FCM đã thực hiện đến 82% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.

Tiến sát đích kế hoạch kinh doanh là vậy, nhưng cũng phải nói lại một phần do kế hoạch kinh doanh 2017 của FCM sụt giảm đáng kể so với thực hiện 2016. Trả lời về vấn đề này, tại ĐHĐCĐ vừa qua Công ty cho biết do trong năm 2016 ghi nhận thành quả đột biến nhờ khoản thu thương mại 130 tỷ đồng từ Nhiệt điện Long Phú, 7 tỷ đồng từ việc bán tài sản của Fecon Hải Đăng cộng với phần lợi nhuận có phát sinh bất lợi thế thương mại 12.8 tỷ từ việc mua mỏ Hải Đăng. Còn chỉ tiêu 2017, Công ty đã cân đối dựa trên giá trị thị trường, các hợp đồng có thể tham gia và các dự án có thể thực hiện được.

Được biết, dự kiến 2017 Công ty sẽ mở rộng Dự án nhà máy sản xuất cọc bê tông li tâm dự ứng lực cường độ cao về phía Đông của dây chuyền sản xuất số 2 thêm khoảng 4.5 ha, vốn đầu tư dự kiến 10 tỷ (bao gồm đền bù và san lấp mặt bằng). Cùng với đó, FCM cũng đầu tư 15 tỷ đồng để nghiên cứu sản xuất các loại bê tông đúc sẵn phục vụ cho các dự án biến đổi khí hậu, cống thoát nước, kè sông,… và chi 20 tỷ đồng cho công tác nâng cấp máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

Về hợp đồng, là công ty con với 36% vốn trong tay CTCP Fecon, FCM là một trong những mắc xích của dây chuyền sản xuất khép kín với 90% đầu ra tại FCM được tiêu thụ tại Fecon, 10% còn lại tại thị trường bên ngoài. Năm 2017, FCM dự kiến thực hiện 5 hợp đồng cung cấp đầu vào cho họ Fecon, cụ thể:

Nhiều năm liền lợi nhuận đi lùi, không đạt kế hoạch đề ra (2013-2015), duy chỉ năm 2016 khả quan hơn nhờ ghi nhận lãi từ hoạt động khác. Song, năm 2017 lại đặt kế hoạch thận trọng, liệu rằng bức tranh kinh doanh có đủ sức để đẩy giá cổ phiếu lên. Chưa kể đến, mặc dù ghi nhận lãi lớn, nhưng biên lãi ròng vẫn ở mức khá thấp, con số theo kế hoạch 2017 chỉ đạt 5%, giảm hơn 1% so với năm 2016. Thị trường cọc ngày càng cạnh tranh về giá, cung vượt cầu là lý do FCM để giải thích cho câu chuyện biên lợi nhuận thấp. Như vậy, hiệu suất kinh doanh cải thiện tại FCM không thể là chuyện một sớm một chiều, liệu rằng giá cổ phiếu tăng trần có là “quá trớn”, và sẽ kéo dài bao lâu?

Kết quả kinh doanh FCM giai đoạn 2011-2016 và kế hoạch 2017
Đvt: Tỷ đồng

CTCP Khoáng sản Fecon có tiền thân là Công ty TNHH cọc bê tông dự ứng lực Fecon (công ty con của CTCP Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm Fecon, được thành lập vào ngày 03/09/2007 với vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng. Đến tháng 05/2010, FCM được chuyển thành CTCP Bê tông dự ứng lực PVC - Fecon với sự tham gia góp vốn thêm của hai cổ đông lớn là Tổng CTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVX) và CTCP thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (PVC – ME), vốn điều lệ khi vừa chuyển đổi đạt 150 tỷ đồng, trong đó CTCP Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm Fecon nắm giữ 36.38% vốn và PVX nắm giữ 13.99% vốn Công ty.

Nhớ lại những năm 2013-2014, FCM trên thị trường là một ngôi sao sáng với nhiều hợp đồng lớn, trong đó có hợp tác thi công tại hai dự án trọng điểm như Nhiệt điện Thái Bình 2 và Formosa Hà Tĩnh,... Hơn nữa, thời gian này được hưởng lợi nhờ chi phí lãi vay giảm khiến kết quả kinh doanh của FCM khá tốt, liên tục tăng vốn, Công ty sau đó chính thức lên sàn trong thời điểm “thiên thời địa lợi nhân hòa”. Song, cũng kể từ lúc đó, FCM liên tục tụt dốc, để lại nhiều nỗi thất vọng cho nhà đầu tư, lần lượt những cổ đông tên tuổi dần rút lui, đến nửa đầu năm 2014, PVX chính thức thoái sạch vốn tại FCM. Ngoài ra, Công ty Chứng khoán IB (VIX) cũng đã có thời kỳ để ý đến FCM với số lượng nắm giữ có thời điểm lên đến 7.46% vốn, tuy nhiên sau đó cũng đã nhanh chóng rút lui.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vi phạm liên quan đến trái phiếu, chủ quản chuỗi The Coffee House bị xử phạt

Ngày 23/04/2024, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Seedcom (Địa chỉ trụ sở chính: L17-11...

Theo dấu dòng tiền cá mập 25/04: Tự doanh cùng khối ngoại bán ròng gần 940 tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 25/04, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại lần lượt bán ròng gần 539 tỷ đồng và gần 397 tỷ đồng.

Vietstock LIVE: Đọc vị kết quả kinh doanh Q1/2024 và triển vọng kinh tế Việt Nam

Thị trường sẽ diễn biến ra sao trong bối cảnh kinh tế đầy biến động và đâu là chiến lược thích hợp cho nhà đầu tư trong thời gian tới?

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 25/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

25/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay. 

Theo dấu dòng tiền cá mập 24/04: Tự doanh và khối ngoại giao dịch ngược chiều

Phiên giao dịch ngày 24/04, trong khi tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 996 tỷ đồng, thì khối ngoại lại xả gần 149 tỷ đồng. 

UBCKNN làm việc với World Bank và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường

Chiều ngày 22/04/2024, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi làm việc trực tuyến với Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Hiệp hội thị trường tài chính và...

UBCKNN xử phạt loạt doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Thuận Đức (HOSE: TDP), CTCP Anh ngữ APAX và CTCP Thủy sản Việt Úc (VUG) do vi...

An Gia (AGG) dự kiến hết nợ trái phiếu, kế hoạch lợi nhuận tăng 43% trong năm nay

Với thành quả đạt được từ năm trước và kế hoạch triển khai các dự án cụ thể, An Gia đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2024 tăng 43%. Công ty lên kế hoạch phát hành cổ...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 24/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98