Kết luận cuối cùng về chống bán phá giá thép mạ kẽm nhập khẩu

19/08/2017 15:33
19-08-2017 15:33:20+07:00

Kết luận cuối cùng về chống bán phá giá thép mạ kẽm nhập khẩu

Úc đã đưa ra kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm thép mạ kẽm nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ và Malaysia.

Trước đó, tại thông báo chấm dứt một phần vụ việc chống bán phá giá đối với Việt Nam được ADC công bố vào ngày 17/07 (Thông báo số 2017/98), hai nhà sản xuất xuất khẩu hợp tác của Việt Nam đã được loại khỏi cuộc điều tra do có biên độ phá giá thấp hơn mức tối thiểu.

Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết Ủy ban Chống bán phá giá Australia (Anti-dumping Commission - ADC) (thuộc Bộ Công nghiệp, Đổi mới và Khoa học), cơ quan điều tra đã công bố Báo cáo cuối cùng (REP 370) và người có thẩm quyền (Parliamentary Secretary của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Đổi mới và Khoa học) đã ra quyết định cuối cùng (Thông báo số 2017/99) đồng ý với khuyến nghị của Ủy viên của ADC về cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm thép mạ kẽm nhập khẩu từ Ấn Độ, Malaysia và Việt Nam.

Riêng cuộc điều tra chống trợ cấp chỉ áp dụng đối với Ấn Độ do trước đó, vào ngày 17/07, ADC đã ra thông báo (Thông báo số 2017/98) chấm dứt điều tra chống trợ cấp và không áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với sản phẩm này nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, hàng hóa bị điều tra là mặt hàng thép mạ kẽm (zinc coated/galvanized steel) mã HS: 7210.49.00, 7212.30.00, 7225.92.00 và 7226.99.00.

Ngày khởi xướng bắt đầu từ 16/08/2016 và giai đoạn điều tra phá giá, trợ cấp kể từ ngày 01/07/2015​-30/06/2016; trong đó, nước bị điều tra bao gồm Việt Nam, Malaysia và Ấn Độ.

Đến ngày 31/05/2017, ADC đã ra quyết định sơ bộ và công bố bản dữ liệu trọng yếu (SEF) vụ việc.

Theo đó, về chống bán phá giá, ADC đã sử dụng phương pháp so sánh giá trị bình quân gia quyền của giá xuất khẩu với giá trị bình quân gia quyền của giá trị thông thường tương ứng trong giai đoạn điều tra để so sánh giá xuất khẩu và giá trị thông thường từ đó chứng minh hành vi bán phá giá và xác định biên độ phá giá.

ADC kết luận rằng giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của hàng hóa liên quan và do đó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đáng kể đối với ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự của Australia (giảm lợi nhuận, hiệu suất lợi nhuận, cắt giảm việc làm, có sự kìm giá, ép giá).

Đồng thời ADC kết luận rằng thiệt hại đối với ngành công nghiệp thép mạ kẽm Australia bị gây ra bởi hàng hóa nhập khẩu bán phá giá/được trợ cấp. Biên độ phá giá đối với Việt Nam cho một nhà sản xuất xuất khẩu hợp tác là 8.4%; biên đá phá gía cho các công ty không hợp tác và các nhà xuất khẩu khác là 14.2%.

Trước đó, tại thông báo chấm dứt một phần vụ việc chống bán phá giá đối với Việt Nam được ADC công bố vào ngày 17/07 (Thông báo số 2017/98), hai nhà sản xuất xuất khẩu hợp tác của Việt Nam đã được loại khỏi cuộc điều tra do có biên độ phá giá thấp hơn mức tối thiểu.

Đối với Malaysia, biên độ phá giá cho các nhà sản xuất xuất khẩu hợp tác là từ 14.5-16.5%. Biên độ phá giá cho các công ty không hợp tác và các nhà xuất khẩu khác là 16.5%.

Đối với Ấn Độ, biên độ phá giá cho các nhà sản xuất xuất khẩu hợp tác là từ 7.6-9%. Biên độ phá giá cho các công ty không hợp tác và các nhà xuất khẩu khác là 12%.

Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng cho biết thêm, riêng với thuế chống trợ cấp chỉ áp dụng đối với các nhà sản xuất xuất khẩu Ấn Độ. Biên độ trợ cấp đối với các nhà sản xuất hợp tác là từ 3.6-5%. Ngoài ra, biên độ trợ cấp đối với các nhà sản xuất xuất khẩu không hợp tác và các nhà sản xuất xuất khẩu còn lại là 5.9%./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xuất khẩu thép của Trung Quốc trong quý 1 tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2023

Trung Quốc đã xuất khẩu gần 26 triệu tấn thép trong quý 1/2024 - tăng 28% so với cùng kỳ năm trước đó - do cuộc khủng hoảng bất động sản làm giảm nhu cầu trong nước.

Yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Trung Quốc yêu cầu Mỹ dừng tăng thuế với các sản phẩm thép và nhôm của nước này

Sau khi Tổng thống Joe Biden kêu gọi tăng thuế mạnh đối với các sản phẩm kim loại của Trung Quốc, Bộ Thương mại Trung Quốc đã lên tiếng phản đối, kêu gọi Mỹ ngay...

Tổng thống Mỹ Biden kêu gọi tăng gấp 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc

Nhà Trắng khẳng định việc tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm Trung Quốc là điều cần thiết cho an ninh quốc gia bởi lĩnh vực sản xuất thép là "xương sống" của...

Trung Quốc: Xuất khẩu thép quý 1 đạt gần 26 triệu tấn, tăng hơn 30% so với cùng kỳ

Trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản vẫn còn tiếp diễn và nhu cầu nội địa không hồi phục mạnh như dự báo, xuất khẩu các sản phẩm thép của Trung Quốc đạt mức cao...

Nhu cầu thép toàn cầu dự kiến tăng trở lại và ổn định trong năm 2024

Hiệp hội Thép Thế giới cho biết nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 1,7% lên 1,793 tỷ tấn trong năm 2024, và tăng 1,2% lên 1,815 tỷ tấn trong năm 2025.

Yêu cầu bổ sung thông tin hồ sơ chống bán phá giá với sản phẩm thép cán nóng

Sau khi doanh nghiệp bổ sung thông tin theo yêu cầu, Cục Phòng vệ Thương mại xem xét hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm thép cán...

Giá thép xây dựng giảm lần thứ 3 từ đầu năm

Các doanh nghiệp thép xây dựng lại tiếp “bài ca” giảm giá, với đợt điều chỉnh khoảng 100,000 đồng/tấn.

Cạnh tranh với Trung Quốc, Hòa Phát hạ giá bán thép HRC xuống 550 USD/tấn

Mới đây, hãng thép Hòa Phát (HOSE: HPG) đã hạ mạnh giá bán thép cuộn cán nóng (HRC) trong bối cảnh nhu cầu yếu và áp lực phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc.

Giá quặng sắt xuống đáy 10 tháng vì bất động sản Trung Quốc khủng hoảng

Giá quặng sắt rơi xuống mức thấp nhất trong 10 tháng khi hoạt động xây dựng của Trung Quốc vẫn rất ảm đạm, trong khi nguồn cung quặng sắt lại tăng vọt.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98