Xuất khẩu gạo: Nhiều rào cản khiến doanh nghiệp hoang mang

04/08/2017 11:11
04-08-2017 11:11:52+07:00

Xuất khẩu gạo: Nhiều rào cản khiến doanh nghiệp hoang mang

Mặc dù ủng hộ Bộ Công Thương sửa đổi Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo theo hướng loại bỏ những rào cản không cần thiết, song nhiều ý kiến vẫn cho rằng, việc áp dụng các biện pháp quản lý nhà nước đối với lúa gạo thì nên hướng vào hai mục đích: một là để đảm bảo an ninh lương thực; hai là để liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các vấn đề khác để thị trường tự quyết định sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tại cuộc làm việc với đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gần đây, ông Nguyễn Duy An, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Du lịch, thương mại Kiên Giang cho rằng, vẫn còn những bất cập trong các chính sách, cơ chế của các bộ, ngành khiến doanh nghiệp loay hoay.

Theo ông An, thủ tục hành chính rườm rà, nhiều đầu mối trong cấp phép khiến doanh nghiệp hoang mang. Hiện nay, quản lý cấp phép xuất khẩu lúa thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp; gạo, bột thì Bộ Công Thương cấp. Chế biến Bộ Công Thương quản lý, nhưng sơ chế thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý... nên rất khó cho doanh nghiệp xin thủ tục xuất khẩu.

Hay những rào cản từ chính cán bộ thực thi. Hiện nay đối với một số cán bộ làm việc trực tiếp với cơ sở cũng chưa đáp ứng được nhu cầu. Ông An dẫn chứng, công ty ông xuất một lô hàng gạo sang Nam Mỹ. Nước này họ yêu cầu giấy phép lưu hành rủi ro, nước khác trong khu vực Nam Mỹ lại yêu cầu xác nhận biến đổi gien. Trong khi hàng đã tới cảng rồi, nhưng doanh nghiệp phải mất 4 tháng mới có giấy phép từ cơ quan chức năng Việt Nam cấp. Đối tác không đợi được, cuối cùng doanh nghiệp phải giảm giá hàng bán, gây thiệt hại tài chính khá lớn cho doanh nghiệp.

Vấn đề thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cũng là một vướng mắc. Qua phản ánh từ các doanh nghiệp, để được cấp giấy phép xuất khẩu gạo, doanh nghiệp phải làm 3 thủ tục hành chính: từ Sở Công Thương để xác nhận kho chứa đến Sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm rồi Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Thủ tục hành chính như vậy là quá phức tạp và có nhiều giấy phép con.

Bà Nguyễn Phương Dung, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên thương mại Thành Phương chia sẻ, doanh nghiệp hiện đang đầu tư trồng lúa sạch để xuất khẩu với quy mô 150.000 tấn/năm. Tuy nhiên, để xin được giấy phép xuất khẩu gạo, doanh nghiệp phải trả chi phí 1 USD/tấn. Đó là chưa kể các chi phí không chính thức khác.

Ủng hộ việc sửa đổi các quy định bất cập tại Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo để loại bỏ các rào cản không cần thiết, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI cho rằng, việc giảm các rào cản kinh doanh này sẽ mang lại nhiều lợi ích, không chỉ về mặt kinh tế mà cả các vấn đề an sinh xã hội.

Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP mà Bộ Công Thương đang soạn thảo và xây dựng có nội dung quy định, thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng một trong các điều kiện sau: phải có kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo và cơ sở xay xát thóc, gạo phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành...

“Sẽ là bất hợp lý khi yêu cầu thương nhân xuất khẩu gạo phải có kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo và cơ sở xay xát thóc, gạo phù hợp với quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn... Vấn đề này cần được xem xét lại. Cụ thể như, chỉ nên quy định doanh nghiệp có quyền sử dụng kho chứa chuyên dùng và quyền này được thể hiện qua hình thức sở hữu hoặc hợp đồng thuê, mượn kho...”, ông Tuấn nói.

Hay như nội dung về điều kiện vùng nguyên liệu hoặc liên kết sản xuất, các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu hoặc liên kết sản xuất cũng còn nhiều bất hợp lý.

Theo ông Tuấn, vấn đề liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa, gạo được coi là khâu then chốt giúp làm tăng sản lượng, chất lượng nông sản Việt Nam. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp và người nông dân cũng đã tự ký các thỏa thuận liên kết để nâng cao giá trị nông sản mà không cần đến bất kỳ sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.

Tuy nhiên, mỗi khi có biến động giá hoặc sản lượng, cả phía doanh nghiệp và nông dân đều dễ dàng vi phạm các hợp đồng đã ký kết. Các cơ chế bảo đảm thực thi hợp đồng (đặc biệt từ tòa án) hiện chưa rõ ràng để trừng phạt vi phạm hợp đồng, giúp duy trì các liên kết như vậy một cách lâu dài.

Do đó, về dài hạn, biện pháp tốt nhất để tăng cường liên kết sản xuất – tiêu thụ là cải thiện các thiết chế tư pháp bảo đảm thực thi hợp đồng, còn các biện pháp hành chính chỉ nên mang tính ngắn hạn.

Hoặc như “Quy định về thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cũng cần điều chỉnh vì hiện giấy tờ này quy định có giá trị trong 5 năm. Điều này vô hình chung làm tăng gánh nặng thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Trong khi đó, việc bảo đảm thực thi các quy định pháp luật về xuất khẩu gạo đã được thực hiện dựa trên cơ chế báo cáo và cơ chế thanh tra, kiểm tra. Do đó, quy định về thời hạn của giấy chứng nhận cần được hủy bỏ là hợp lý”, ông Tuấn đề xuất.

http://vneconomy.vn/thoi-su/xuat-khau-gao-nhieu-rao-can-khien-doanh-nghiep-hoang-mang-20170804091047172.htm





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Lý do sầu riêng Việt lên ngôi số 1 tại Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm

Riêng trái sầu riêng tươi, hai tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu đạt 172,227 triệu USD; tăng 198,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Singapore hạn chế nhập khẩu trai nghi nhiễm độc của Malaysia

Phó Cục trưởng DOF Wan Aznan Abdullah đã thông báo xuất hiện loại tảo độc hại khiến trai ở vùng nước Port Dickson bị ô nhiễm, dẫn đến một số trường hợp bị ngộ độc...

Vì sao trứng gà, trứng vịt giá rẻ bán tràn lan? 

Trứng gà, vịt giá rẻ đang được bán tràn lan trên xe đẩy, bán xô… nhưng nguồn gốc, chất lượng sản phẩm không được kiểm soát.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98