Chính phủ nêu ưu điểm ba bộ cùng quản nợ công

14/09/2017 06:58
14-09-2017 06:58:30+07:00

Chính phủ nêu ưu điểm ba bộ cùng quản nợ công

Chính phủ đưa ra nhiều ưu điểm của việc giữ quy định hiện hành về nhiệm vụ của ba cơ quan gồm Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với nợ công.

Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải

Sau nhiều lần bị "phê" vì trình sửa Luật Quản lý nợ công nhưng lại giữ nguyên ba đầu mối quản lý như hiện hành, Chính phủ đã có báo cáo giải trình trước khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về đầu mối quản nợ công trong phiên họp chiều 12/9.

Trước đó, ở phiên họp tháng 8/2017 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Chính phủ chưa bám sát tinh thần nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng phải thống nhất một đầu mối quản lý nợ công. Lý giải việc giữ như nguyên như hiện hành nhằm bảo đảm ổn định bộ máy, không gây xáo trộn về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan là không thuyết phục.

Báo cáo giải trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng ký khẳng định quán triệt chủ trương tại nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã bám sát và thể chế hoá đầy đủ quan điểm, mục tiêu, định hướng của Đảng, Nhà nước về quản lý nợ công.

Riêng về phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan trong việc quản lý ODA và vay ưu đãi nước ngoài, Chính phủ thấy rằng: "việc giữ nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của các bộ như hiện nay sẽ không làm xáo trộn chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và các nội dung này đã được quy định trong Luật Đầu tư công, Luật Ngân hàng nhà nước hiện hành".

Trường hợp giao cho một cơ quan thống nhất thực hiện huy động, đàm phán, ký kết các hiệp định vay ODA và ưu đãi nước ngoài sẽ khắc phục được tình trạng cắt khúc, phân tán trong công tác quản lý. Song sẽ làm thay đổi các cơ chế hiện hành cũng như phải điều chỉnh lại các văn bản pháp luật có liên quan" - Chính phủ lập luận.

Báo cáo giải trình cũng liệt kê các ưu điểm của việc giữ quy định hiện hành về nhiệm vụ của ba cơ quan gồm Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với nợ công.

Ưu điểm đầu tiên là không đòi hỏi về thay đổi cơ chế hiện hành cũng như phải điều chỉnh lại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Đầu tư công cũng như các nghị định của của Chính phủ quy định nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ba cơ quan.

Thứ hai, cơ chế quản lý ODA và vay ưu đãi nước ngoài cũng đã áp dụng hiệu quả trong nhiều năm qua, nên không cần thiết thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong vận động, đàm phán, ký kết và quản  lý đối với nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Tiếp tục kế thừa cơ chế phân công, phối hợp của các cơ quan trong công tác huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay và chỉ đạo thông suốt từ Trung ương tới địa phương trong quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vay ưu đãi của Chính phủ là ưu điểm thứ ba.

Trên cơ sở đó, Chính phủ đã kiến nghị Quốc hội cho phép giữ nguyên phân công nhiệm vụ quản nợ công như quy định hiện hành. Tuy nhiên, qua ý kiến của các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và kết luận tại phiên họp tháng 8/2017 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ xin tiếp thu và giải trình bổ sung.

Đó là, việc tổ chức bộ máy của các cơ quan là vấn đề liên quan đến chủ trương đổi mới hệ thống chính trị, sẽ được xem xét quyết định tại hội nghị Trung ương 6 tới đây.

Mặt khác, theo báo cáo giám sát của Quốc hội đối với việc thực hiện chính sách pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2016, các văn bản pháp luật chỉ nên quy định chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, còn chức năng nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ phân công.

Từ tình hình trên, Chính phủ xin chỉnh lý theo hướng: Chính phủ thống nhất quản lý về nợ công, các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nợ công theo phân công của Chính phủ.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách (cơ quan thẩm tra dự án luật) thì khẳng định quy định trên "chưa được quán triệt đầy đủ theo đúng tinh thần Nghị quyết số 07 của Bộ Chính trị, gắn trách nhiệm quyết định chi ngân sách, vay nợ công với trách nhiệm quản lý ngân sách nhà nước và trả nợ công.

Một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng, Luật Quản lý nợ công là đạo luật chuyên ngành, được xây dựng, ban hành nhằm quy định cụ thể các nội dung liên quan đến quản lý nợ công nên việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan quản lý là vấn đề cốt lõi, trọng tâm của luật.

Tờ trình dự án luật này của Chính phủ cũng đã nêu rõ các mục tiêu cần đạt được khi ban hành luật, trong đó có mục tiêu phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nợ công; các quy định của luật phải đảm bảo cụ thể, chặt chẽ,... Do đó, việc không quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nợ công là chưa nhất quán với mục tiêu đề ra khi ban hành luật.

Soi vào các ưu điểm được Chính phủ đánh giá, trong đó có cơ chế quản lý ODA và vay ưu đãi nước ngoài, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải bày tỏ băn khoăn. Vì, khi muốn trình giữ nguyên ba đầu mối thì Chính phủ nói là đang hiệu quả. Nhưng ở một hội thảo khác có cả các nhà tài trợ nước ngoài thì đại diện Chính phủ đã từng phát biểu với nội dung không thực sự thống nhất như báo cáo. Đó là năng lực hấp thụ ODA thấp và đặc biệt công tác quản lý còn hạn chế, dẫn đến tiến độ giải ngân chậm và quy trình thủ tục phức tạp.

http://vneconomy.vn/thoi-su/chinh-phu-neu-uu-diem-ba-bo-cung-quan-no-cong-2017091306191611.htm





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngân hàng Standard Chartered: GDP quý 1 duy trì mức vừa phải trước lạm phát gia tăng

Ngân hàng Standard Chartered giữ nguyên dự báo tăng trường GDP năm 2024 ở mức 6.7%, trong đó GDP sẽ tăng tốc từ 6.2% trong nửa đầu năm lên 6.9% trong nửa cuối năm.

Vĩnh Long phát triển kinh tế với trọng tâm là các ngành sử dụng đầu vào là sản phẩm nông nghiệp

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông...

Thấy gì sau những chỉ số cải cách, sáng tạo của TP.HCM?

Bộ Khoa học -Công nghệ vừa công bố chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII - Provincial Innovation Index: hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa...

Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước

Sau khi Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch...

Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa 15 đối với ông Võ Văn Thưởng.

Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng...

Chủ tịch Quốc hội: Nội dung cấp bách, chuẩn bị được ngay thì đưa vào kỳ họp thứ 7

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu rà soát kỹ lưỡng các nội dung, phân định nội dung cấp bách, chuẩn bị được ngay thì bổ sung vào chương trình nghị sự của kỳ...

Thủ tướng: Việt Nam cam kết '3 bảo đảm', đẩy mạnh '3 đột phá' và thực hiện '3 tăng cường' với nhà đầu tư

Kêu gọi các doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư nước ngoài đồng hành cùng Việt Nam thực hiện chuyển đổi xanh, phát triển bền vững với tinh thần "ba tiên phong", Thủ tướng...

Bộ trưởng KH&ĐT nhấn mạnh tăng trưởng xanh, bền vững là lựa chọn tất yếu của Việt Nam và thế giới

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF)...

Nền kinh tế nghiện nợ và hệ lụy

Trong nhiều thập niên, tăng trưởng tín dụng đã trở thành động lực chính cho sự phát triển kinh tế ở các quốc gia châu Á, đặc biệt tại Việt Nam, nơi tỷ lệ nợ so với...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98