Món nợ hơn 20 ngàn tỷ USD của Mỹ có “đáng ngại” không?

22/09/2017 13:49
22-09-2017 13:49:02+07:00

Món nợ hơn 20 ngàn tỷ USD của Mỹ có “đáng ngại” không?

Khoản nợ của Chính phủ Mỹ vừa vượt qua mốc 20 ngàn tỷ USD. Tính ra, con số đó hiện lớn hơn cả nền kinh tế của mọi quốc gia trong khối Liên minh châu Âu (EU) gộp lại, và sẽ tăng cao hơn trừ khi Tổng thống Donald Trump và Quốc hội Mỹ có thể đạt được tiếng nói chung về những khoản cắt giảm chi tiêu chưa hề có tiền lệ cũng như các đợt tăng thuế. Đừng mong là điều đó sẽ sớm xảy ra, Business Insider dự báo.

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng món nợ “kinh khủng”, hơn 20 ngàn tỷ USD, là “không thể vượt qua được”. Thật vậy, đây hiện là khoản nợ lớn nhất thế giới tính đến thời điểm này và bỏ xa những nước khác. Tuy nhiên, khi bạn nhìn vào một thước đo tài khóa khác là tỷ lệ nợ/GDP thì Mỹ không phải đang rơi vào tình thế tồi tệ nhất.

Tấm ảnh bên dưới sẽ cho phép bạn nhanh chóng thấy được nợ của Chính phủ Mỹ như thế nào so với những quốc gia khác trên thế giới. Kích thước của quốc gia có tương quan với kích thước của nợ. Mỹ và Nhật Bản tỏ ra “nổi trội” vì họ hiện đang gánh những khoản nợ lớn nhất thế giới (lần lượt là 20.17 ngàn tỷ USD và 11.59 ngàn tỷ USD). Các quốc gia khác như Đức và Brazil, dường như nhỏ hơn nhiều vì nợ của họ tương đối ít (lần lượt là 2.45 ngàn tỷ USD và 1.45 ngàn tỷ USD). Mỗi quốc gia đều được tô màu theo tỷ lệ nợ/GDP của họ. Những quốc gia màu xanh được xem là “khỏe mạnh”, nhưng các quốc gia màu đỏ đậm và hồng là bị mắc nợ nhiều hơn cả GDP của mình.

Tỷ lệ nợ/GDP là một thước đo quan trọng để đánh giá sức khỏe tài chính của một quốc gia.

Mỹ có khoản nợ cao hơn một quốc gia có kích thước nhỏ hơn nhiều, như Đức, là điều hoàn toàn hợp lý. Hãy nghĩ về vấn đề đó như thế này: Tài sản của Bill Gates là 86 tỷ USD, vì thế, ông ấy có thể trang trải được một hóa đơn thẻ tín dụng cao hơn nhiều so với bạn. Đó là lý do vì sao cần phải xét đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của mỗi quốc gia, con số đại diện cho tất cả các vụ giao dịch xảy ra trong nền kinh tế đó. Một khi bạn đã hiểu được nợ công như là một phần trăm của GDP thì sẽ có cái nhìn công bằng cho các quốc gia trên những thước đo kinh tế khác nhau. Khi bạn nghĩ về điều đó như vậy thì nước Mỹ thậm chí không còn nằm trong nhóm 10 quốc gia có nợ công tồi tệ nhất thế giới.

10 quốc gia có tỷ lệ nợ/GDP tồi tệ nhất thế giới

1. Nhật Bản (245%, 11.59 ngàn tỷ USD)

2. Hy Lạp (173%, 338 tỷ USD)

3. Italy (138%, 138 tỷ USD)

4. Bồ Đào Nha (133%, 274 tỷ USD)

5. Bỉ (111%, 111 tỷ USD)

6. Tây Ban Nha (106%, 106 tỷ USD)

7. Canada (106%, 106 tỷ USD)

8. Ai Len (105%, 105 tỷ USD)

9. Pháp (98%, 98 tỷ USD)

10. Brazil (82%, 82 tỷ USD)

Có một lý do khác khiến cho món nợ hơn 20 ngàn tỷ USD của Mỹ không phải là chuyện gì quá kinh khủng. Mỹ hiện gánh một món nợ khổng lồ cả theo giá trị thực lẫn theo phần trăm của GDP, nhưng mọi người trên khắp thế giới đều không ngại cho quốc gia này vay với mức lãi suất cực thấp. Đó là vì trái phiếu Mỹ vẫn được xem là một khoản đầu tư cực kỳ an toàn.

Chính sách tiền tệ và nợ công là những đề tài phức tạp. Có thể bạn phải cần đến kiến thức chuyên sâu mới hiểu hết được. Tác giả bài viết không nói rằng món nợ hơn 20 ngàn tỷ USD là một điều tốt, nhưng nhìn chung, nước Mỹ hiện vẫn ở tình trạng khá tốt, đặc biệt là so với những nền kinh tế phát triển khác trên thế giới./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98