Vì sao SCIC chưa công bố giá khởi điểm đấu giá cổ phần Vinamilk?

18/10/2017 10:08
18-10-2017 10:08:36+07:00

[Bài cập nhật]

Vì sao SCIC chưa công bố giá khởi điểm đấu giá cổ phần Vinamilk?

Đại diện SCIC cho biết hiện vẫn chưa chốt giá khởi điểm đấu giá cổ phần VNM và sẽ công bố vào ngày 01/11/2017. Giá khởi điểm không được đưa ra sớm để tránh sự biến động trên thị trường, tránh tác động đến giá cổ phiếu VNM và ảnh hưởng đến khoản đầu tư của nhà đầu tư.

Sáng 18/10, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cùng Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) và Liên danh tư vấn tổ chức roadshow giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phần của SCIC tại Vinamilk.

Lộ trình thoái vốn của SCIC tại một số doanh nghiệp quy mô lớn: SCIC sẽ thực hiện nắm giữ lâu dài đối với FPT Telecom; kế hoạch năm 2017 sẽ thoái vốn tại 6 doanh nghiệp (FPT, BMP, SGC, BMI, VNM); từ 2018-2020 sẽ thoái vốn tại VIID, HGMVNR.

Được biết, sau hơn 10 tháng kể từ đợt bán 9% vốn VNM lần đầu tiên, đợt này SCIC sẽ tiếp tục bán 3.33% vốn, tương đương 48.33 triệu cp tại VNM. Buổi chào bán cạnh tranh dự kiến tổ chức tại HOSE vào ngày 10/11/2017.

Chủ tịch SCIC Nguyễn Đức Chi cho biết việc Thủ tướng Chính phủ quyết định bán 3.33% vốn tại VNM, số cổ phần còn lại sẽ là 36%, vẫn giữ quyền biểu quyết trong các việc quan trọng. Trong thời gian tiếp theo, SCIC có giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 36% hay không sẽ chờ quyết định của Chính phủ. Ông Chi cho biết thêm, nhà đầu tư nước ngoài có thể nâng sở hữu tại VNM lên 100%, Nhà nước không e ngại gì chuyện tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài.

Roadshow giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phần của SCIC tại Vinamilk tổ chức tại HOSE sáng ngày 18/10.

Trước đó, theo tin từ Reuters, mức giá khởi điểm mà Chính phủ Việt Nam dự kiến là 154,000 đồng/cp, cao hơn so với ước tính trước đó. Báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp ngày 30/08 vừa qua cũng cho biết, việc bán 3.33% cổ phần Vinamilk sẽ mang về cho Nhà nước khoảng 7,443 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đại diện SCIC cho biết hiện vẫn chưa chốt giá khởi điểm và sẽ công bố vào ngày 01/11/2017. Số lượng cổ phần đặt mua tối thiểu là 20,000 cổ phần, bước khối lượng 10 cổ phần, bước giá 100 đồng.

Đại diện SCIC cho biết không đưa ra giá khởi điểm sớm để tránh sự biến động trên thị trường, tránh tác động đến giá cổ phiếu VNM và ảnh hưởng đến khoản đầu tư của nhà đầu tư.

Theo ông Chi, giá khởi điểm trong đợt này (và cả các đợt trước đây) sẽ xác định trên nguyên tắc định giá trị cổ phiếu VNM theo các phương pháp định giá, căn cứ vào tình hình giá cổ phiếu VNM trên thị trường. Việc bán vốn lần này không phải do đợt trước bán không hết mà phải bán tiếp, quyết định bán là ở Chính phủ - người sở hữu chính tài sản này.

SCIC cũng sẽ không có tiêu chí nhà đầu tư chiến lược trong đợt này, cơ hội được dành cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Tỷ lệ của nhà đầu tư tham gia mua cũng sẽ không bị giới hạn. Được biết, đối với buổi roadshow tại Singapore đã có 24 nhà đầu tư quan tâm, tại HongKong có 11 nhà đầu tư quan tâm đến đợt bán vốn này của SCIC.

Lộ trình dự kiến SCIC bán vốn đợt 2 tại VNM

Nhiều vướng mắc được gỡ bỏ

Còn nhớ, trong đợt bán vốn lần 1 vào cuối năm 2016, VNM đã tổ chức chào bán gần 131 triệu cp (9%). Tuy nhiên, kết quả khiến nhiều người ngỡ ngàng khi hơn 1/3 (40%) số cổ phần đem ra bán bị “ế”; chỉ có tập đoàn đồ uống Singapore F&N quan tâm đăng ký mua 78.4 triệu cp, tương đương 60% số cổ phần chào bán.

Từ sau khi mua cổ phần VNM khi SCIC thoái vốn, F&N Dairy Investments đã liên tục muốn gia tăng tỷ lệ sở hữu tại VNM nhưng đều không đạt như ý muốn. Tổ chức này đã có tổng cộng 4 lần mua bất thành hơn 14.5 triệu cp VNM do diễn biến thị trường không phù hợp. Gần đây nhất F&N lại tiếp tục đăng ký mua gần 22 triệu cp VNM từ 02/10 - 31/10/2017 thông qua giao dịch thoả thuận và khớp lệnh trên sàn.

Hiện F&N đang sở hữu gần 233 triệu cp VNM, chiếm tỷ lệ 16.04%. Nếu giao dịch thành công, F&N sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại VNM lên 17.54%.

Trên cơ sở kinh nghiệm từ đợt chào bán cuối năm 2016, SCIC đợt này đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Nhứng vướng mắc liên quan đến đặt cọc ký quỹ bằng USD, gia hạn thời gian đăng ký mã số giao dịch, quy trình thanh toán… đã được giải quyết và hướng dẫn xử lý.

Nhà đầu tư phải đảm bảo đặt cọc/ký quỹ 10% giá trị giao dịch theo giá khởi điểm thông qua các hình thức: đặt cọc bằng VNĐ (tất cả các nhà đầu tư), đặt cọc bằng USD (nhà đầu tư nước ngoài không cư trú), ký quỹ bằng USD (nhà đầu tư nước ngoài không cư trú).

Trường hợp bất khả kháng hoặc không xuất trình được mã số giao dịch hoặc tài khoản vốn đầu tư gián tiếp (VĐTGT), nhà đầu tư phải có đơn xin gia hạn và SCIC có thể xem xét gia hạn thêm tối đa 15 ngày (T+7+15).

Nhà đầu tư Nhà nước được chậm nộp mã số giao dịch, tài khoản VĐTGT; bổ sung hình thức đặt cọc bằng USD, ký quỹ được thực hiện ở tất cả các ngân hàng được phép; cơ chế thanh toán nhà đầu tư chỉ cần phải chuẩn bị đúng 100% giá trị giao dịch.

Liên danh tư vấn chỉ còn 2 bên

Trước đó, ngày 25/09/2017, SCIC đã hoàn tất việc lựa chọn đơn vị tư vấn để bán 3.33% vốn tại VNM trong đợt 2 là liên danh tư vấn gồm: UBS AG - Chi nhánh Singapore (UBS) và CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Liên danh tư vấn sẽ tư vấn phương án bán vốn, định giá khởi điểm, tư vấn tổ chức giới thiệu tìm kiếm nhà đầu tư trong và ngoài nước, thực hiện các thủ tục liên quan để tổ chức bán cổ phần.

Như vậy, so với liên danh 3 bên trong đợt 1 thì lần này đã có điểm khác biệt. Trong lần 1, liên danh tư vấn gồm: Công ty Morgan Stanley Asia (Singapore) Limited (Morgan Stanley), CTCP Chứng Khoán Sài Gòn (SSI), Công ty TNHH VinaCapital Corporate Finance Việt Nam (VinaCapital), trong đó Morgan Stanley là tư vấn đứng đầu Liên danh.

Tổng doanh thu kế hoạch năm 2021 cán mốc 80,000 tỷ đồng

Được biết, tính riêng trong quý 3/2017, VNM ước tính đạt 13,297 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng 8.4% so với cùng kỳ năm 2016. Lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 3,217 tỷ đồng và 2,688 tỷ đồng, đều tăng hơn 5.5% so với cùng kỳ.

Theo đó, lũy kế 9 tháng đầu năm 2017, Công ty đạt 38,758 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng 10% Lợi nhuận trước và sau thuế của VNM là 10,137 tỷ đồng và 8,545 tỷ đồng, tăng 13% so cùng kỳ.

Năm 2017, VNM đặt mục tiêu tổng doanh thu 51,000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 9,735 tỷ đồng. Như vậy, ước 9 tháng VNM đã thực hiện được 76% kế hoạch doanh thu và 88% về lợi nhuận sau thuế cả năm.

Công ty đặt kế hoạch tổng doanh thu năm 2021 là 80,000 tỷ đồng, trong đó doanh thu nội địa là 61,000 tỷ đồng (chiếm 75%) tổng doanh thu và doanh thu từ hoạt động xuất khẩu là 19,000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu nội địa đạt 10%, cao hơn tốc độ tăng trưởng 8% của toàn ngành.

Tổng chi phí đầu tư dự kiến là 17,000 tỷ đồng, bao gồm nâng cao năng lực sản xuất và đầu tư vào các trang trại của VNM; nâng tổng năng lực sản xuất bình quân lên 2.8 triệu tấn vào năm 2021, tăng 70% so với năm 2016.

Đến năm 2021, tổng đàn bò của các trang trại VNM dự kiến tăng lên khoảng 44,000 – 50,000 con, lượng sữa đến từ các trang trại của VNM đạt 157,000 tấn và từ nông dân sẽ là 251,000 tấn.

Thu Phạm

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (8)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch REE Nguyễn Thị Mai Thanh nói về khó khăn mảng điện 2024

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào sáng ngày 29/03, bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) đã có những chia sẻ về ngành điện -...

Vietnam Airlines tăng trưởng doanh thu hơn 30% trong năm ngoái, quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc

Trong năm 2023, Vietnam Airlines báo cáo doanh thu hợp nhất từ hoạt động kinh doanh chính đạt 92,231 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 3,885 tỷ đồng. Các kết quả này đều cải...

Vượt lên tình hình khó khăn thế giới, Viettel Global tăng trưởng bứt phá

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã qua kiểm toán. Theo đó, cả doanh thu và lợi nhuận...

IDI kế hoạch lãi sau thuế 2024 gấp 3 lần

Sau một năm kinh doanh không như kỳ vọng, CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI) đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng trưởng nhảy vọt.

Chủ tịch VNDIRECT gửi tâm thư về sự cố hệ thống bị hacker tấn công

Mới đây, bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) đã gửi đi tâm thư nói về sự cố tấn công mạng làm gián đoạn, ngừng trệ giao dịch tại VND...

Một cổ phiếu bất động sản tăng vọt hơn 20% từ đầu năm, kế hoạch lãi tăng 41%

Hưởng lợi từ hai dự án lớn, giá cổ phiếu CTCP Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) tăng nóng hơn 20% từ đầu năm. Công ty đặt kế hoạch lãi ròng 2024 đạt 199 tỷ đồng, tăng...

Phó Tổng GVR: Giá cao su vẫn sẽ ở mức cao ít nhất đến tháng 5, 6

Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1, ông Trần Thanh Phụng - Phó Tổng Giám đốc GVR đã có những chia sẻ về tình hình giá cao su tăng mạnh gần đây và dự báo về giá cao...

ĐHĐCĐ Nam A Bank: Mục tiêu lãi trước thuế 4,000 tỷ, chia cổ tức 25%

Sáng ngày 29/03/2024, tại Đà Lạt, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HOSE: NAB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng...

GVR: Xấp xỉ 25,000ha đất cao su được chuyển đổi, bổ sung 650ha đất cho 3 khu công nghiệp

Ngoài thông qua nội dung các tờ trình, ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) diễn ra sáng 29/03 còn đáng chú ý...

FPT quyết tâm vươn tầm "world class", mục tiêu 5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài vào 2030

CTCP FPT (HOSE: FPT) đặt mục tiêu 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài vào năm 2030. Đồng thời thể hiện quyết tâm nâng tầm, vượt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98