Nhịp đập Thị trường 22/02: Thanh khoản vẫn tốt dù giá giảm, đó là điều nên mừng

22/02/2018 15:28
22-02-2018 15:28:21+07:00

Nhịp đập Thị trường 22/02: Thanh khoản vẫn tốt dù giá giảm, đó là điều nên mừng

Nhóm ngân hàng nhiều sắc đỏ, nhưng cổ phiếu kéo chỉ số VN-Index xuống sâu dưới tham chiếu chiều nay không phải ngân hàng, mà là những Large Cap khác như GAS, MWG, PLX, VJC, HPG

Large Cap giảm giá đã lan tỏa tâm lý tiêu cực lên toàn sàn HOSE. Tính đến thời điểm đóng cửa, có đến 199 mã HOSE giảm giá, gần gấp đôi so với 102 mã tăng giá. Điều an ủi nhất là thanh khoản, lượng giao dịch hôm nay vẫn tương đương hôm qua, vốn là phiên tăng mạnh. Điều này cho thấy rằng nhà đầu tư vẫn tin tưởng thị trường chỉ chốt lời, chứ không có hoảng sợ.

VN-Index giảm điểm khiến các chỉ số chính lẫn phụ sàn HNX giảm theo, tuy nhiên UPCoM-Index lại giữa được sự “bình tĩnh”, chỉ giảm nhẹ chừng 0.15-0.25% suốt phiên chiều nhờ 1 số Large Cap tăng giá như FOX, QNS

Dầu khí rõ ràng là nhóm tác động xấu nhất lên chỉ số chứng khoán. GAS giảm gần 5.4%, PVD giảm hơn 6.2% và lộ dư mua sàn, PVS giảm 4.4%... Tuy nhiên DPM vẫn tăng khá mạnh gần 3.5% nhờ khối ngoại mua ròng khoảng 650 ngàn cp.

Hai đại gia hàng không HVN và VJC giảm khá mạnh chiều nay, dù Tết luôn là mùa cao điểm của ngành.

IDI vẫn giảm giá 1.2% dù doanh nghiệp công bố lãi lớn 2017 nhờ giá cá tra tăng cao. Tuy nhiên có lẽ IDI đang chốt lời T3 sau khi cổ phiếu này đã tăng khá nhanh trong hơn 5 phiên gần đây. Nhóm ngành cá tra hôm nay cũng không thực sự phản ứng tốt với thông tin giá cá tra tăng, cũng như xuất khẩu tháng 1 năm nay tăng kỷ lục.

Quỹ Vietnam Enterprise Investment thông báo mới bán 218,780 cp PC1, giảm sở hữu từ 12.57% xuống còn 12.38% (gần 14.3 triệu cp). Chưa rõ quỹ này bán 1 hay nhiều phiên, và có khiến PC1 giảm giá khá mạnh và liên tục như diễn ra từ hồi đầu năm đến nay hay không.

HVG giảm giá hơn 4% chiều nay, đây lại là 1 “case study” đáng tham khảo cho những ai thích bắt đáy. Đánh T3 có lẽ là phương thức phù hợp nhất khi bắt đáy, bởi dù giảm giá mạnh, nhưng không chắc cổ phiếu sẽ bật cao trở lại, mà chỉ nảy nhẹ vài phiên rồi giảm tiếp.

Nhóm BĐS phân hóa khá rõ trong cả 2 phiên sáng và chiều nay, có lẽ chịu tác động đan xen giữa cả thông tin tốt (vốn ngoại có xu hướng tăng vào ngành này) và xấu (ngân hàng sẽ giám sát chặt hơn dòng tín dụng vào ngành này). DXGNLG vẫn xanh suốt cả ngày hôm nay. HAR giảm mạnh gần 4.5% có lẽ là chốt lời.

Phiên sáng: Lại tụt áp

Sau khi hồi phục trở lại trên mốc 1,090 điểm, VN-Index lại tụt áp, rớt xuống dưới tham chiếu và tạm thời dừng lại ở 1,083.9 điểm (-0.3%). Số lượng mã giảm giá cao gấp đôi số mã tăng giá trên sàn HOSE, riêng đối với nhóm VN30, số mã giảm là 18, nhiều hơn 11 mã tăng giá. Diễn biến trên các sàn khác tương tự.

Sự hồi phục của chỉ số VN-Index trong phiên sáng nay chủ yếu nhờ nhóm largecap. Các chỉ số midcap và smallcap đều không hề vượt lên trên tham chiếu.

Nhóm ngân hàng sau khi hồi phục vào giữa phiên, thì đến cuối phiên đỏ trở lại, tuy nhiên vài mã “chủ chốt” vẫn tăng giá nhẹ như VCB, ACB, BID hay CTG.

Khối ngoại đã bán ròng “gần đủ” 1 triệu cp HPG sáng nay. Trong 10 phiên giao dịch gần nhất chưa tính sáng nay, cổ phiếu này bị bán ròng tới 9 phiên với tổng giá trị bán ròng hơn 900 tỷ đồng. Tuy vậy, giá cổ phiếu HPG đi ngang suốt thời gian này, cho thấy cổ phiếu vẫn có sức hấp dẫn, nhất là đối với nhà đầu tư trong nước.

Nhóm dầu khí giảm mạnh hơn vào cuối phiên sáng, nhất là ở các mã PVD, PVS, PVT, PVB… GAS giảm giá 2.6% dù khối ngoại mua ròng. Giá dầu thế giới là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến giá cổ phiếu nhóm này.

PVS sáng nay có thông tin thành lập liên doanh với 1 đối tác Malaysia để khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ. Việc khai thác này vốn là kế hoạch được công bố từ hồi đầu năm 2017. Tuy nhiên thông tin thành lập liên doanh này vẫn chưa giúp gì cho giá cổ phiếu, có lẽ đơn giản vì kết quả (doanh thu lợi nhuận) từ liên doanh này chỉ đến từ năm 2020.

DPM bất ngờ tăng giá hơn 3% sáng nay, có lẽ nhờ khối ngoại mua ròng đẩy giá.

Theo tin từ Reuters, phiên bản cuối cùng của thỏa thuận TPP11 đã được công bố vào ngày 21/2. Đây là một bước tiến gần hơn tới ký kết thỏa thuận vào đầu tháng 3, bất chấp sự rút lui của Mỹ. Dự kiến TPP11 sẽ được ký vào ngày 08/03 tới tại Chile. Đây có thể là thông tin vĩ mô quan trọng hỗ trợ tích cực TTCK Việt Nam trong tháng 3.

10h15: “Mô hình” chữ W trong phiên sáng

VN-Index đã vẽ một chữ W sáng nay trước khi quay trở lại trên tham chiếu, “mô hình” này cũng thấy cả ở các chỉ số quan trọng khác như HNX-Index, VN30-Index, VNX Allshare Index… Tâm lý tích cực trở lại, tất nhiên ở một số largecap như BVH, ROS… và sau đó lan đến cổ phiếu ngân hàng và toàn thị trường.

Trong nhóm ngân hàng, CTG bất ngờ tăng giá mạnh nhất, hơn 5%. Các mã khác như VCB, STB, EIB cũng khả quan hơn so với đầu phiên. Tuy nhiên, vẫn còn 4 mã đang giảm giá nhẹ.

Nhóm bất động sản dân dụng đang có sự phân hóa, sau khi có thông tin Ngân hàng Nhà nước ban hành công văn 563 gửi các tổ chức tín dụng yêu cầu giám sát chặt chẽ lượng vốn cho vay đổ vào nhóm ngành này, nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu.

Dầu khí vẫn là nhóm thất vọng nhất sáng nay. GAS có lúc giảm đến hơn 3%, hiện tại giảm 2.3%. PVT mới công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018 nhưng giá vẫn giảm hơn 2.6%. Các đại gia khác như PVD, PVS cũng giảm. Khối ngoại ít giao dịch trên nhóm này, trừ PVX, họ đang mua ròng hơn 1.1 triệu cp.

Nhóm bảo hiểm nhìn chung vẫn đang giảm, tuy nhiên BVH lại đi ngược với mức tăng hơn 2.6%, duy trì suốt từ khi mở cửa đến nay.

HPG vẫn bị khối ngoại bán ròng không ngơi nghỉ. Sáng nay, họ đang bán ròng gần 1 triệu cp. Có lẽ chính vì thế mà cổ phiếu này đang giảm giá 1.3%.

Theo thông tin từ các cơ quan Nhà nước, năm 2017 người nuôi cá tra lãi lớn, nhiều người trả được nợ… nhờ giá cá tra tăng kỷ lục. Doanh nghiệp tất nhiên cũng được lợi. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu này sáng nay vẫn không có mấy tín hiệu khả quan.

9h15: Điều chỉnh đến sớm?

Sau phiên chào Xuân tăng đến hơn 2.5%, VN-Index sáng nay mở cửa ngang tham chiếu, nhưng sau đó giảm nhẹ. Số lượng cổ phiếu giảm đang nhỉnh hơn số cổ phiếu tăng. Các chỉ số chính trên HNX và UPCoM cũng giảm tương ứng, riêng HNX số cổ phiếu giảm đang nhiều gấp 3 lần số tăng. Thị trường có vẻ đang chốt lời sớm, bởi vì không có thông tin tiêu cực nào tác động lên TTCK, trừ một số thông tin từ thế giới bên ngoài.

Theo Reuters, chứng khoán Mỹ giảm nhẹ hôm qua, sau khi biên bản cuộc họp tháng 1/2018 của Fed đẩy lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm lên đỉnh 4 năm. Đây có lẽ là thông tin vĩ mô lớn nhất tác động tiêu cực lên chứng khoán Việt Nam, nhưng mức độ tác động khá yếu.

Trong nhóm largecap đang khiến chỉ số giảm, đáng chú ý là nhóm ngân hàng vẫn có nhiều sắc xanh, ví dụ như CTG, BID, VCB… Có thể nói ngân hàng vẫn là nhóm được “ưa thích” nhất hiện nay.

Nhóm mía đường bỗng dưng tăng giá.

VNM sáng nay gặp tin bất lợi, liên quan đến hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, tuy nhiên đây không phải là thông tin mới, do đó mức độ tác động lên cổ phiếu này có lẽ không lớn.

Trong thời gian TTCK Việt Nam nghỉ Tết, giá dầu thế giới vẫn đang vận động theo diễn biến hồi phục ngắn hạn, nhưng có lẽ chỉ là tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn. Giá dầu WTI đã từng giảm về dưới 60 USD/thùng, hiện vẫn có thể giảm xuống dưới mức này. Tương tự đối với dầu Brent, với khả năng về 60 USD/thùng. Nhóm cổ phiếu dầu khí trên sàn đang chịu áp lực tăng trở lại với diễn biến này.

Hoàng Nam

Fili







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (27)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán Tuần 15-19/04/2024: Triển vọng ngắn hạn tiếp tục bi quan

VN-Index giảm mạnh 4 phiên liên tiếp trong tuần qua đồng thời xóa sạch mọi nỗ lực tăng điểm của tuần trước đó. Bên cạnh đó, khối ngoại vẫn duy trì việc bán ròng cho...

Nhịp đập Thị trường 19/04: Hồi phục bất thành trong phiên chiều, VN-Index mất hơn 18 điểm

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 18.16 điểm (1.52%), về mức 1,174.85 điểm; HNX-Index giảm 5.4 điểm (2.39%), về mức 220.8 điểm. Độ rộng toàn thị trường...

Thị trường chứng quyền 19/04/2024: Tâm lý bi quan vẫn hiện hữu

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/04/2024, toàn thị trường có 28 mã tăng, 108 mã giảm và 26 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 19/04/2024: Tâm lý bi quan bao trùm thị trường

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 17/04/2024. VN30-Index giảm mạnh đồng thời xuất hiện mẫu hình nến gần giống Bearish Engulfing...

Vietstock Daily 19/04/2024: Tình hình đang chuyển biến xấu

VN-Index giảm mạnh đồng thời bám sát đường Lower Band của Bollinger Bands và dải này đang mở rộng cho thấy tình hình khá tiêu cực. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch...

Nhịp đập Thị trường 17/04: Bán mạnh cuối phiên, VN-Index mất gần 23 điểm

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 22.67 điểm (1.86%), về mức 1,193.01 điểm; HNX-Index giảm 2.63 điểm (1.15%), về mức 226.2 điểm. Độ rộng toàn thị trường...

Thị trường chứng quyền 17/04/2024: Sắc đỏ vẫn chiếm chủ đạo

Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/04/2024, toàn thị trường có 31 mã tăng, 113 mã giảm và 18 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 17/04/2024: Khối ngoại bán ròng mạnh trước phiên đáo hạn

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 16/04/2024. VN30-Index tăng điểm đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Hammer cùng với khối lượng...

Vietstock Daily 17/04/2024: Khả năng điều chỉnh vẫn còn

VN-Index giảm nhẹ và hình thành mẫu hình nến High Wave Candle sau khi test lại đường SMA 100 ngày. Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD vẫn cho tín hiệu...

Nhịp đập Thị trường 16/04: Dòng tiền bắt đáy xuất hiện, VN-Index thoát 1 phiên giảm mạnh

Vào phiên chiều, nhiều nhà đầu tư cảm thấy lo lắng khi VN-Index thủng mốc 1,200 điểm, nhưng số khác lại xem đây là cơ hội.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98