Ngành thép Thái Lan lo sợ làn sóng phá giá đổ vào nội địa

16/03/2018 06:15
16-03-2018 06:15:00+07:00

Ngành thép Thái Lan lo sợ làn sóng phá giá đổ vào nội địa

Doanh nghiệp sản xuất thép Thái Lan kêu gọi chính phủ nước này có biện pháp nhằm ngăn chặn làn sóng thép nhập khẩu có thể nhấn chìm ngành thép của nước này, khi chính sách thuế mới của Mỹ bắt đầu có hiệu lực.

Thái Lan sợ làn sóng thép nhập phá giá. ẢNH: REUTERS

Vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã quyết định đánh thuế cao đối với mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ nhằm bảo vệ ngành sản xuất nội địa. Theo đó, kể từ ngày 25.3, thuế nhập khẩu đối với thép là 25% và nhôm là 10%.

Hiệp hội các nhà sản xuất thép Thái Lan cho rằng chính sách của Tổng thống Mỹ không đáng lo ngại, dù đánh giá chính sách mới này tác động trực tiếp và gián tiếp đến ngành thép Thái Lan. Nước này xuất khẩu trung bình mỗi năm 10 tỉ baht (7.000 tỉ đồng) thép sang thị trường Mỹ.

“Tuy nhiên, điều những nhà sản xuất thép lo ngại nhất với khả năng xảy ra cao đó là khi thép thế giới khó vào Mỹ sẽ đổ vào Thái Lan và phá giá ở thị trường nội địa”, ông Wanchai Varavithya, Phó vụ trưởng thương mại nước ngoài thuộc Bộ thương mại Thái Lan, phát biểu.

Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan cho rằng chính sách của Tổng thống Trump sẽ kích hoạt làn sóng phá giá thép từ Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật, Đài Loan vào những thị trường có sức tiêu thụ lớn như Thái Lan.

Liên đoàn dự đoán khoảng 10,7 triệu tấn thép không vào được nước Mỹ, tương đương với 40% thép nhập khẩu hàng năm của nước này, sẽ được đưa vào bán phá giá ở Thái Lan.

Trong khi đó, ông Theerayuth Lertsirarungsun, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thương mại thép cuộn Thái Lan cho biết trong số những nước xuất khẩu thép lớn của thế giới, nước gây lo ngại nhiều nhất cho thép Thái Lan là Trung Quốc.

“Hiện tại, thép nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm nhưng gây khó khăn cho các nhà sản xuất nội địa. Nếu sắp tới, thép Trung Quốc phá giá thì ngành sản xuất trong nước phá sản là điều không thể tránh khỏi”, ông Theerayuth chia sẻ.

Thái Lan nhập khẩu 750.000 tấn thép cuộn của Trung Quốc trong năm 2017, giảm từ 1,2 triệu tấn vài năm trước. Trong khi sản xuất trong nước đã dư thừa hơn 50% nhu cầu hiện tại của Thái Lan.

Ngành thép Thái Lan từng đối mặt với dòng sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc mấy năm trước. Để bảo vệ sản xuất trong nước, chính phủ nước này áp đặt các biện pháp chống bán phá giá và bảo hộ đối với thép nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc và Nga.

Vinh Sơn

Thanh Niên



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xuất khẩu thép của Trung Quốc trong quý 1 tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2023

Trung Quốc đã xuất khẩu gần 26 triệu tấn thép trong quý 1/2024 - tăng 28% so với cùng kỳ năm trước đó - do cuộc khủng hoảng bất động sản làm giảm nhu cầu trong nước.

Yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Trung Quốc yêu cầu Mỹ dừng tăng thuế với các sản phẩm thép và nhôm của nước này

Sau khi Tổng thống Joe Biden kêu gọi tăng thuế mạnh đối với các sản phẩm kim loại của Trung Quốc, Bộ Thương mại Trung Quốc đã lên tiếng phản đối, kêu gọi Mỹ ngay...

Tổng thống Mỹ Biden kêu gọi tăng gấp 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc

Nhà Trắng khẳng định việc tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm Trung Quốc là điều cần thiết cho an ninh quốc gia bởi lĩnh vực sản xuất thép là "xương sống" của...

Trung Quốc: Xuất khẩu thép quý 1 đạt gần 26 triệu tấn, tăng hơn 30% so với cùng kỳ

Trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản vẫn còn tiếp diễn và nhu cầu nội địa không hồi phục mạnh như dự báo, xuất khẩu các sản phẩm thép của Trung Quốc đạt mức cao...

Nhu cầu thép toàn cầu dự kiến tăng trở lại và ổn định trong năm 2024

Hiệp hội Thép Thế giới cho biết nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 1,7% lên 1,793 tỷ tấn trong năm 2024, và tăng 1,2% lên 1,815 tỷ tấn trong năm 2025.

Yêu cầu bổ sung thông tin hồ sơ chống bán phá giá với sản phẩm thép cán nóng

Sau khi doanh nghiệp bổ sung thông tin theo yêu cầu, Cục Phòng vệ Thương mại xem xét hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm thép cán...

Giá thép xây dựng giảm lần thứ 3 từ đầu năm

Các doanh nghiệp thép xây dựng lại tiếp “bài ca” giảm giá, với đợt điều chỉnh khoảng 100,000 đồng/tấn.

Cạnh tranh với Trung Quốc, Hòa Phát hạ giá bán thép HRC xuống 550 USD/tấn

Mới đây, hãng thép Hòa Phát (HOSE: HPG) đã hạ mạnh giá bán thép cuộn cán nóng (HRC) trong bối cảnh nhu cầu yếu và áp lực phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc.

Giá quặng sắt xuống đáy 10 tháng vì bất động sản Trung Quốc khủng hoảng

Giá quặng sắt rơi xuống mức thấp nhất trong 10 tháng khi hoạt động xây dựng của Trung Quốc vẫn rất ảm đạm, trong khi nguồn cung quặng sắt lại tăng vọt.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98