Những “bông hồng thép” trên thị trường chứng khoán

08/03/2018 11:01
08-03-2018 11:01:00+07:00

Những “bông hồng thép” trên thị trường chứng khoán

Những nữ doanh nhân Việt Nam xuất hiện trên sàn chứng khoán, hay được vinh danh trên những tạp chí xếp hạng quyền lực của thế giới từ lâu đã không còn xa lạ. Và ngày càng có nhiều “nữ tướng” được vinh danh, chứng tỏ phụ nữ Việt Nam không thua kém gì người đàn ông, ngoài vai trò làm vợ, làm mẹ, họ đang dần khẳng định vị thế của mình trên thương trường, và có những trường hợp còn vượt xa các “đấng mày râu”.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Nữ hoàng ngành Hàng không

Vốn hóa HDBankVietJet Air: 41,690 tỷ và 93,650 tỷ đồng
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: 1,530 tỷ đồng (HDBank) và 5,860 tỷ đồng (VietJet Air)

Người thứ 2 được Forbes công nhận tỷ phú USD ở Việt Nam là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, với tài sản 3.1 tỷ USD, đứng thứ 766 thế giới trong năm 2018. Đồng thời, bà cũng là nữ tỷ phú USD đầu tiên, duy nhất của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á theo xếp hạng của Forbes. Năm 2017, CEO của VietJet lọt top 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới của Forbes. 

Là thành viên sáng lập, hiện tại bà đang giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của CTCP Hàng không VietJet (HOSE: VJC), bà Nguyễn Thị Phương Thảo là một trong những nhân tố quan trọng đưa hãng bay này trở thành một trong những đối thủ của Vietnam Airlines.

Nắm giữ hơn 28 triệu cổ phiếu VJC, với thị giá 207,500 đồng/cp ngày 07/03, hiện tại chỉ tính riêng VJC, bà Thảo sở hữu hơn 5,860 tỷ đồng. Ngoài ra bà Thảo còn đại diện Sovico và công ty riêng nắm giữ tổng cộng 84.4 triệu cổ phiếu VJC, tương ứng 17,500 tỷ đồng. Bên cạnh VJC, bà Thảo còn nắm giữ gần 36 triệu cổ phiếu HDBank, tính theo giá đóng cửa ngày 07/03 (42,500 đồng/cp) là 1,530 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970, tốt nghiệp Tiến sĩ Điều khiển học kinh tế, Cử nhân Quản lý kinh tế lao động - Cao đẳng Kinh tế Quốc dân Matxcova – Nga và tốt nghiệp Cử nhân Tài chính Tín dụng - Học viện Thương mại Matxcova – Nga. Ngoài việc đưa VJC bay xa khi là hãng hàng không tư nhân đầu tiên được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, bà còn được biết đến là Phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HOSE: HDB).

Mới đây, bà Thảo tiếp tục lọt vào danh sách 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017 do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn. Trước đó, bà Thảo đã xếp ở vị trí thứ 62 trong danh sách những phụ nữ quyền lực nhất hành tinh năm 2016 do tạp chí Forbes đưa ra.

Năm 2017, lợi nhuận sau thuế của VJC đạt hơn 1,754 tỷ đồng, tăng hơn 236% so với con số 522 tỷ đồng của năm 2016. Ngoài ra, đội bay đạt đến cuối năm 2017 là 52 chiếc. Vietjet cũng vừa nhận chiếc Airbus A321 NEO đầu tiên trong lô hàng 42 chiếc, dòng máy bay thế hệ mới tiết kiệm 15% nhiên liệu.

Bà Cao Thị Ngọc Dung - “Bà chúa” vàng nữ trang, 30 năm đi cùng PNJ

Vốn hóa PNJ: 18,431 tỷ đồng
Bà Cao Thị Ngọc Dung: 1,700 tỷ đồng (9.97 triệu cổ phiếu)

Bà Cao Thị Ngọc Dung, sinh năm 1967, hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ).

Tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế thương nghiệp tại Đại học Kinh tế TPHCM, từ năm 1983 đến nay, bà Cao Thị Ngọc Dung từng giữ qua nhiều chức vụ trọng yếu ở các tổ chức kinh tế lớn: Trưởng phòng Kế hoạch Công ty Nông sản thực phẩm Quận Phú Nhuận, Giám đốc Công ty Thương mại Phú Nhuận, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Á, Chủ tịch HĐQT CTCP Năng lượng Đại Việt, Giám đốc Trung tâm Tín dụng Phú Gia. Từ năm 1988, bà tham gia PNJ với vai trò Giám đốc và người cầm lái PNJ từ khi doanh nghiệp này còn là một cửa hàng kinh doanh nhỏ, bà Dung đã dẫn dắt PNJ trở thành một trong những doanh nghiệp kinh doanh nữ trang lớn nhất cả nước.

Đã gắn bó 30 năm tại PNJ, nhiều năm trở lại đây, bà Cao Thị Ngọc Dung đang tìm người kế vị bà tại doanh nghiệp này. Cách đây gần 1 năm tại ĐHĐCĐ thường niên 2017, bà Dung cho biết sẽ tại vị Tổng giám đốc ít nhất 2 năm nữa để chuẩn bị người mới kế vị, để sự thay thế vị trí này sẽ không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Công ty.

Theo BCTC năm 2017, lợi nhuận sau thuế PNJ đạt hơn 723 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2016.

Tại PNJ, bà Dung đang sở hữu gần 10 triệu cổ phiếu, tương đương 9.22% cổ phần. Tính theo giá đóng cửa ngày 07/03 là 170,500 đồng/cp, lượng cổ phiếu này có trị giá hơn 1,700 tỷ đồng. Hai cô con gái của bà Dung là Trần Phương Ngọc Thảo và Trần Phương Ngọc Giao cũng sở hữu khối tài sản tổng cộng hơn 1,000 tỷ đồng khi nắm giữ gần 6 triệu cổ phiếu PNJ.

Bà Nguyễn Thị Như Loan – Người chèo lái con thuyền Quốc Cường Gia Lai

Vốn hóa QCG: 3,700 tỷ đồng
Bà Nguyễn Thị Như Loan: 1,375 tỷ đồng (gần 102 triệu cổ phiếu)

Bà Nguyễn Thị Như Loan sinh năm 1960, là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Quốc Cường Gia Lai (HOSE: QCG).

QCG được bà Nguyễn Thị Như Loan thành lập từ năm 1994 ban đầu với tên gọi là Xí nghiệp Tư doanh Quốc Cường, chuyên cung cấp gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ chế biến và các sản phẩm gỗ xuất khẩu, bàn ghế ngoài trời, trang trí nội thất… Năm 2007, công ty niêm yết trên sàn chứng khoán và đổi tên thành CTCP Quốc Cường Gia Lai, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Với tham vọng trong lĩnh vực bất động sản, năm 2008, QCG đã dồn tâm huyết đầu tư mạnh vào dự án Phước Kiển tại huyện Nhà Bè - TPHCM. Tuy nhiên, vòng xoáy nợ nần đã trở thành “ác mộng” với và Nguyễn Thị Như Loan và QCG. Nhiều năm gần đây (từ 2011-2016), kết quả kinh doanh của QCG lao dốc (từ lỗ đến khoản lãi chỉ vài chục tỷ đồng). Cuối cùng, QCG cũng công bố đàm phán bán dự án Phước Kiển nhưng việc có đặt bút ký chuyển nhượng hay không vẫn trong vòng bí mật.

Kết quả kinh doanh mới nhất năm 2017 của QCG ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng đột biến lên hơn 420 tỷ đồng, tăng 9.5 lần so với năm 2016 (44 tỷ đồng). Lý giải về khoản lợi nhuận đột biến này, QCG cho biết năm 2017 ghi nhận doanh thu đến từ bàn giao dự án De Cabella tại Quận 2 và chuyển nhượng cổ phần một số dự án quy mô nhỏ tại quận Thủ Đức và Tân Bình.

Bà Loan sở hữu gần 102 triệu cổ phiếu QCG, chiếm 37.05% vốn cổ phần. Với thị giá 13,500 đồng/ cp của ngày 07/03, tính riêng QCG, bà Loan sở hữu hơn 1,375 tỷ đồng. Hai con của bà Loan là ông Nguyễn Quốc Cường và bà Nguyễn Ngọc Huyền My sở hữu tổng cộng gần 40 triệu cổ phiếu QCG, tương đương giá trị gần 540 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh - "Nữ tướng" của REE


Vốn hóa REE: 11,600 tỷ đồng
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh: 850 tỷ đồng (22 triệu cp REE)

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh sinh năm 1952, tốt nghiệp Kỹ sư Điện lạnh tại Đại học Tổng hợp Karlmarx-Stadt (Đức). Gia nhập Xí nghiệp Quốc doanh Cơ điện lạnh (cơ sở tiền thân của REE), bà Nguyễn Thị Mai Thanh đảm nhận vị trí Phó Giám đốc Xí nghiệp từ năm 1982. Ở tuổi 35 (năm 1987), bà trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ điện lạnh. Đến năm 1992, Xí nghiệp của bà Mai Thanh cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên mạnh dạn xung phong thực hiện cổ phần hóa và đến năm 1993 thì trở thành công ty cổ phần.

Hiện nay, bà Mai Thanh là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Cơ điện lạnh (HOSE: REE). REE dưới sự dẫn dắt của bà Mai Thanh đã phát triển từ một xí nghiệp cơ khí, sản xuất thiết bị điện lạnh cho các nhà máy nước đá, thành một thương hiệu lớn. REE đang là nhà thầu cơ điện dẫn đầu và sở hữu danh mục đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, điện, nước và than. Năm 2017, lợi nhuận sau thuế của REE đạt hơn 1,522 tỷ đồng, tăng gần 30% so với năm 2016 (1,173 tỷ đồng).

Ngoài ra, bà Mai Thanh còn nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Thành viên HĐQT Công ty tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance), Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Địa ốc Sài Gòn (SGR), Thành viên HĐQT CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC).

Bà Mai Thanh từng được Tạp chí Forbes vinh danh và đứng thứ 28 trong danh sách 48 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á (ASIA Power Businesswomen) năm 2014. Hiện tại, bà Mai Thanh nắm giữ hơn 22 triệu cổ phiếu REE, tương đương 7.3% cổ phần. Với thị giá 37,500 đồng/cp ngày 07/03, tài sản bà Thanh sở hữu tại REE lên hơn 858.5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình bà Mai Thanh cũng nắm giữ tổng cộng 24 triệu cổ phiếu REE, tương đương giá trị hơn 900 tỷ đồng.

Bà Mai Kiều Liên - Bà trùm sữa Việt Nam


Vốn hóa VNM: 299,100 tỷ đồng
Bà Mai Kiều Liên: 847 tỷ đồng (4.11 triệu cổ phiếu VNM)

Bà Mai Kiều Liên sinh năm 1953, từng tốt nghiệp Kỹ sư Chế biến thịt và sữa tại Đại học Moscow State và Chứng chỉ quản lý Kinh tế tại Đại học Kỹ sư Kinh tế Leningrad, Chứng chỉ Quản lý chính trị tại Học viện Chính trị Quốc gia. Vừa tốt nghiệp Đại học tại Nga, bà gia nhập CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) ngay từ khi được thành lập năm 1976.

Từ năm 2003, bà được bầu vào HĐQT và giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Công ty qua ba nhiệm kỳ liên tiếp – đến năm 2016.

Tại Vinamilk, bà Mai Kiều Liên không những khẳng định được tài năng lãnh đạo mà còn trở thành tỷ phú và lọt vào danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Nắm giữ hơn 4 triệu cổ phiếu VNM, tương đương 0.28% vốn cổ phần, hiện tại bà Liên sở hữu tài sản VNM gần 850 tỷ đồng, tính theo thị giá 206,100 đồng/cp ngày 07/03.

Với kinh nghiệm 40 năm trong ngành sữa, Vinamilk đã sở hữu một hệ thống trang trại bò sữa đạt chuẩn Global GAP trải dài khắp Việt Nam. Trang trại bò sữa hữu cơ Vinamilk đã đạt được chứng nhận trang trại bò sữa hữu cơ tiêu chuẩn Châu Âu đầu tiên tại Việt Nam ngay lần đầu tiên đánh giá của tổ chức Control Union (Hà Lan) uy tín toàn cầu. Song song với thành quả đáng khích lệ đó, năm 2017, lợi nhuận sau thuế của VNM cũng đạt hơn 10,278 tỷ đồng, tăng 10% so với con số 9,363 tỷ đồng của năm 2016.

Bà Mai Kiều Liên là một trong số ít các doanh nghiệp nữ Việt Nam được các tổ chức nước ngoài như Forbes liên tục vinh danh. Hiện tại, bà đang xếp vị trí thứ 35 trong danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Bà Thái Hương – Nữ tướng ngân hàng và ngành sữa

Vốn hóa BacABank: 11,500 tỷ đồng
Bà Thái Hương: 500 tỷ đồng (21.6 triệu cp BAB)

Sinh năm 1958 tại Nghệ An, bà Thái Hương được biết đến là người phụ nữ đứng đầu CTCP Thực phẩm Sữa TH (TH True Milk) thuộc Tập đoàn TH, bên cạnh đó là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Ngân hàng TMCP Bắc Á (UPCoM: BAB) - ngân hàng do chính bà sáng lập vào năm 1994 với vốn điều lệ 20 tỷ đồng.

Thời điểm 1994, khi đang làm cán bộ Công ty Vật liệu Xây dựng chất đốt Nghệ An, bà Thái Hương quyết định nghỉ việc Nhà nước và ra làm riêng.

Tên tuổi của bà Thái Hương bắt đầu được nhắc đến nhiều bắt đầu vào khoảng năm 2009, khi bà Hương đưa ra những phát ngôn về việc quyết tâm gia nhập thị trường sữa với mục tiêu thay đổi bản chất ngành công nghiệp này tại Việt Nam, vốn chủ yếu dùng bột sữa để sản xuất sữa nước.

Năm 2015, bà Thái Hương lần đầu tiên được lọt vào danh sách những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á của Forbes.

Ngày 28/12/2017, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank) đã chính thức được giao dịch trên UPCoM với mã chứng khoán là BAB. Tính theo mức giá 23,000 đồng/cổ phiếu đóng cửa ngày 07/03,với khối lượng sở hữu 21.6 triệu cổ phiếu BAB đưa bà Thái Hương lọt vào danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với gần 500 tỷ đồng.

Năm 2014, bà Thái Hương được Forbes xếp vào danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á. Mới đây, Forbes cũng bình chọn bà là một trong 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam. 

Cát Lam

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (10)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch Samsung lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc

Với việc tăng thêm 3,5 tỷ USD, ông Lee Jae Yong lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản ròng 11,5 tỷ USD.

Các tỉ phú bán lẻ giá rẻ ở châu Á phất lên trong thời kỳ lạm phát

Khối tài sản của các tỉ phú sở hữu các chuỗi bán hàng giá rẻ ở châu Á tăng thêm nhiều tỉ đô la Mỹ khi khách hàng đổ xô đến cửa hàng của họ trong thời kỳ lạm phát...

Khi Tim Cook đến Việt Nam “uống cà phê”!

Ngày 14/04, IDC công bố doanh số bán điện thoại thông minh của Apple đã giảm khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đồng nghĩa với việc mất vị trí quán quân...

Tiết lộ về cuộc sống kín tiếng của CEO Apple Tim Cook

CEO Apple Tim Cook ngoài đời là một người khá kín tiếng. Ông có thói quen dậy từ 4h sáng, dành một tiếng đọc cả hàng trăm e-mail công việc.

Con đường kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam

Nhân tố mới ứng cử vào HĐQT Vincom Retail (HOSE: VRE) - ông Nguyễn Hoài Nam đến từ Tập đoàn Berjaya Việt Nam gây sự chú ý trong bối cảnh Vingroup đang lên kế hoạch...

Forbes: Các tỷ phú dưới 30 tuổi đều nhờ thừa kế tài sản 

Theo nghiên cứu của Forbes, trên toàn cầu có 15 tỷ phú dưới 30 tuổi, nhưng không ai trong số họ là tự tạo ra tài sản của mình mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa...

Forbes: Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

Năm nay, danh sách tỷ phú thế giới của Forbes có sự góp mặt của 6 tỷ phú Việt Nam.

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98