“Chênh vênh” như cổ phiếu dầu khí!

04/05/2018 14:01
04-05-2018 14:01:22+07:00

“Chênh vênh” như cổ phiếu dầu khí!

Giá dầu phục hồi so với cùng kỳ năm 2017 và kết quả kinh doanh quý 1/2018 của ngành dầu khí cũng không hoàn toàn màu xám, đặc biệt mùa Đại hội đồng cổ đông vừa qua có nhiều thông tin và con số khả quan. Vậy, nguyên do nào lý giải cho việc đồng loạt đi xuống của cổ phiếu dầu khí những ngày qua sau thời gian tăng nóng từ đầu năm và rồi lại vừa có dấu hiệu hồi phục trong phiên cuối tuần?

PVN AllShare đã giảm từ mức 1,909 điểm ngày 20/04 xuống còn 1,443 điểm vào ngày 03/05.

Xen lẫn gam màu tươi sáng và u ám…

Nói về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho rằng giá dầu thô có dấu hiệu phục hồi nhưng mức giá còn thấp, thị trường cung cấp dịch vụ dầu khí và các dịch vụ liên quan trong ngành có sự cạnh tranh gay gắt do nhiều nhà cung cấp dịch vụ dầu khí nước ngoài có tiềm lực vượt trội về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, kinh nghiệm, tài chính… sẵn sàng chào giá cung cấp dịch vụ thấp hơn so với chi phí sản xuất vận hành thực tế với mục tiêu có việc làm. Đồng thời, thị trường cung cấp dịch vụ có nguồn cung lớn hơn cầu, do đó các đơn vị cung cấp dịch vụ PVN luôn phải đối mặt với sức ép giảm giá từ các khách hàng thuê sử dụng dịch vụ và tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến việc giữ vững thị phần cũng như phát triển tìm kiếm các hợp đồng mới trong và ngoài nước. Khó khăn là vậy, nhưng doanh thu năm 2017 của PVN vẫn vượt 12% kế hoạch đề ra.

Dự báo năm 2018, PVN nhận định vẫn còn đầy những thách thức đối với hoạt động dầu khí. Điển hình, giá dầu thô tiếp tục duy trì ở mức thấp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Tình hình biển Đông dự báo tiếp tục có những diễn biến khó lường khiến hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí cũng như việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ở các lô còn mở của Tập đoàn trở nên khó khăn. Tương tự năm 2017, các sản phẩm chủ lực của Tập đoàn phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm nhập khẩu trong khi nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách chưa được tháo gỡ kịp thời; một số vụ việc đang được các cơ quan thẩm quyền xử lý…

Ngoài ra, việc suy giảm sản lượng khai thác ở các mỏ chủ lực trong năm 2018 dự báo còn diễn biến bất lợi, khó lường, các mỏ còn lại nhỏ cận biên, điều kiện phát triển, vận hành phức tạp, rủi ro địa chất ngày càng cao... sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện mục tiêu khai thác dầu trong nước cả năm 2018.

Dù vậy, trong quý 1/2018, các đơn vị thành viên của PVN vẫn giữ được nhịp độ sản xuất kinh doanh và vượt kế hoạch đặt ra trong quý từ 2-17%. Cụ thể, tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 6.34 triệu tấn, vượt 4.5% kế hoạch; sản xuất điện 5.72 tỷ kWh, vượt 8% kế hoạch; sản xuất đạm 431.2 ngàn tấn, vượt 9.3% kế hoạch; sản xuất xăng dầu toàn Tập đoàn 1.69 triệu tấn, vượt 5.7% kế hoạch. Tổng doanh thu của toàn bộ các đơn vị trong Tập đoàn đạt 136.3 ngàn tỷ đồng, vượt 12% kế hoạch.

Tổng quan về kết quả kinh doanh quý 1 nghe có vẻ khả quan nhưng phải đi sâu vào từng thực thể mới thấy được bức tranh xen lẫn gam màu tươi sáng và u ám, lý giải ảnh hưởng lên giá cổ phiếu của ngành này.

…cổ phiếu đồng thuận lao dốc rồi lại hồi

 “Ông lớn” GAS sau loạt phiên lau sàn gần đây thì vừa lấy lại sắc xanh trong sáng 04/05, nhưng cuối cùng vẫn ghi nhận mức giảm hơn 19% trong vòng 1 tuần qua, hiện tiến về gần sát mốc 98,000 đồng/cp dù kết quả kinh doanh quý 1 vừa được công bố rất khả quan với lợi nhuận sau thuế 2,608 tỷ đồng, tăng gần 20% so cùng kỳ và đạt hơn 40% kế hoạch cả năm. Đáng nói, kế hoạch cả năm của GAS đưa ra chỉ 6,318 tỷ đồng, giảm 36% so thực hiện năm 2017, nhưng theo trần tình của GAS, con số này dựa trên giá dầu ở mức 50 USD/thùng, cách khá xa so với thực tế hiện nay. Công ty sẽ điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế để trình lên PVN, và Ban lãnh đạo GAS cũng tiết lộ trong bối cảnh như hiện nay và không có biến động đặc biệt, mỗi tháng Công ty lãi cả ngàn tỷ đồng.

Tất cả thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của GAS đưa ra đều không hề xấu nhưng duy chỉ có một điều, Ban lãnh đạo GAS tiết lộ trong ĐHĐCĐ rằng PVN chưa thể thoái vốn trong năm nay. Đây có lẽ là tin buồn với những nhà đầu tư đã ôm hàng nhằm kỳ vọng vào con sóng thoái vốn sắp tới!?

Còn với sự lao dốc gần 16% trong tuần qua của cổ phiếu PVD thì có thể dễ dàng “đổ lỗi” cho hoạt động kinh doanh khi Ban lãnh đạo kỳ vọng năm 2018 không lỗ nhưng ngay quý đầu tiên đã âm 239 tỷ đồng. Nói về con số lỗ này, PVD cho biết do đơn giá thấp và chi phí cố định cao khi lãi vay libor tăng hơn 1.5% so với cùng kỳ, khấu hao tăng trong khi giàn khoan hoạt động nhiều hơn. Ngoài ra, PVD tăng doanh thu hoạt động thương mại với biên lợi nhuận thấp, trong khi đơn giá các dịch vụ liên quan đến khoan trong quý 1 tiếp tục giảm sút do cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Trong khi đó, PXSPVS dù chưa tổ chức ĐHĐCĐ để nhà đầu tư được biết kế hoạch đặt ra cho năm mới nhưng nhìn vào kết quả kinh doanh quý 1/2018 cũng khiến cổ đông hoang mang. Cụ thể, PXS báo lỗ hơn 20 tỷ đồng trong quý 1/2018 và đơn vị này vừa quyết định xin hoãn tổ chức ĐHĐCĐ trước ngày 30/06. Cổ phiếu PXS theo đó cũng đỏ lửa với mức giảm gần 7% trong tuần qua, xuống 6,190 đồng/cp.

PVS dù đang hồi phiên cuối tuần nhưng cũng giảm gần 11%, quanh mốc 17,000 đồng/cp khi lợi nhuận sau thuế quý 1 giảm từ mức 256 tỷ đồng cùng kỳ xuống còn 253 tỷ đồng. Theo giải trình của PVS, lợi nhuận giảm do thua lỗ của hoạt động khảo sát địa vật lý (tàu khảo sát địa chấn 2D, 3D). Thêm vào đó, lợi nhuận từ các đơn vị liên doanh trong lĩnh vực kinh doanh tàu chứa và xử lý dầu thô (FSO/FPSO) áp dụng đơn giá thuê thấp hơn tương ứng với từng năm thuê theo quy định của hợp đồng thuê dài hạn.

Mặc dù có nhiều phiên đỏ lửa và đứng giá nhưng PET là cổ phiếu hiếm hoi ghi nhận mức giảm nhẹ chỉ 0.49% vòng 1 tuần qua, hiện ở mức 10,200 đồng/cp. Và kết quả kinh doanh quý 1/2018 của PET giảm từ mức 42 tỷ đồng cùng kỳ xuống còn 35 tỷ đồng. Đồng thời, hoạt động kinh doanh của PET dường như vẫn chưa có tín hiệu tốt hơn trong năm nay khi kế hoạch đưa ra là 9,000 tỷ đồng doanh thu và 135 tỷ đồng lãi sau thuế, giảm lần lượt gần 16% và 6% so năm 2017.

PGD khá chênh vênh khi đứng giá rồi giảm nhiều phiên liền và 2 phiên gần đây đang cố lấy lại những gì đã mất đề về lại mức trên 39,000 đồng/cp. Trong khi tình hình thực hiện quý 1 của PGD không hề xấu, thậm chí tăng khá tốt so với năm 2017. Nhưng có vẻ như Ban lãnh đạo PGD khá thận trọng với kế hoạch đưa ra cho cả năm 2018 với doanh thu 7,088 tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm 2017, nhưng lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 180 tỷ đồng, chỉ bằng 86% thực hiện năm 2017.

Ngược lại đối với PGS, sau nhiều phiên đứng im thì hiện đang le lói muốn áp sát mốc 32,000 đồng/cp với mức tăng 3.3%. Trong khi đó về hoạt động kinh doanh, tương tự các đơn vị khác, PGS đặt kế hoạch năm 2018 dựa trên giá dầu 55 USD/thùng nên doanh thu và lợi nhuận trước thuế đều giảm nhẹ so với thực hiện năm 2017 lần lượt ở mức 5,927 tỷ đồng và 136 tỷ đồng. Còn tính riêng trong quý 1/2018, PGS có lãi ròng hơn 19 tỷ đồng, giảm 21% so cùng kỳ 2017.

Ngoài ra còn có những “ông lớn” khác trên UPCoM cũng theo trào lưu lao dốc như BSR với mức giảm gần 8% trong tuần qua trước nhiều thông tin bất lợi như Phó Tổng Giám đốc bị bắt dù tin quý 1 doanh thu ước đạt 24,000 tỷ đồng, đạt 31% mục tiêu cả năm; lợi nhuận sau thế gần 1,300 tỷ đồng. Rồi Kiểm toán Nhà nước xác định, tổng giá trị thực tế của BSR tăng thêm 5,359 tỷ đồng, tương đương 7.94% khi cổ phần hóa.

Hay cổ phiếu OIL sau loạt phiên đỏ điểm đáng kể thì nay cũng tiến gần lên mức 17,000 đồng/cp khi trước đó có lúc đã gần về mốc 15,000 đồng/cp dù kết quả kinh doanh trong 4 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 215 tỷ đồng, đạt 63% kế hoạch cả năm.

POW thì về 13,200 đồng/cp, giảm hơn 2% dù kết quả quý 1 tăng vọt 37% về lợi nhuận sau thuế hợp nhất khi đạt 675 tỷ đồng. Và đặc biệt, Chính phủ cũng đã chính thức đồng ý cho POW làm Chủ đầu tư các dự án nhà máy nhiệt điện chạy khí Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4.

Hoàng Nguyên

Fili







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (10)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch REE Nguyễn Thị Mai Thanh nói về khó khăn mảng điện 2024

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào sáng ngày 29/03, bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) đã có những chia sẻ về ngành điện -...

Vietnam Airlines tăng trưởng doanh thu hơn 30% trong năm ngoái, quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc

Trong năm 2023, Vietnam Airlines báo cáo doanh thu hợp nhất từ hoạt động kinh doanh chính đạt 92,231 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 3,885 tỷ đồng. Các kết quả này đều cải...

Vượt lên tình hình khó khăn thế giới, Viettel Global tăng trưởng bứt phá

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã qua kiểm toán. Theo đó, cả doanh thu và lợi nhuận...

IDI kế hoạch lãi sau thuế 2024 gấp 3 lần

Sau một năm kinh doanh không như kỳ vọng, CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI) đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng trưởng nhảy vọt.

Chủ tịch VNDIRECT gửi tâm thư về sự cố hệ thống bị hacker tấn công

Mới đây, bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) đã gửi đi tâm thư nói về sự cố tấn công mạng làm gián đoạn, ngừng trệ giao dịch tại VND...

Một cổ phiếu bất động sản tăng vọt hơn 20% từ đầu năm, kế hoạch lãi tăng 41%

Hưởng lợi từ hai dự án lớn, giá cổ phiếu CTCP Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) tăng nóng hơn 20% từ đầu năm. Công ty đặt kế hoạch lãi ròng 2024 đạt 199 tỷ đồng, tăng...

Phó Tổng GVR: Giá cao su vẫn sẽ ở mức cao ít nhất đến tháng 5, 6

Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1, ông Trần Thanh Phụng - Phó Tổng Giám đốc GVR đã có những chia sẻ về tình hình giá cao su tăng mạnh gần đây và dự báo về giá cao...

ĐHĐCĐ Nam A Bank: Mục tiêu lãi trước thuế 4,000 tỷ, chia cổ tức 25%

Sáng ngày 29/03/2024, tại Đà Lạt, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HOSE: NAB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng...

GVR: Xấp xỉ 25,000ha đất cao su được chuyển đổi, bổ sung 650ha đất cho 3 khu công nghiệp

Ngoài thông qua nội dung các tờ trình, ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) diễn ra sáng 29/03 còn đáng chú ý...

FPT quyết tâm vươn tầm "world class", mục tiêu 5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài vào 2030

CTCP FPT (HOSE: FPT) đặt mục tiêu 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài vào năm 2030. Đồng thời thể hiện quyết tâm nâng tầm, vượt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98