Nghịch lý tại thị trường bất động sản Mỹ

18/06/2018 22:10
18-06-2018 22:10:09+07:00

Nghịch lý tại thị trường bất động sản Mỹ

Các thành viên thị trường bất động sản Mỹ đang đau đầu vì tình cảnh trái khoáy, khi mọi thứ lẽ ra phải đi đúng hướng, nhưng thực tế thì không.

Nền kinh tế Mỹ đang chứng tỏ sức mạnh ngày càng được cải thiện, với các số liệu “trong mơ”. Số lượng việc làm tăng trong 91 tháng liên tiếp, đẩy tỷ lệ thấp nghiệp xuống mức thấp nhất kể từ năm 2000. Số liệu thất nghiệp mới nhất cho biết, chỉ 3,8% người dân Mỹ thất nghiệp trong tháng 5. Chưa kể, một diễn biến hiếm có trong nền kinh tế cũng xảy ra, khi tổng số lượng việc làm mới được tạo ra cao hơn con số người thất nghiệp.

Bên cạnh đó, tiền lương trung bình theo giờ cũng đã đạt 22,59 USD/giờ, tăng 2,8% trong tháng 5 - mức tăng mạnh nhất trong gần một thập kỷ qua. Trong đó, thương mại bán lẻ là một trong những ngành chứng kiến mức lương tăng nhanh nhất, với mức tăng 4,4%. Đáng chú ý, tại lĩnh vực xây dựng, vốn nổi tiếng bởi mức lương thấp, các công nhân cũng có mức lương trung bình tăng mạnh 3,6%, đạt 27,50 USD/giờ.

Cùng với tiền lương đi lên, tổng giá trị tài sản của các hộ dân tại Mỹ cũng leo dốc trong quý vừa qua. Nếu như trước giai đoạn khủng hoảng, tổng tài sản của mọi hộ dân Mỹ vào khoảng 66.000 tỷ USD, sau đó rơi tiếp xuống 55.000 tỷ USD khi giá nhà và thị trường bất động sản lao dốc. Hiện tại, con số này đã vượt qua 100.000 tỷ USD (cuối năm 2017 là 98.700 tỷ USD), khi cả giá nhà và thị trường chứng khoán đều đang thiết lập các mức đỉnh.

Vậy nhưng, bất chấp nền tảng kinh tế tích cực, doanh số bán nhà lại không hề tăng trưởng. Thậm chí, con số nhà hiện hữu bán được còn giảm 1% kể từ đầu năm tới nay. Số lượng các nhà mới xây dựng xong đang chờ chủ nhân ở mức cao hơn so với năm ngoái, dù vẫn dưới năng lực xây dựng.

Hiện tại, tổng doanh số bán nhà mới và nhà đã hiện hữu đang ở mức tương đương với năm 2000. Cụ thể, năm 2000, số lượng nhà đã hiện hữu bán ra đạt 5,2 triệu căn, số nhà mới đạt 900.000 căn. Con số này bây giờ lần lượt là 5,5 triệu căn và 650.000 căn. Trong khi đó, số lượng người dân tại Mỹ đã tăng thêm 40 triệu người, với thêm 17 triệu việc làm mới so với năm 2000. Chưa kể, lãi suất cho vay mua nhà vào năm 2000 là khoảng 8%/năm, trong khi hiện nay chỉ khoảng 4,6%/năm. Vậy điều gì đang diễn ra?

Theo các chuyên gia kinh tế, nước Mỹ đang trong tình trạng bất thường, khi thị trường bất động sản nóng, nhưng doanh số bán nhà không tăng lên. Một trong những lý do chính là thiếu nguồn cung. Theo đó, thị trường bất động sản Mỹ tràn ngập các ngôi nhà đã hiện hữu được rao bán, nhưng ít người mua, bởi đây đều là các căn hộ có kích cỡ lớn, hoặc giá trị cao, nơi chủ nhân hoặc các nhà môi giới muốn buôn bán qua tay để kiếm lời lớn.

Thêm vào đó, việc thiếu nguồn cung nhà mới xây cũng khiến chủ nhân các căn hộ hiện tại lo ngại một khi bán đi, họ sẽ không tìm ra được ngôi nhà mới phù hợp. Đây là lý do, trong những năm gần đây, thời gian trung bình chủ nhân của một căn nhà gắn bó với ngôi nhà lên tới 8 - 10 năm.

Thị trường bất động sản nóng khi giá nhà không ngừng tăng lên, trong khi đó, người dân vẫn thiếu sự lựa chọn cho phù hợp với mong muốn và khả năng chi trả của chính mình. Đây là lý do dù kinh tế phát triển ổn định, doanh số bán nhà vẫn không khả quan như kỳ vọng.

Xây dựng các căn nhà mới sẽ tạo thêm việc làm, thúc đẩy kinh tế địa phương, tăng thu thuế, khiến giá nhà trở nên phù hợp hơn và tăng tỷ lệ sở hữu nhà. Đây là điều nước Mỹ cần làm để giải tình trạng éo le hiện tại.

Lam Phong

ĐTCK





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...

Trung Quốc sẽ ban hành quy định mới để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Lý Cường khẳngn định Trung Quốc luôn chào đón mọi công ty từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến đầu tư và tăng cường khẳng định chỗ đứng tại nước này.

Khu vực Kinh tế châu Âu sẽ áp dụng chính sách tài chính thắt chặt hơn

Chính sách tài chính thắt chặt hơn sẽ giúp giảm lạm phát và ổn định tài chính công, sau tình trạng chi tiêu quá mức do đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng giá...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98