Trung Quốc có thể sử dụng “vũ khí” gì trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

21/07/2018 11:59
21-07-2018 11:59:04+07:00

Trung Quốc có thể sử dụng “vũ khí” gì trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Tuần trước, Mỹ đã khơi ngòi cho cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc bằng việc áp thuế lên 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, đồng thời tiết lộ danh sách 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc có khả năng bị áp thêm thuế 10%.

Mặc dù tới nay, Trung Quốc vẫn có khả năng đưa ra biện pháp đáp trả có cùng quy mô (cả 2 quốc gia đều áp thuế quan lên 34 tỷ USD hàng hóa lẫn nhau trong tháng 6/2018), nhưng nếu Mỹ áp thuế tới 500 tỷ USD thì Trung Quốc có lẽ phải sử dụng tới các “vũ khí” khác.

Về mặt lý thuyết, Mỹ có thể áp thuế lên 505 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc – vốn là tổng giá trị tính bằng USD của lượng hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ trong năm 2017. Trong ngày thứ Sáu (20/07), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng áp thuế lên tất cả hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ nếu cần thiết. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ nhập khẩu khoảng 130 tỷ USD hàng hóa Mỹ, vì vậy không có cách nào họ có thể đưa ra hàng rào thuế quan cùng quy mô với lời đe dọa mới nhất của Donald Trump.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ không thể đáp trả lại. Trên thực tế, họ có thể sử dụng tới các biện pháp phi thuế quan để đáp trả lại Mỹ, Kristina Hooper, Trưởng Bộ phận Chiến lược gia thị trường toàn cầu tại Invesco, cho hay. “Trung Quốc có kho ‘vũ khí’ lớn hơn Mỹ rất nhiều”, cô nhận định. “Hàng rào thuế quan chỉ là ‘bề nổi của tảng băng’ về những gì Trung Quốc sở hữu”.

Vậy, Trung Quốc có thể đáp trả kiểu gì nếu họ không thể áp thuế ‘ăn miếng trả miếng’ được nữa? Sau đây là 4 cách thức mà Trung Quốc có thể đáp trả lại Mỹ:

1. Ngừng mua trái phiếu Chính phủ Mỹ

Trung Quốc là một trong những quốc gia nắm giữ trái phiếu Chính phủ Mỹ nhiều nhất, sở hữu khoảng 1 ngàn tỷ USD trái phiếu trong năm 2017, theo dữ liệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Cũng như hầu hết nhà đầu tư khác, họ cũng muốn trữ đồng bạc xanh dưới một kênh an toàn và trái phiếu Mỹ là khoản đầu tư an toàn đó. Tuy nhiên, nếu chính quyền Trung Quốc bị ép buộc quá mức thì họ có thể quyết định giảm bớt tỷ trọng hoặc ngừng mua trái phiếu Chính phủ Mỹ. Điều này có thể tác động mạnh tới nền kinh tế Mỹ.

Nếu Trung Quốc bán ra ra trái phiếu Mỹ thì lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ có thể gia tăng. Vấn đề ở đây là: Những người nắm giữ trái phiếu Chính phủ Mỹ trên khắp thế giới – bao gồm cả Chính phủ Mỹ và những cư dân Mỹ – sẽ chứng kiến giá trái phiếu của họ sụt giảm. Ngoài ra, lợi suất cao hơn cũng làm gia tăng chi phí đi vay của Chính phủ Mỹ thông qua việc phát hành trái phiếu mới, và các công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp có lẽ cũng phải trả chi phí đi vay cao hơn.

Có nhiều lý do để Trung Quốc không làm thế, như nó sẽ làm giảm giá trị của khoản trái phiếu nắm giữ của Trung Quốc, đồng thời không có kênh an toàn thay thế cho lượng USD của họ. Tuy nhiên, nếu họ muốn gây tổn thương cho nước Mỹ thì đây có thể là một lựa chọn. “Điều này sẽ làm giảm nguồn thu Chính phủ Mỹ trong lúc họ đã có thâm hụt lớn. Do đó, nó gây nhiều áp lực lên Mỹ”, Hooper cho hay.

2. Phá giá Nhân dân tệ

Trung Quốc cũng có thể phá giá Nhân dân tệ. Trên thực tế, đây có thể là công cụ tốt nhất để đáp trả lại Mỹ. “Tiền tệ là đòn bẩy hiệu quả nhất để bù đắp cho tác động của hàng rào thuế quan”, Salman Baig, Trưởng Bộ phận Quản lý đầu tư tại Unigestion ở Geneva, cho hay.

Nếu Nhân dân tệ rớt 8% thì các nhà nhập khẩu Mỹ chỉ nhận thấy chi phí hàng Trung Quốc tăng thêm 2% sau khi tính tới tác động của hàng rào thuế quan. Các công ty sẽ không cảm thấy chênh lệch quá nhiều, ông Baig cho hay.

Mặc dù Trung Quốc có thể sử dụng các biện pháp để làm suy yếu Nhân dân tệ (có thể giảm lãi suất), nhưng ông Baig cho rằng họ có lẽ không cần phải can thiệp quá nhiều để làm suy yếu đồng nội tệ. Nội tệ giảm giá là kết quả tự nhiên của các hàng rào thuế quan. Áp thuế quan càng nhiều thì Nhân dân tệ sẽ càng giảm mạnh.

Dù vậy, Trung Quốc không muốn Nhân dân tệ rớt quá nhiều và quá nhanh và họ đang dần chuyển sang tỷ giá hối đoái thả nổi tự do. Ít nhất thì trong ngắn hạn, Trung Quốc sẽ vui lòng để Nhân dân tệ rớt giá để bù đắp tác động của hàng rào thuế quan. “Những gì họ không muốn thấy là Nhân dân tệ biến động quá mạnh”, ông Baig cho hay. “Nhưng họ vẫn vui khi để Nhân dân tệ giảm thêm từ 2-5%, miễn là không biến động quá mạnh”.

3. Gây khó dễ cho các công ty Mỹ

Chính quyền Trung Quốc có nhiều sức ảnh hưởng đối với người dân nước họ. Nếu họ muốn cư dân ngừng đi du lịch tới Mỹ hoặc ngừng mua hàng hóa Mỹ thì họ có thể làm được, ông Gerardo Zamorano, Giám đốc Bộ phận đầu tư tại Brandes Investment Partners, cho hay.

Ngoài ra, Trung Quốc còn có thể gây khó dễ cho các công ty Mỹ muốn rút tiền mặt ra khỏi Trung Quốc vì việc chuyển tiền mặt cần phải được sự chấp thuận và Trung Quốc có thể làm chậm tiến trình này, ông cho hay. Và Trung Quốc còn có thể gây khó khăn cho những người Mỹ lấy visa, thúc đẩy các công ty trong nước về mặt tài chính hoặc có thể gia tăng gánh nặng về quy định lên các công ty Mỹ, Hooper cho hay. Ngoài ra, họ có thể đánh thuế lên một số doanh nghiệp, triển khai các cuộc điều tra chống độc quyền hoặc thi hành các quy định về môi trường.

4. Cô lập Mỹ

Trung Quốc có thể chơi trò “câu giờ”. Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình, có thể nắm giữ quyền lực trọn đời, và ông có thể tận dụng khoảng thời gian của mình để bồi đắp mối quan hệ thương mại với các nước khác trên thế giới và cô lập Mỹ. Chúng ta đã chứng kiến Trung Quốc đang cố gắng "lấy lòng” châu Âu, và Canada và Trung Quốc cũng tổ chức trao đổi về thương mại.

Nếu muốn, Trung Quốc cũng có thể gia nhập Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sau khi ông Trump rút lui. "Thử tưởng tượng xem nếu Trung Quốc quyết định gia nhập. Đó sẽ là một thỏa thuận thương mại toàn cầu quy mô khổng lồ", ông Baig nói.

Đây sẽ là một cuộc chơi dài hạn, và các thỏa thuận thương mại không phải muốn là có ngay, nhưng theo ông Baig, cách làm này sẽ là cách hiệu quả nhất đối với Trung Quốc. Mỹ hiện cũng đang có quan hệ thương mại căng thẳng với Canada, châu Âu, và nhiều quốc gia khác, nên các nước này càng dễ dàng thiết lập các liên minh thương mại mới và để Mỹ đứng ngoài.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98