Vinasun đang muốn “cái ô tô phải như con ngựa”

26/09/2018 09:33
26-09-2018 09:33:00+07:00

Vinasun đang muốn “cái ô tô phải như con ngựa”

Sáng ngày 24/9, tại phiên tòa xét xử vụ Vinasun kiện Grab đòi bồi thường thiệt hại, hàng trăm tài xế Vinasun có mặt tại TAND TP HCM từ sớm với biểu ngữ trên tay: “Grab là đơn vị vận tải taxi”.

Đây chính là mấu chốt của vụ kiện. Vinasun cho rằng Grab là một hãng taxi, nên phải kinh doanh theo "luật taxi" như quy định về logo, màu sắc, phù hiệu, thuế, phí, nhân công,... và mô hình kinh doanh hiện nay của Grab là vi phạm "luật taxi".

Trong khi đó, Grab luôn khẳng định mình chỉ là đơn vị "trung gian" môi giới cho hợp đồng điện tử giữa khách đi xe và tài xế, tài xế không phải là nhân viên của Grab, nên Grab không phải là đơn vị vận tải taxi.

Tài xế Vinasun dùng biểu ngữ.

Lập luận của Vinasun không phải là chưa có tiền lệ. Năm 2015, tòa án bang California ở Mỹ đã ra phán quyết Uber, dịch vụ gọi xe giống Grab, phải công nhận tài xế là nhân viên chính thức của mình. Phán quyết tương tự cũng đã được đưa ra ở Nam Phi và New York trong khoảng 1 năm vừa rồi.

Các mô hình gọi xe như kiểu Uber, Grab cũng đã bị cấm ở nhiều nơi trên thế giới như Đan Mạch, Ý, Bungary, Nhật, một số bang ở Mỹ, Úc, Canada với lý do hoạt động không đúng "luật taxi".

Ngược lại, ở những nơi được hoạt động, các dịch vụ gọi xe kiểu Uber/Grab đang ngày một phát triển và mở rộng mạnh mẽ.

Phiên tòa đã bị hoãn vì lí do cần thêm thời gian thẩm định thông tin, nhưng chúng ta thử xem, nếu Grab “là đơn vị vận tải taxi” thì:

Người được lợi đầu tiên là Vinasun, dĩ nhiên. Họ sẽ được bồi thường thiệt hại theo đơn kiện. Nhưng quan trọng nhất, họ sẽ buộc được Grab biến thành một hãng taxi truyền thống, từ bỏ các thế mạnh về công nghệ, mô hình kinh doanh 4.0 của mình để cạnh tranh với Vinasun và các hãng taxi khác trên sân nhà của Vinasun.

Không chỉ Grab, mà cả một "rừng" ứng dụng gọi xe đang cạnh tranh quyết liệt trên thị trường sôi động như Go-Việt, Go-ixe, FastGo,... sẽ đều phải biến cải hết thành các hãng taxi truyền thống.

Sau đó, có thể các công ty truyền thông, báo chí sẽ kiện Google và Facebook, bắt Google và Facebook phải “là một công ty truyền thông” truyền thống? Các hãng khách sạn sẽ kiện Airbnb, bắt Airbnb phải “là một hãng du lịch” truyền thống? Các hãng thương mại sẽ kiện Amazon, Alibaba và Việt Nam bước chân ra ngoài cuộc cách mạng nền tảng (platform) cùng nền kinh tế chia sẻ đang nổi lên mạnh mẽ trên thế giới?...

Để nói về cuộc cách mạng nền tảng và nền kinh tế chia sẻ, người ta thường trích dẫn câu: “Uber là công ty taxi lớn nhất thế giới nhưng không sở hữu một chiếc xe nào. Facebook sở hữu mạng truyền thông lớn nhất thế giới mà không tự tạo ra nội dung gì. Airbnb là nhà cung cấp lưu trú lớn nhất thế giới nhưng không sở hữu một bất động sản nào”.

Xe và ngựa.

Những công ty này đã tận dụng sức mạnh của công nghệ mới để khai sinh ra những mô hình kinh doanh chưa từng có trước đó. Họ cung cấp một phần mềm nền tảng, như một cái sàn giao dịch điện tử trung gian để cho các mua và bán gặp nhau trao đổi hàng hóa và dịch vụ và kiếm lời từ đó.

Sự tiện dụng và tối ưu chi phí nhờ công nghệ đã làm cho các mô hình này lấn át hết các mô hình truyền thống. Báo chí giảm độc giả vì Google và Facebook. Taxi bị mất khách vì Uber. Amazon gần như làm lụi tàn nhiều nhà bán lẻ khác.

Cũng có các vụ kiện kiểu Vinasun-Grab ở nhiều nơi trên thế giới, cũng có những phán quyết bảo vệ truyền thống như kiểu "nhân viên Uber" như đã kể ở trên, nhưng hầu hết các công ty truyền thống đều phải chọn cách thay đổi chính mình, nâng cấp mô hình kinh doanh, công nghệ để bắt kịp với thời đại.

Các tòa soạn thay đổi cơ chế đọc tin trả tiền, thay đổi cách viết để các tìm kiếm trên Google, các ‘tút’ trên Facebook không thể "sâu" và đáng tin cậy bằng. Các nhãn hàng đi vào chiến lược cá nhân hóa cho từng khách hàng để chống lại sức mạnh đại trà của Amazon.

Họ hiểu rằng, có cái mới, hiệu quả hơn thì luôn luôn phủ định lại cái cũ, đó là điều tất yếu, muốn tồn tại thì phải tự đổi mới chính mình.

Lịch sử cho thấy, cái ô tô ra đời thì con ngựa phải bị đào thải, nếu bắt ô tô phải “như con ngựa” thì người ta sẽ mãi cưỡi ngựa mà không bao giờ được đi ô tô.

Mà Vinasun đang kiện để bắt Grab phải là “đơn vị vận tải taxi” truyền thống.

Cáp Tần

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán BIS đặt mục tiêu lãi đi lùi gần 90%, chuyển nhượng các khoản phải thu gần 40 tỷ đồng cho cổ đông cũ

CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài...

Tham vọng "Công ty tỷ đô" liệu có khả thi với DGW?

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa công bố, DGW đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 22% và 38%, tiếp nối hành trình trở thành “Công ty tỷ...

Vicostone đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn ngàn tỷ trong 2024

Nhận định ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như sản xuất đá nhân tạo còn đối mặt nhiều khó khăn, CTCP Vicostone (HNX: VCS) vẫn đặt kế hoạch lãi trước thuế...

LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 35%, tăng vốn lên gần 33,600 tỷ 

Kế hoạch tăng trưởng tài sản, tín dụng, lợi nhuận, vốn điều lệ và đổi tên mới là những nội dung quan trọng được Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE:...

Công ty chứng khoán của chủ sở hữu MoMo đặt kế hoạch tăng lỗ năm 2024

Sau khi về tay chủ sở hữu ví điện tử MoMo, CTCP Chứng khoán CV (CVS) có nhiều bước tái cơ cấu nhằm quay lại thị trường.

Giá cổ phiếu ở mức thấp trong các doanh nghiệp BĐS KCN, Chủ tịch KBC nói gì?

“KBC hoạt động nhờ vào niềm tin từ cổ đông và chứng khoán cũng sống nhờ niềm tin, khi niềm tin càng lớn thì giá cổ phiếu lên theo cách ổn định, bền vững sẽ tốt hơn...

Sợi Thế Kỷ ưu tiên giảm giá để lấy đơn hàng, ngôi sao hy vọng đặt vào nhà máy Unitex

"Chúng ta có những chính sách, chiến lược bán hàng để nhượng bộ khách hàng nhằm lấy được nhiều đơn hàng hơn. Thay vì chờ đạt được giá như mong muốn mới bán thì dùng...

Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ gấp đôi trong năm 2024, trả cổ tức tiền mặt 15% 

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt và tăng vốn điều lệ.

Lo ngành thép tiếp tục gặp khó, một công ty thép đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24%

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, CTCP Kim khí TPHCM (HOSE: HMC) đưa ra cái nhìn thận trọng về năm 2024, dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa hồi phục, nhất là...

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,921 tỷ đồng

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98