Tín hiệu IFC?

10/10/2018 14:57
10-10-2018 14:57:26+07:00

Tín hiệu IFC?

Công ty Tài chính quốc tế (IFC - một công ty trực thuộc Ngân hàng Thế giới) đang tìm kiếm đối tác để bán lại cổ phần nắm giữ tại Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) - Bloomberg đưa ra thông tin này cách đây hơn hai tuần.

 

Cả đại diện VietinBank và Ngân hàng Nhà nước đều không bình luận gì khi chúng tôi trích dẫn Bloomberg. Thực ra những thông tin hành lang và tin tức trong giới ngân hàng, nhất là lãnh đạo cấp cao như chủ tịch hội đồng quản trị hay tổng giám đốc - những người đề nghị không nêu tên - đều nghiêng về khả năng chuyện đó có thật.

So với các tổ chức đầu tư gián tiếp nước ngoài khác, trong vòng 20 năm qua, IFC là một trong những định chế đầu tư tài chính thành công nhất ở Việt Nam. Các thương vụ của IFC tương đối lớn xét về quy mô và thời điểm giải ngân luôn rất thuận lợi, nếu không muốn nói là đáy của thị trường hoặc chân của một con sóng cao lừng. IFC cũng thoái các khoản đầu tư khá sớm trước khi thị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh. Nói ngắn gọn, thời điểm đầu tư và chốt lời của IFC thường chính xác đến mức không thể chê được. Cho nên IFC “bơm” vốn vào đâu hay rút vốn khỏi đâu có thể xem như tín hiệu, mà chúng tôi thấy thích hợp gọi là “tín hiệu IFC”.

Ngày 24-7-2008, IFC chuyển nhượng thỏa thuận ngoài hệ thống các sàn chứng khoán (thỏa thuận ngoài hệ thống diễn ra khi mức giá nằm ngoài biên độ quy định trong một phiên của Hose; Hnx; UpCom - NV) 16,2 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho Standard Chartered Bank ở mức 140.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá thị trường ngày hôm đó là 68.000 đồng/cổ phiếu. Đây là một trong những khoản đầu tư sinh lời cao của IFC. Sau khi IFC không còn là cổ đông của ACB, vô tình hay cố ý, diễn biến chứng khoán chung xấu dần và thị giá ACB không tránh khỏi số phận chung rớt sâu.

Mấy tháng sau đó, ngày 15-12-2008, IFC công bố kế hoạch bán 50% cổ phần, tương đương 16 triệu cổ phiếu của Sacombank. Tổng giám đốc Sacombank bấy giờ, ông Trần Xuân Huy, lên tiếng giải thích với báo giới rằng việc IFC chốt lời đã nằm trong dự định từ trước. Tất nhiên, đó chỉ là sự giải thích cho một sự việc đã rồi vì IFC một thời gian rất ngắn sau đấy cũng hoàn tất thoái vốn Sacombank.

Chứng khoán Việt Nam những năm 2008-2011 đã đi từ đáy này đến đáy khác. Các tổ chức đầu tư như VinaCapital, Dragon Capital chẳng những không huy động được vốn mới mà vốn đang quản lý cứ “ngót” dần. Đúng vào thời điểm người ta ngoảnh mặt với VN-Index, năm 2011 IFC rót 24,5 triệu đô la Mỹ mua 10% cổ phần Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) và 182 triệu đô la Mỹ để sở hữu 10% cổ phần VietinBank. 10% cổ phần (168,58 triệu đơn vị) này là do VietinBank phát hành riêng lẻ với giá 21.000 đồng/cổ phiếu. Tính ra tổng vốn mà IFC bỏ ra mua VietinBank là 3.540 tỉ đồng. Đến nay, sau những đợt chia tách, trả cổ tức bằng cổ phiếu, IFC đang có trong tay gần 300 triệu cổ phiếu. Ở mức giá khoảng 27.000 đồng/cổ phiếu hiện nay của VietinBank, sự chuyển nhượng có thể mang về cho IFC số tiền 8.100 tỉ đồng, gấp gần 2,3 lần giá vốn đầu tư và tỷ suất sinh lời khoảng 128% trong gần bảy năm. Chưa kể bảy năm đó, năm nào VietinBank cũng trả cổ tức bằng tiền mặt, từ 8-12%/năm tùy năm.

IFC rất có duyên đầu tư vào ngân hàng Việt và chưa bao giờ bị lỗ, chỉ là lãi ít lãi nhiều, lãi cao lãi thấp, mà thường đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn thị trường. IFC giỏi “đánh hơi” và phát hiện những địa chỉ đầu tư có triển vọng mang lại lợi nhuận từ khi các địa chỉ này còn “lặng sóng”. Cuối tháng 8-2016 IFC bỏ ra trên 400 tỉ đồng mua 18,3 triệu cổ phiếu (tức 4,99% cổ phần) của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB-Hose). TienPhongBank có cơ cấu cổ đông cô đặc, vốn điều lệ chưa cao và là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận nhanh dựa vào ứng dụng công nghệ Internet banking và thanh toán trực tuyến. Nếu chọn ra hai ngân hàng đang được các ông chủ kinh doanh tiền tệ đánh giá cao về nhiều phương diện, thì theo người viết bài này, đó là TienPhongBank và VIB (Ngân hàng TMCP Quốc tế). 

Gần đây nhất IFC giải ngân 230 tỉ đồng để có quyền sở hữu 10,4% vốn chủ sở hữu của PAN Farm - một công ty trực thuộc tập đoàn PAN với sự góp vốn không nhỏ của Chủ tịch SSI ông Nguyễn Duy Hưng. PAN đang sở hữu những tài sản rất có giá trị sau các thương vụ M&A và trong trường hợp chuyển nhượng, đặc biệt cho các đối tác nước ngoài, tập đoàn sẽ thu lợi nhuận vượt mong đợi.

Quay lại với VietinBank, không phải ngẫu nhiên IFC tìm người mua khoản đầu tư tại CTG bây giờ. Ngành ngân hàng sắp bước vào thời kỳ thử thách và sự phân hóa sẽ cao độ. Tốc độ tăng trưởng của những ngân hàng quy mô, nhất là quốc doanh và nửa quốc doanh, sẽ chậm lại, thậm chí có thể không tăng trưởng. Những ngân hàng tầm trung, nếu có một chiến lược định hướng thích hợp môi trường mới, sẽ bứt phá. Room nước ngoài đã khóa, những lợi thế của VietinBank hiện tỏ ra dàn trải. Chọn điểm nhấn nào để chỉ ra đặc trưng tăng trưởng của Vietinbank giờ đây không dễ.

Hải Lý

TBKTSG





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vụ mất 11,9 tỷ ở Vietcombank: VCB kháng cáo, VKS kháng nghị việc bồi thường 700 triệu

Viện Kiểm sát nhân dân TP. Từ Sơn cho rằng chưa đủ căn cứ để xác định Vietcombank có lỗi trong việc khách hàng bị mất số tiền 11,9 tỷ đồng trong tài khoản, để buộc...

Phó Thống đốc nói về khoản cho vay để hỗ trợ ngân hàng SCB

Đến nay, SCB vẫn đang hoạt động ổn định và NHNN sẽ tiếp tục xây dựng lộ trình để từng bước tái cơ cấu ngân hàng này.

NHNN cho phép ngân hàng thương mại giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024

Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 1/2024, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, NHNN sẽ cho phép các ngân...

ĐHĐCĐ SeABank: Đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30,000 tỷ đồng

Ngày 17/04/2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Nhiều mục tiêu quan trọng đã được thông qua tại...

Công cụ hiệu quả đánh giá chất lượng danh mục cho vay

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô đầy biến động của năm qua, việc đánh giá mức độ rủi ro trong danh mục cho vay của ngân hàng trở nên cực kỳ quan trọng. Các chính sách...

Tỷ giá tiếp tục tăng, giá bán USD vẫn trên 25,000 đồng

Sáng ngày 19/04/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm. Giá bán USD tại các ngân hàng thương mại tăng liên tục.

Ngân hàng Nhà nước nói sẵn sàng can thiệp tỷ giá trong hôm nay

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết các quan chức đã sẵn sàng can thiệp vào thị trường ngoại hối khi tiền đồng rơi xuống mức thấp kỷ lục so với USD.

Vụ mất 11,9 tỷ trong tài khoản Vietcombank: App lạ từ Nhật, nguyên đơn kháng cáo

Bà Trần Thị Chúc, nguyên đơn trong vụ tài khoản 11,9 tỷ đồng tại Vietcombank “bốc hơi” đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm do TAND TP. Từ Sơn (Bắc...

OCB mở mới 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024

Mới đây, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã nhận được công văn chấp thuận mở mới thêm 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024.

Cảnh báo việc tiếp tay cho tội phạm khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay trên các hội nhóm, diễn đàn xuất hiện tình trạng các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98