OPEC hạ dự báo nhu cầu dầu trong 4 tháng liên tiếp

14/11/2018 11:19
14-11-2018 11:19:10+07:00

OPEC hạ dự báo nhu cầu dầu trong 4 tháng liên tiếp

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tiếp tục hạ dự báo nhu cầu dầu trong báo cáo hàng tháng mới nhất, qua đó đánh dấu 4 tháng hạ dự báo liên tiếp.

Tổ chức 15 thành viên này dự báo, nhu cầu dầu thô thế giới sẽ tăng thêm 1.29 triệu thùng/ngày trong năm 2019, giảm 70,000 thùng/ngày so với dự báo của tháng trước. OPEC đã điều chỉnh giảm dự báo trong 4 tháng liên tiếp, lúc đầu họ kỳ vọng nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng trưởng thêm 1.45 triệu thùng/ngày vào năm tới.

Trong khi đó, OPEC dự báo sản lượng từ các quốc gia ngoài OPEC sẽ tăng thêm 2.23 triệu thùng/ngày trong năm tới, tăng 120,000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.

“Mặc dù thị trường dầu đã đạt tới mức cân bằng tại thời điểm này, nhưng dự báo tăng trưởng nguồn cung năm 2019 của các nước ngoài OPEC lại thể hiện tăng trưởng nguồn cung vượt trội hơn tăng trưởng nhu cầu thế giới, qua đó có khả năng dẫn tới tình trạng dư cung trên thị trường”, OPEC cho hay. “Việc điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và những bất ổn liên quan đã gây áp lực lên nhu cầu dầu trong vài tháng gần đây”.

Lời cảnh báo trên cung cấp thêm bằng chứng cho thấy, OPEC và các nước đồng minh có thể khởi động vòng cắt giảm nguồn cung mới tại cuộc họp vào tháng tới ở Vienna.

Cùng với Nga và các nhà sản xuất khác, OPEC đã cắt giảm sản lượng dầu từ tháng 1/2017 để xóa bỏ tình trạng dư cung và hỗ trợ cho thị trường dầu. Tuy nhiên, hồi tháng 6/2018, họ đã nhất trí đảo ngược lộ trình và nâng sản lượng trở lại, sau khi cắt giảm mạnh hơn dự tính.

Trong bối cảnh giá dầu chìm sâu vào thị trường con gấu, OPEC hiện đang cân nhắc đảo ngược lộ trình sang cắt giảm sản lượng.

Hôm Chủ nhật (11/11), một ủy ban đại diện cho OPEC và các đồng minh cho biết, khả năng rơi vào tình trạng dư cung có thể buộc nhóm OPEC+ cân nhắc sử dụng chiến lược mới để cân bằng thị trường. Ngày kế đó, Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út, Khalid al Falih, cho biết các thành viên OPEC cho biết cần phải cắt giảm sản lượng tới 1 triệu thùng/ngày dựa trên kết quả phân tích kỹ thuật.

Trong tháng 10/2018, tổng sản lượng của OPEC tăng thêm 127,000 thùng/ngày lên 32.9 triệu thùng/ngày, dựa trên nguồn tin độc lập.

Ả-rập Xê-út đã nâng sản lượng thêm 127,000 thùng/ngày lên 10.6 triệu thùng/ngày trong tháng 10/2018, dựa trên cả số liệu độc lập và dữ liệu của Ả-rập Xê-út.

Điều này là rất đáng chú ý vì mức sản lượng dầu của Ả-rập Xê-út thấp hơn mức mà họ đưa ra. Tháng trước, ông Falih cho biết, Ả-rập Xê-út sẽ bơm 10.7 triệu thùng/ngày, gần mức kỷ lục xác lập trong tháng 11/2016 ngay trước khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng bắt đầu từ tháng 1/2017.

Chính quyền Donald Trump gây áp lực lên nhà sản xuất hàng đầu OPEC, Ả-rập Xê-út, để họ nâng sản lượng trước cuộc họp tháng 6/2018. Nhà Trắng đang phụ thuộc vào Ả-rập Xê-út để bù đắp cho tác động từ lệnh trừng phạt lên Iran – nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC và là đối thủ cạnh tranh của Ả-rập Xê-út trong khu vực.

Hôm thứ Hai (12/11), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết trên Twitter rằng: “Hy vọng là Ả-rập Xê-út và OPEC sẽ không cắt giảm sản lượng dầu. Giá dầu nên giảm thêm dựa trên nguồn cung hiện nay!”. Ông Trump đã nhiều lần chỉ trích OPEC trên Twitter trong năm nay.

Sản lượng của Iran giảm hơn 150,000 thùng/ngày trong tháng giảm thứ hai liên tiếp và giờ ở mức 3.3 triệu thùng/ngày, dựa trên nguồn thông tin độc lập. Iran không hề công bố số liệu của họ trong tháng này.

Chỉ riêng các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) tăng sản lượng mạnh hơn Ả-rập Xê-út trong tháng 10/2018, nâng sản lượng thêm 142,000 thùng/ngày. Libya, Angola và Qatar cũng góp phần vào đà tăng.

Sản lượng dầu của Venezuela tiếp tục suy giảm giữa lúc nền kinh tế này đang rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng, sản lượng giảm 40,000 thùng/ngày xuống dưới mức 1.2 triệu thùng/ngày.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dầu tăng hơn 1 USD/thùng trước triển vọng nguồn cung khan hiếm hơn

Giá dầu tăng hơn 1 USD/thùng vào ngày thứ Năm (28/03), sau khi giàm 2 phiên liên tiếp, nhờ triển vọng nguồn cung do liên minh sản xuất OPEC+ dự kiến sẽ duy trì lộ...

Giá xăng RON 95-III tăng 530 đồng lên 24,810 đồng/lít

Từ 15h chiều 28/3, giá xăng E5RON 92 tăng 410 đồng/lít, xăng RON 95-III tăng 530 đồng/lít; giá 2 loại dầu giảm 320 và 390 đồng/lít/kg, dầu mazut tăng 50 đồng/kg.

Dự thảo điều hành giá xăng: Siết quy định về kho, bể chứa xăng dầu

Tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số quy định trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đề xuất siết quy định cho thuê, mượn kho chứa...

Dầu giảm 2 phiên liên tiếp khi dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Tư (27/03), khi dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 26/3/2024 về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện...

Dầu Brent lùi nhẹ về gần 86 USD/thùng

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Ba (26/03), khi nhà đầu tư đánh giá tác động của các cuộc chiến tranh ở Đông Âu và Trung Đông đối với bức tranh...

Dầu tăng hơn 1.5% sau khi Nga cắt giảm sản lượng để đáp ứng mục tiêu của OPEC+

Các hợp đồng dầu thô tương lai tăng mạnh vào ngày thứ Hai (25/03), khi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine làm gián đoạn công suất lọc dầu...

Dầu thô có dễ ‘hết thời’?

Thế giới đang sử dụng nhiều dầu thô hơn bao giờ hết và nhu cầu nhiên liệu hóa thạch này có thể tăng vượt kỳ vọng trong năm nay. Các nhà lãnh đạo ngành dầu khí toàn...

Dầu lùi nhẹ chờ kết quả đàm phán ngừng bắn ở Gaza

Giá dầu giảm vào ngày thứ Sáu (22/03) và gần như đi ngang trong tuần, khi khả năng ngừng bắn ở Gaza làm suy yếu giá dầu thô. Trong khi đó, cuộc chiến ở châu Âu và...

Dầu giảm nhẹ khi nhu cầu xăng tại Mỹ yếu hơn

Giá dầu giảm nhẹ vào ngày thứ Năm (21/03), chịu áp lực bởi dữ liệu nhu cầu xăng tại Mỹ yếu hơn.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98