Việt Nam đạt mức thặng dư thương mại 7,4 tỷ USD trong 11 tháng

12/12/2018 21:15
12-12-2018 21:15:00+07:00

Việt Nam đạt mức thặng dư thương mại 7,4 tỷ USD trong 11 tháng

Tính chung 11 tháng, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt mức thặng dư 7,4 tỷ USD, cao hơn 600 triệu USD so với số liệu mà Tổng cục Thống kế công bố trước đó.

Tính đến hết tháng 11, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 223,72 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo số liệu mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 11 tháng năm 2018 đạt 440 tỷ USD, tăng 13,3%, tương ứng tăng 51,76 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2017.

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 288,5 tỷ USD, tăng 13,2% (tương ứng tăng 33,76 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 151,53 tỷ USD, tăng 13,5% (tương ứng tăng 18 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2017.

Cũng trong 11 tháng năm 2018, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước đạt mức xuất siêu 7,4 tỷ USD, cao hơn mức xuất siêu 6,8 tỷ USD mà Tổng cục Thống kê đã công bố vào cuối tháng 11/2018.

Cụ thể hơn, về xuất khẩu, tính đến hết tháng 11 năm 2018 tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 223,72 tỷ USD, tăng 14,5%, tương ứng tăng 28,33 tỷ USD so với cùng thời gian năm 2017.

Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất trong 11 tháng đầu năm 2018. Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong đó, điện thoại và linh kiện vẫn là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng qua, với kim ngạch 46,2 tỷ USD, cao hơn gần 5 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Đứng thứ hai là hàng dệt may với kim ngạch xuất khẩu đạt 27,7 tỷ USD, tăng trên 4 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2017. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm ngành xuất khẩu lớn thứ ba, với kim ngạch đạt gần 27 tỷ USD.

Tiếp theo là máy móc thiết bị, giày dép, gỗ, thủy sản, phương tiện vận tải, máy ảnh, sắt thép... cũng đều đạt kim ngạch trên 4 tỷ USD và đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái.

Về nhập khẩu, tính đến hết tháng 11/2018, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 216,31 tỷ USD, tăng 12,1% (tương ứng tăng 23,43 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2017.

Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất trong 11 tháng đầu năm 2018. Nguồn: Tổng cục Hải quan

Ngành hàng mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất trong 11 tháng qua là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, với kim ngạch nhập khẩu đạt 38,6 tỷ USD. Đứng thứ hai, thứ ba là máy móc thiết bị và điện thoại, với kim ngạch nhập khẩu đạt lần lượt là 30,6 tỷ USD và 14,4 tỷ USD.

Duyên Duyên

VNEconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98